27.10.14

Đãng CSVN bị đãng viên tố

Một Đảng Viên Cộng Sản kỳ cựu lão thành ở Hà Nội, Nghệ Sĩ Tạ Trí Hải bày tỏ về Chủ Nghĩa Công Sản tại Việt Nam rất hay! Click vào link này https://www.youtube.com/watch?v=lgCejLi8jH8

16.10.14

Thay nội tạng

Thay nội tạng Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc. Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim. Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm : - Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ? - Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm. - Sao hiếm ? - Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi. Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu… nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm : - Cái này nó hiếm nên mắc phải không ? - Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt ! - Tốt ra sao ? - Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi Ông nhà giàu mua cái bao tử đó. Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay : - Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ? - Nị khéo chọn ghê! Cái này không những hiếm, tốt mà lại còn mới! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó không xài tới nên còn mới ! CĐ LBP

6.10.14

Hà nội sau ngày di cư vào nam

Hà nội sau ngày di cư 1954 Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi: “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?” Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười: “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi,...nữa là bác!” Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển,” vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ Cộng Sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn,” mà đi tìm tự do, trở thành “thuyền nhân,” đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau. Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những dòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư. Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người Cộng Sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài. Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt. Cộng Sản, chưa lộ mặt là Cộng Sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là...Vẹm! Khi họ “tiếp quản” Hà Nội, tôi đang ở Hải Phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tàu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp Ðịnh Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “tổng tuyển cử “ thống nhất. Ai ngờ Cộng Sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam! Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học. Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải Phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang “et xăng” về bán. Những toa tàu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tàu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ... Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung Quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ Cộng Sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ...tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép). Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách “mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội,” sau này có tên là “nón cối.” Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên,” người Bắc gọi là “dép lốp,” ghi vào lịch sử thành “dép râu.” Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến,” biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng.” Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi,” quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng. Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, tú tài 2, cùng một số “lớp chín hậu phương,” năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm.” Số học sinh “lớp chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức hiệu đoàn,” nhận “chỉ thị của thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng...đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, hiệu đoàn “kiểm tra,” lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi,” lời hô khẩu hiệu “quyết tâm,” và “phát biểu của bí thư thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là ...” cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường,” tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an,” thế là hết, gia tài của tôi! Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp,” “sổ hộ khẩu,” “tem, phiếu thực phẩm,” “lao động nghĩa vụ hàng tháng.” Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường,” miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu,” ...đi tù! Tết đầu tiên sau “tiếp quản,” còn được gọi là “sau hòa bình lập lại,” Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhàu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở,” từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm.” Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại.” Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam,” để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu.” Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua,” thành “tề ngụy,” hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán,” chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập.” “Chỉ thị Ðảng và Ủy Ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó,” từ thành thị đến “nông thôn.” Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể.” Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương,” chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất.” Du kích, công an rình mò, “theo dõi,” “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa. Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ.” Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản,” vẫn là “đối tượng của cách mạng.” Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào!” Giáo Sư Trương Văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập,” đã nhày lầu, tự tử. “Tư sản Hà Nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức,” nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình,” coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ,” còn thì “kiểm kê,” đánh “thuế hàng hóa,” “truy thu,” rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!” Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông,” “chuẩn bị thật tốt,” nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo,” “vận động tốt,” con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp,” “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với đảng, hiếu với dân ...” là vậy! “Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác,” “làm ăn tập thể,” ruộng đất lại thu hồi về “Cộng Sản.” “Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về XÃ hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối,” nói những gì đảng nói. Nói dối để sống còn, “đàn áp,” lâu rồi thành “nếp sống,” cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ. Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?” Bạn trả lời: “I'm fine, thank you.” Ở miền Bắc, thời đại Hồ Chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!” Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng,” được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to: “Chế độ ta tươi đẹp.” Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất,” người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất!” Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác.” Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí!” Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình.” Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước. Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!” Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre theo “định mức chỉ tiêu.” Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột,” nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm. Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản,” có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của đảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết. Phố Nguyễn Công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn.” Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản,” không “tiến bộ,” nen không có ngày về...! Ba tháng “kỷ luật,” Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi cổng trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ tình nghệ sĩ ! Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong,” “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động,” nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì đảng ...nói dối! Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ,” “âm mưu lật đổ chính quyền,” trở thành người “Hà Nội di cư,” 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu,” “tạm trú tạm vắng.” “Kinh nghiệm bản thân,” “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ,” số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển. Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tàu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn. Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam.” Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị. miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây,” bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!” “Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...! Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!” Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài Gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi....,” dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên. Năm 44 tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ “Hanoi năm xưa. Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần,” lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị,” nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước.” Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp,” “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ! Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa Kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội,” còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản xụp đổ rồi. Cộng Sản Việt Nam bây giờ “đổi mới.” Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i.” Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i,” dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình.” Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ,” đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại.” Ôi! “Ðỉnh cao trí tuệ,” một mớ danh từ..

5.10.14

Đảng CSVN :Đổi phân người để lấy phiếu gạo

Chủ nghĩa Cộng sản: phân người và Gạo .. Cơm Nợ Cứt Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu. Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông." Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./ Phạm Thế Việt

2.10.14

36th Thư gởi quân đội nhân dân.

*** Thư số 36 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Phạm Bá Hoa ****** Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, cho Dân Tộc, trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương cội nguồn của tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự. Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. Với thư này, tôi tổng hợp một số bản tin trong nước lẫn hải ngoại, giúp Các Anh nhận ra số công nhân Trung Hoa lục địa mà tôi gọi là công nhân Trung Cộng trên đất Việt Nam, và thử ước tính mức độ nguy hại của họ trong trường hợp tình hình căng thẳng, thậm chí là xung đột giữa hai nước Việt - Trung. Thứ nhất. 10 dự án do Trung Cộng xây dựng. Tháng 4/2014, Viện Nghiên Cứu Cơ Khí thuộc Bộ Công Thương công bố thống kê, theo đó thì Trung Cộng đang xây dựng 15 (trong số 20) công trình nhiệt điện. Ngoài ra, còn có 24 công trình xi măng, nhưng tài liệu không nói rõ con số mà chỉ nói Trung Cộng là tổng thầu. Một tài liệu của Ủy Ban Tài Chánh và Ngân Sách Quốc Hội công bố năm 2011, theo đó thì tính đến cuối năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu theo hình thức EPC về dầu khí, hóa chất, điện, và dệt kim, do nhà thầu Trung Cộng trúng thầu. Trong số đó có 30 dự án trọng điểm quốc gia, mà những dự án điện lực trị giá hằng tỷ mỹ kim. Dưới đây là 10 dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu Trung Cộng thực hiện: 1. Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông. Đây là đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với số vốn đầu tư 552 triệu mỹ kim (MK). Thời gian xây dựng từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2013, nhưng chậm trễ phải đến cuối năm 2015 mới xong, trong khi số vốn phải tăng thêm 339 triệu MK, hay là tăng 63%. 2. Xa lộ Hà Nội - Hải Phòng dài 105 cây số, với vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng. Khởi công năm 2008 và dự trù hoàn thành vào tháng 10/2015. Nhưng chậm trễ, và nhà thầu không trả lời về thời gian đưa vào sử dụng. 3. Xa lộ Nội Bài - Lào Cai dài 245 cây số, ngang qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, với vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng. Khởi công từ tháng 9/2009, dự trù đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6/2014. Nhưng chậm trễ khoảng 2 năm, . 4. Bô xít Tây Nguyên. Ngày 1/11/2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167 phê duyệt thăm dò, khai thác, chế biến quặng bô xít trong thời gian 2007-2015, có xét đến năm 2025. Ngày 8/5/2009, Báo Financial Times cho rằng “dự án này nói lên tính phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc, và dự án này là một món quà của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi triều kiến Trung Quốc”. Ngày 18/5/2009, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và hơn 150 trí thức Việt Nam, đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi đảng Cộng sản và chánh phủ dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ngày 09/10/2010, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, cùng nhiều cựu lãnh đạo cấp cao và nhiều nhân sĩ, đã đồng loạt ký đơn thỉnh nguyện gởi Bộ Chính Trị, Thủ Tướng, và Chủ Tịch Quốc Hội, yêu cầu ngưng ngay dự án Boxit Tây Nguyên. Đơn thỉnh nguyện này lần lượt có chữ ký của 2000 vị cựu lãnh đạo và trí thức. Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư, và nhà thầu Chalieco của Trung Cộng là đơn vị tổng thầu. Nhà máy Tân Rai khởi công năm 2008, và nhà máy Nhân Cơ khởi công năm 2010. Nhà máy Tân Rai hoạt động từ tháng 9/2013, dự trù trong 3 năm đẩu lỗ khoảng 460 tỷ đồng, trong khi nhà máy Nhân Cơ sẽ lỗ khoảng 3.000 tỷ đồng trong 6 năm đầu. 5. Nhà máy gang thép Lào Cai. Khởi công tháng 4/2008, do Công ty TNHH Khoáng sản & Luyện Kim Việt-Trung làm chủ đầu tư, và Công ty TNHH Côn Minh Trung Cộng trúng thầu. Dự trù khai thác qua 3 giai đoạn tính chung từ năm 2008 đến 2015, nhưng năm 2012 bắt đầu trì trệ vì một nhà thầu phụ cũng của Trung Cộng đã bỏ trốn sau khi nhận tiền hợp đồng, để lại khoản nợ cho Việt Nam là 5.000 tỷ đồng. Điều lạ là nhà tổng thầu không chịu trách nhiệm. 6. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 tại Trà Vinh, do EVN làm chủ đầu tư. Công trình dự trù góp phần phát triển điện lực toàn quốc trong giai đoạn 2006 - 2015 , xét đến năm 2025 và được Thủ Tướng phê duyệt. Tổng vốn đầu tư dự án gần 1 tỷ 600 triệu mỹ kim. Trong số vốn này có đến 85% là vốn vay của Ngân Hàng Xuất Nhập khẩu Trung Cộng. Dự án do nhà thầu Trung Cộng Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu EPC. Khởi công năm 2010, và dự trù vận hành vào tháng 11/2014. Có thể không chậm trễ. 7. Nhiệt điện Mông Dương 2 tỉnh Quảng Ninh với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ mỹ kim..Thời gian khởi công năm 2011, dự trù hoàn tất năm 2015. Sau 25 năm khai thác, sẽ giao cho Việt Nam. Dự án này vừa tăng thêm 550 triệu mỹ kim, hay là 55%. Dự án do Tập đoàn Posco Power và tập đoàn đầu tư Trung Cộng thực hiện. 8. Nhà máy thủy điện sông Bung 4 tỉnh Quảng Nam, do Công ty cổ phần tư vấn Xây Dựng Điện 1 (thuộc EVN), và nhà thầu Trung Cộng thực hiện. Khởi công từ tháng 6/2010, dự trù hoàn thành vào năm 2015. Cuối năm 2013, do đưa công nhân Trung Cộng vào Việt Nam mà chưa có giấy phép làm việc, nên nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted bị phạt 570 triệu đồng. 9. Golden Westlake là khu chung cư với 2 toà nhà 23 tầng tại Hà Nội, do công ty TNHH Hà Việt-Tung Shing là chủ đầu tư. Khởi công cuối năm 2005, dự trù hoàn thành vào năm 2007. Nhưng, chủ dự án gặp nhiều rắc rối khi xây dựng khu biệt thự sát bên khu chung cư đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 gia đình chung quanh, làm các căn nhà này bị sụt, lún, nứt, xô nghiêng... Một số chủ gia đình đã đưa nội vụ ra tòa, và phải trả tiền bồi thường lên đến 500 triệu đồng. 10. Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu tỉnh Hải Dương. Tháng 8/2013, tỉnh Hải Dương cho biết, Tập đoàn Crystal của HongKong sẽ đầu tư khoảng 425 triệu mỹ kim vào dự án dệt Pacific Crystal, và 120 triệu mỹ kim vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng khoảng hơn 70 mẫu tây đất trong khu công nghiệp Lai Vu. Cả hai dự án có số công nhân lên đến 22.900 người. Thứ hai. Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tình. Vũng Áng là khu kinh tế trong khu đô thị Vũng Áng, và khu kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. Thành lập từ tháng 4/2006, với diện tích 227 cây số vuông sát chân dãy Hoành Sơn, gồm các xã Kỳ Nam (dưới chân Đèo Ngang), Kỳ Phương, Kỳ Lợi (có Mũi Ròn Mẹ và Mũi Ròn Con), Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà, và Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh. Toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng bao bọc hai bên quốc lộ 1, chiếm hai phần ba chiều dài quốc lộ 1 đoạn từ Đèo Ngang đến ranh huyện Cẩm Xuyên. Tổng số công nhân lên đến 30.400 người, trong số đó có 980 lao động của chủ đầu tư, và 3.200 công nhân Trung Cộng do nhà thầu trực tiếp tuyển vào. Điều mà dư luận từ người dân đến các tổ chức xã hội dân sự quan tâm hơn hết là vấn đề an ninh. Khu kinh tế Vũng Áng là một trong những vị trí trọng yếu bậc nhất về mặt quân sự, vì lãnh thổ Việt Nam với dạng hình cong chữ S theo chiều nam bắc khoảng 1.500 cây số tính theo đường chim bay, hai đầu phình ra và eo thắt ở giữa. Bề ngang lãnh thổ theo chiều Đông Tây: Nơi rộng nhất của Miền Bắc khoảng 600 cây số là từ A-pa-chài đến Móng Cái. Miền Nam rộng nhất khoảng 370 cây số là từ Hàm Tân đến Hà Tiên, nơi eo thắt ở Miền Trung là Đồng Hới, từ bờ biển vào đến biên giới Việt-Lào chỉ có 37 cây số. Đã eo thắt, lại là vùng núi non hiểm trở, nên người dân chỉ sinh sống trên dãi đất hẹp dọc theo bờ biển. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, phân tách: “Vị trí Vũng Áng đối diện với đảo Hải Nam ngoài khơi, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng xong cảng Vũng Áng mà bên đảo Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, có thể nói, lúc ấy Vịnh Bắc Việt trở thành cái ao của Trung Quốc, và khi nó ngăn cản sự vận chuyển đường hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì điều gì xảy ra? Ngoài ra, nó còn là nguy cơ về quốc phòng nữa, vì từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 cây số, và khi có vấn đề gì thì làm sao phòng thủ được, khi Trung Quốc từ bên Lào tràn qua Vũng Áng chỉ 50 cây số đường bộ là họ cắt đôi Việt Nam rồi!” 10.000 công nhân Trung Cộng sắp đến Vũng Áng? Theo báo VietnamNet, trong tháng 6 và 7/2014, “hơn 30 nhà thầu thực hiện dự án của Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động ngoại quốc”. Báo này dẫn nguồn tin từ nhân vật giấu tên nói rằng, "trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới là Trung Quốc. Một trong các lý do sử dụng nhiều lao động Trung Quốc là vì đại đa số các nhà thầu là người Trung Quốc. Chẳng những thế, có những công ty Việt Nam cũng đặt vấn đề xin tuyển lao động Trung Quốc nữa”. Vẫn theo VietnamNet, "trong số hơn 10.000 công nhân ngoại quốc sắp tới Vũng Áng, có từ 6.000 đến 7.000 công nhân làm việc cho Formosa". Ngày 26/8/2014, bản tin của đài BBC cho biết “Có thể có 10.000 lao động Trung Quốc sắp vào làm việc cho tập đoàn Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng”. BBC đã liên lạc với các lãnh đạo Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vũng Áng để xác nhận tin trên, nhưng tất cả đều từ chối trả lời. Ngày 27/8/2014, theo bản tin của Vietinfo thì Ông Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Với báo cáo của Formosa và các nhà thầu thì đề nghị đưa 8.400 công nhân vào làm việc trong “gói thầu” của Formosa là công nhân Trung Quốc. Trong đó, hai gói thầu lớn là lò cao số 1 và số 2 cần đến khoảng 2.000 công nhân”. Ông Thuận cho biết thêm: “Nguyên tắc là tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm luật pháp Việt Nam. Trong tổng số gần 10.000 người, chuyên gia chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông. Công nhân Trung Quốc tại Vũng Áng rất đông, chỉ riêng xây dựng hai lò cao số 1 và số 2 đã cần khoảng 2.000 người. Vì các nhà thầu nói rằng, trên thế giới chỉ có Trung Quốc mới xây dựng được lò cao luyện thép nên phải để lao động của họ làm”. .”. Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản ý Khu Tinh Tế Hà Tĩnh cho biết: “Đợt tuyển gần 10.000 lao động này, ban đầu các nhà thầu đã thông báo tuyển dụng đúng theo luật Lao Động Việt Nam, không phân biệt lao động trong hay ngoài nước. Nhưng lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như năng lực, nên không được tuyển”. Ngày 29/8/2014, ông Vương Văn Tường, Trưởng đại diện Formosa Hà Tĩnh, cho báo Đất Việt biết: “Sau cuộc biểu tình bạo động hồi tháng 5/2014, tính tới ngày 25/8/2014 số lượng công nhân trở lại làm việc tại Formosa là 24.000 người, trong đó có 1.900 người Trung Quốc. Dự trù đến cuối tháng 9/2014, tổng số lao động sẽ tăng lên khoảng hơn 30.000 người, trong số đó có hơn 5.000 công nhân Trung Quốc tại Vũng Áng. Về nguồn tin hơn 10.000 công nhân Trung Quốc sắp đến Vũng Áng là do ông Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng Phòng lao động và phát triển nhân lực thuộc Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh công bố: “Theo yêu cầu của công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 10.000 công nhân nước ngoài, mà trong đó có đến 90% là công nhân Trung Quốc đến làm việc tại Formosa”. Trước những tin tức loan truyền từ các cơ quan truyền thông ngoại quốc bằng Việt ngữ, cộng với những tin tức trên các trang Blog trong nước, liên quan đến nguồn tin Trung Cộng sắp đưa 10.000 công nhân vào khu kinh tế Vũng Áng, Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, khẳng định: "10.000 lao động Trung Quốc vào Vũng Áng (Hà Tĩnh) là làm đúng quy trình". Tóm tắt về 10.000 công nhân Trung Cộng tại Vũng Áng: “Báo VietnamNet loan tin, Formosa xin tuyển 11.000 công nhân mà hơn 90% là tuyển từ Trung Cộng. Đài BBC trong bản tin ngày 26/8/2014 cho rằng có thể có 10.000 công nhân Trung Cộng làm việc cho Formosa. Ngày 27/8/2014, Ông Nguyễn Đức Thuận -Trưởng Phòng xuất nhập cảng Hà Tĩnh- cho biết, trong số 10.000 người nói trên, có khoảng 10-15% là chuyên gia, còn lại là công nhân. Trong khi ông Hồ Anh Tuấn -Trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh- thì các nhà thầu tôn trọng luật lao động Việt Nam, nhưng vì công nhân Việt Nam không có khả năng nên họ tuyển từ Trung Cộng. Ngày 29/8/2014, theo ông Vương Văn Tường -đại diện Formosa- dự trù đến cuối tháng 9/2014, Vũng Áng có khoảng 30.000 công nhân, hơn 5.000 trong số đó là công nhân Trung Cộng. Nhưng bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, khẳng định: “10.000 công nhân Trung Cộng vào Vũng Áng là đúng qui trình”. Xin trích bài viết trong CAFEF online trên trang dưới tên “Đột nhập đại công trường Formosa”, để có thêm nét nhìn về cái hào vừa rộng vừa sâu bên ngoài bức tường rào của Formosa, nơi mà vị đại diện Formosa nói là hơn 5.000 công nhân Trung Cộng làm việc trong đó. Và đây là bài viết: “Không chỉ những ai đã từng qua lại quốc lộ 1A, đoạn ngang qua Khu Kinh Tế Vũng Áng, mà ngay cả không ít người dân Hà Tĩnh, cũng đều chung cảm giác ngạc nhiên về mức độ qui mô của dự án Formosa. Nhiều câu hỏi đặt ra về an ninh quốc phòng đối với dự án trên một vùng đất rộng lớn ngay vùng eo thắt của lãnh thổ Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, chỉ cái hàng rào cũng khiến người ta ngạc nhiên với đôi mắt tròn xoe. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 mẫu tây được xây bức tường rào bao quanh cao chừng 5 thước. Khoảng 2/3 chiều cao của tường rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường rào. Bên ngoài là một con kinh nhân tạo rộng chừng 30 thước, chạy bao quanh hàng rào. Họ đã bỏ ra hơn 1 tỷ mỹ kim để san lấp mặt bằng khu đất dự án. Cát được hút lên từ biển để nâng cao toàn bộ mặt nền trung bình là 3 thước, có nơi cao đến 15 thước. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy bên trong hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm thì đèn điện sáng trưng như phố”. Từ góc nhìn quân sự, Các Anh có đồng ý với tôi rằng: “Mức độ kiên cố của bức hàng rào, cộng với con kênh đào bên ngoài, có phải là thực hiện quan niệm phòng thủ của một căn cứ quân sự không? Mà tại sao khu kinh tế lại phòng thủ như căn cứ quân sự vậy? Nếu là chống kẻ trộm thì đâu cần đến “bức tường rào chắn đạn với cái hào sâu làm chướng ngại ngăn chận quân tấn công từ bên ngoài”. Cho dù một phần trong khu kinh tế Vũng Áng có trở thành khu tự trị người Tàu trên đất Việt hay không, tôi vẫn thấy khó hiểu về quyết định của lãnh đạo Việt Cộng khi chấp nhận biến vùng lãnh thổ nhỏ hẹp này trở thành khu kinh tế mà hầu hết là công dân Trung Cộng “làm việc”, như một vùng đất tách biệt khỏi hai bên lãnh thổ Nam Bắc Việt Nam. Thứ ba. Vẫn là công nhân Trung Cộng tại Việt Nam. Ngày 1/3/2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, rằng: “Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến rồi biến thành các làng mạc, thị trấn riêng biệt của họ... Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết....”. “Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc, có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1… Các công ty khác cũng của Trung Quốc đã tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng (Nghệ Tĩnh) và Kiên Lương (Kiên Giang) trị giá tới 2 tỷ đôla, đã ký hợp đồng với Việt Nam hồi tháng 7/2010. “Dự án thủy điện Sông Tranh 2 ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc. Khởi công từ tháng 3/2006, với tổng mức đầu tư lên đến 5.200 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ phát điện vào năm 2010, nhưng tới ngày 7/1/2011 mới khánh thành máy số 1. Đáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc đem công nhân vào Việt Nam đảm trách tất cả mọi việc, kể cả công nhân vệ sinh”. Ngày 31/8/2011 (trang Bauxite online). Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit” từ 2007 đến 2015 và xét đến 2015, đế quốc Trung Quốc đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn dọc theo biên giới. Vậy là họ tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm, có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ tổ quốc khi bị Trung Quốc tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1.300.000 người lao động Trung Quốc. Bọn chúng được các “đồng chí” tại địa phương sắp xếp rãi khắp mọi miền đất nước, đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp lãnh thổ Việt Nam. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!” Ngày 18/6/2012, phóng viên Thanh Quang đài Á Châu Tự Do có bài phóng sự về công nhân Trung Cộng trên đất Việt. Bắt đầu như một lời than: “Tâm trạng người dân Việt Nam trong nước có tinh thần dân chủ tự do luôn khắc khoải và bất an cho vận nước, bởi rừng đầu nguồn trọng yếu của tổ quốc bị Trung Hoa đưa dân (hay quân) thuê mướn hàng loạt và dài hạn. Vùng đất đầu nguồn là “xương sống của quê hương” bị họ án ngữ theo sự mời gọi của lãnh đạo đáng với nhà nước đã cho họ khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nhiều công trình trọng yếu được lãnh đạo nhà nước cho người Trung Hoa trúng thầu, nền kinh tế nước nhà bị họ lũng đoạn, biển cả của tổ tiên bị Trung Quốc lấn chiếm…, và mới đây, người dân lại càng bất an trước tình trạng người phương Bắc dưới dạng “doanh nhân” tới “an nhiên nuôi cá” ở Vũng Rô, thậm chí ngay tại cảng chiến lược trọng yếu Cam Ranh nữa. Chưa hết, hiện nay tại Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Hoa”. Hãy nghe ông Nguyễn Đại Nghĩa, Phó chánh văn phòng Sở Lao Động thành phố Hải Phòng bị đại diện công nhân nêu câu hỏi: “Vì sao thành phố cho phép hằng ngàn lao động người Tàu vào Việt Nam làm công nhân như đào đất, phụ hồ, quét dọn, ... nói chung là những công việc này lao động Việt Nam không được thuê mướn trong khi công nhân thất nghiệp lang thang đầy đường?” Ông Nghĩa trả lời như không có gì phải quan tâm: “Ta phải đáp ứng nhu cầu nhà thầu, vì chủ trương của thành phố là luôn luôn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nên phải tạo điều kiện dễ dàng cho người ta”. Ngày 28/11/203, (bào Dân trí) trong khi Quốc Hội đang thảo luận dự thảo Luật Xuất Nhập Cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các đại biểu Quốc Hội nêu lên một vấn đề rất lo ngại là lao động ngoại quốc mà đông nhất là từ Trung Cộng, tràn ngập vào Việt Nam và lập làng lập xóm lập phố ở một số địa phương, Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu: “Đã có nhiều chục ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu, như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng. Nói là lao động nước ngoài nhưng ai cũng biết đó là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Mũi Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương là một ví dụ. Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép cũng như không được cấp phép, nên rất khó kiểm soát.....” Tóm tắt công nhân Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Cơ Khí/Bộ Công Thương, và của Ủy Ban Tài Chánh Ngân Sách Quốc Hội, đã có 74 dự án lớn mà hầu hết đều do các nhà thầu Trung Cộng thực hiện, tuy không đầy đủ nhưng ít ra công nhân Trung Cộng cũng có mặt tại các tỉnh, như sau: “Nhiệt điện tại Quảng Ninh, nhà máy xi măng tại Ninh Bình, đường sắt tại Hà Đông, xa lộ Hà Nội - Hải Phòng, xa lộ Hà Nội - Lào Cai, nhà máy gang thép Lào Cai, khu chung cư tại Hà Nội, nhà máy dệt và may tại Hải Dương, thủy Diện tại Quảng Nam, nhà máy bô xít Đắc Nông và Lâm Đồng, nhà máy xi măng tại Tây Ninh, nhà máy nhiệt điện tại Trà Vinh, Kiên Giang, và Cà Mau, khu kinh tế tại Bình Dương, Đông Đô Đại Phố tại Bình Dương, khu kinh tế tại Biên Hòa. Thuê đất tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam, Long An, ..v..v.. Vậy, Các Anh thử ước tính, nếu mỗi dự án trung bình có 500 công nhân Trung Cộng, thì 74 dự án cũng gần 40.000 công nhân Trung Cộng, cộng thêm với 10.000 công nhân Trung Cộng tại Vũng Áng. Dĩ nhiên là công nhân Trung Cộng không phải chỉ có ngần này, mà còn có mặt tại các khu kỹ nghệ và khu kinh tế khác nữa, vì tài liệu của Viện Kiến Trúc & Quy Hoạch/Bộ Xây Dựng (trong Wikipedia) cho biết: “Tính đến tháng 2/2011, Việt Nam có 256 khu kỹ nghệ và 20 khu kinh tế tại 62 tỉnh và thành phố. Mục tiêu phát triển hướng đến năm 2020”. Chỉ với con số công nhân Trung Cộng trên đây thôi, Các Anh có nghĩ đến những hậu quả từ số công nhân Trung Cộng không? Chẳng hạn như “liệu trong số đó có bao nhiêu người cầm súng khi tình hình căng thẳng giữa Việt Cộng với Trung Cộng vượt khỏi tầm kiểm soát? Hoẵc tất cả đều cầm súng? Một cách nghĩ khác như một giả thuyết: “Nếu tình hình Biển Đông căng thẳng do Trung Cộng giành lấy tài nguyên, trong khi áp lực quốc tế đè nặng lên Trung Cộng, liệu số công nhân Trung Cộng có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, có đứng lên làm cuộc lật đổ nhóm cầm quyền hiện nay để đưa nhóm tay sai tín cẩn lên cầm quyền, lúc ấy Trung Cộng thản nhiên tung hoành Biển Đông vì lãnh đạo Việt Cộng là tay sai của Trung Cộng nên phải im lặng? Kết luận. Với phương tiện truyền thông ngày nay, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh phải suy nghĩ ....Thời cơ ngay trước mặt rồi Các Anh à ... Hãy nhanh lên, để kịp hòa nhập cùng 90 triệu đồng bào làm nên lịch sử, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam: Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. Và hãy nhớ: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. Tháng 10 năm 2014 ********.

Thư gởi quân đội nhân dân

Thư số 35 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. ****** Phạm Bá Hoa Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưnglinh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự. Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. Nội dung thư này, tôi tổng hợp các nguồn tin tức khác nhau, liên quan đến hối lộ trong vụ Việt Nam “in tiền polymer tại Australia”. Thứ nhất. Tư Pháp Australia và vụ hối lộ in tiền Polymer. Ngày 29/7/2014, tổ chức Wikileaks đưa lên internet vụ công ty Securency International hối lộ cho các quốc gia -trong đó có Việt Nam- để được hợp đồng in tiền Polymer. Theo đó, “ngày 19/6/2014, ông Hollingworth, Thấm Phán Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria, Australia, căn cứ theo thủ tục pháp lý khi phổ biến một văn kiện đối với 14 vị cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia, Indonesia, và Việt Nam”. Xin trích hai điều liên quan: “2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau đây: Bảy vị lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia. Ba vị lãnh đạo trong chánh phủ Indonesia. Bốn vị lãnh đạo của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tất cả đều ghi tên từng vị cùng với chức vụ theo từng thời gian, nhưng trong điều 2 này, tôi trích riêng các vị lãnh đạo Việt Cộng, là: - Ông Trương Tấn Sang , Chủ Tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011). - Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006). - Ông Lê Đức Thúy, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc gia (2007-2011), trước đó là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (1999-2007). - Và ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001- 2011)”. “5. Mục đích của lệnh tòa là để ngăn chận thiệt hại cho bang giao quốc tế của Úc, có thể bị gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hại tiếng tăm của cá nhân được đề cập, mà không phải là đối tượng của cáo buôc trong các thủ tục tố tụng”..... Các Anh hãy đọc lại lần nữa để nhận ra “lệnh cấm phổ biến...” của Tối Cao Pháp Viện Victoria. Điều đó được hiểu là 4 ông lãnh đạo Việt Cộng có liên quan đến vụ nhận hối lộ của công ty Securency International để ký hợp đồng giao cho công ty này in tiền Polymer cho Việt Nam. Theo lời lẽ trong văn kiện của ông Thấm Phán Hollingworth, trong một mức độ nào đó, tôi tin là cả 14 vị của 3 quốc gia đều có liên quan đến những vụ án hối lộ in tiền Polymer tại Australia. Nhưng vì thể diện trong bang giao quốc tế, nên ông ra lệnh ngăn cấm phổ biến tin tức này. Vô tình, chính cái văn kiện ngăn cấm ấy lại phơi bày cái xấu xa của những người lãnh đạo đáng khinh bỉ đó được loan đi khắp thế giới. Nếu không liên quan, ắt hẳn các vị lãnh đạo có tên trong văn kiện đó, còn chờ gì nữa mà không kiện Tối Cao Pháp Viện Victoria đòi 1 đồng bạc danh dự. Ngày 7/8/2014, Bộ Ngoại Giao Việt Nam mời ông Đại Sứ Australia tại Hà Nội đến để trao Công Hàm với nội dung: “Việt Nam cực lực phản đối việc tòa án tối cao Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt, liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam, và yêu cầu Australia giải thích lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật”. Không biết Các Anh nghĩ sao, chớ tôi thì thấy lạ quá! “Bản chất độc tài, dối trá” lại đòi hiểu đúng sự thật! Mà cần gì tìm đâu xa, chỉ cần đọc phần thứ ba trong thư này là có ngay sự thật mà... Đại Sứ Australia đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, và cho biết chánh phủ Australia sẽ xem xét việc này. Và ngày 23/8/2014, trên trang Web của tòa đại sứ Australia, Đại sứ Hugh Borrowman cho biết: “Đây là vụ án kéo dài, phức tạp có đề cập tới danh tính của một số lượng lớn các cá nhân. Việc lệnh cấm đề cập tới tên các cá nhân không ám chỉ rằng họ có sai phạm. Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng các cá nhân được đề cập tên không khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt, không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency”. Vậy, tại sao có tên họ trong hồ sơ vụ án? Các Anh có thấy lạ không? Ông Julian Assange, người điều hành tổ chức Wikileaks, chuyên thu thập và phổ biến những tin tức loại mật và tối mật, đã gay gắt và mỉa mai chánh phủ Australia, nhưng câu cuối cùng của ông nói lên điều xấu xa của một số vị lãnh đạo Châu Á, trong đó có Việt Nam cộng sản: "Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích, tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc." "Khái niệm về "an ninh quốc gia" không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do "an ninh quốc gia" là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của Châu Á đến Châu Úc". Thứ hai. Tiền giấy polymer lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Mời Các Anh vào trang để biết qua tiền giấy Polymer do công ty Securency International in và chánh phủ Việt Nam phát hành ra sao nhé! Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân Hàng Nhà Nước lần lượt phát hành 6 loại tiền Polymer, và từ đó ngân hàng nhà nước chấm dứt in loại tiền giấy làm bằng cotton: Ngày 17/12/2003, phát hành loại tiền mới Polymer với 20 triệu tờ loại 50.000 đồng, và loại 500.000 đồng(lớn nhất từ trước tới nay). Ngày 1/9/2004, hành tiền giấy loại 100.000 đồng in trên giấy Polymer”. Ngày 1/7/2006, phát hành tiền mới loại 20.000 đồng, trong khi tiền giấy loại 20.000 đồng in bằng cotton đang lưu hành, vẫn có giá trị”. Ngày 30/8/2006, phát hành tiền giấy loại 10.000 đồngvà 200.000 đồng. Vậy là 6 loại tiền Polymer đã phát hành, riêng các loại từ 5.000 đồng trở xuống thì ngân hàng sẽ phát hành bằng tiền xu. Chính tiền Polymer in tại Australia, là nguồn gốc của vụ hối lộ mà báo chí ngoại quốc loan tải. Theo tác giả Nguyên Anh trong bài viết ngày 1/8/2014, nhận định: Chuyện cựu Thống Đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam là ông Lê Đức Thúy, đã nhận hối lộ hằng chục triệu mỹ kim của công ty in tiền Australia, để duyệt hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam, với sự tiếp tay của Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh, lâu nay đã chìm vào im lặng một cách đáng sợ”. Thứ ba. Nhìn lại vụ hối lộ in tiền Polymer. Năm 2002, công ty Securency International đã giành được hợp đồng in tiền Polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, bằng cách bắt mối với một công ty Việt Nam tại Hà Nội, nơi có con của cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam làm việc. Theo báo The Age: “.. Securency dùng các khoản hoa hồng lớn, trả cho đại diện giao dịch của các quốc gia có hợp đồng in tiền Polymer, dẫn đến những cáo buộc công ty này dùng tiền hối lộ để giành hợp đồng”. Các Anh đọc tiếp đoạn này mà tôi trích trong Wikipedia về ông Lê Đức Thúy, như sau: “Ngày 15/10/2006, báo chí Việt Nam đăng tải sự kiện bà Nguyễn Thị Việt Nhân, Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Kiên Giang, chất vấn ông Lê Đức Thúy 3 điểm: Thứ nhất.Vụ hối lộ trong dịch vụ in tiền Polymer ở Australia. Thứ hai. Vụ hóa giá nhà cho ông Thúy theo Nghị Định 61/CP với giá 472 triệu đồng, trong khi giá thị trường vào khoảng 10 tỷ đồng . Và thứ ba. Con trai ông Thúy là Lê Đức Minh liên quan đến vụ in tiền polymer”. Trong tài liệu không có phần trả lời của ông Thúy (có lẽ báo không được phép đăng), nhưng ít ra cũng có bà đại biểu của cử tri đặt vấn đề chánh thức tại diễn đàn Quốc Hội. Bản tin của đài BBC “Cảnh Sát Úc tìm thấy chứng cứ và đang điều tra vụ hối lộ 10 triệu Úc kim liên quan đến ông Lê Đức Thúy trong đợt in tiền Polymer. Như cách phân tích của báo The Age, người đọc có cảm tưởng từ Đại Tá Lương Ngọc Anh tới ông Lê Ðức Thúy và con trai của ông, trong vụ nhận hối lộ in tiền cho Ngân Hàng Nhà Nước, cũng có thể chỉ là những người trung gian đứng dàn xếp đầu cầu dịch vụ in tiền. Còn tiền hối lộ là 12 triệu Úc kim, hay ít nhất cũng là 10 triệu mỹ kim, được chuyển thẳng vào một số trương mục bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ, và cả ngân hàng một số nước không bị đánh thuế như Bahamas....” (Từ bài của Bà đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Việt Nhân, ngày 15/10/2006) Theo báo The Age ngày 26/1/2011: “Công ty in tiền Securency cũng đã trả hối lộ cho ông Lê Đức Thúybằng cách trả tiền học phí cho con ông tại một đại học tại Anh. (tài liệu từ ông Nick McKenzie và Richard Baker ngày 24/1/2011). Tôi nghĩ, nêu thật sự lãnh đạo Các Anh thanh liêm, trong sáng, không dính dáng đồng nào trong vụ Công Ty Securency đưa hối lộ cho phía Việt Nam, thì căn cứ các tài liệu trên đây trong Wikipedia mà đi kiện đài BBC và tờ báo The Age được rồi. Một nét nhìn chung, nếu trong sáng thanh liêm, thì làm sao Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng có tiền mua một cung điện tại Dubai với giá 120.000.000,00 mỹ kim(120 triệu MK) mà bản tin đài RFA ngày 14/4/2014 đã loan? Đài BBC ngày 4/7/2009 có bản tin “Tiền hối lộ quan chức Việt Nam được đưa vào tài khoản ở Thụy Sĩ”. Theo đó, Công ty Securency International (SI) trụ sở tại Melbourne, có hợp đồng in tiền cho 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với tiết lộ mới nhất có liên quan đến số tiền hối lộ trao tay cho khách hàng Việt Nam từ công ty Securency của Úc. Cảnh Sát liên bang Australia xác nhận với ngân hàng trung ương nước này rằng, họ đang điều tra cáo buộc công ty cung cấp vật liệu in tiền polymer Securency của Úc “hối lộ” cho khách hàng Việt Nam để giành hợp đồng in tiền”. Trang VnExpress trên Google.vn ngày 10/3/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc, đứng đầu văn phòng chánh phủ, xác nhận: “Ông Lê Đức Thúy, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia, bị cáo buộc có dính dáng tới tham nhũng trong vụ in tiền Polymer, sẽ vềhưu từ ngày 1/5/2011. Ông giữ vị trí này từ tháng 3/2008, và trước đó là Thống Đđốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 tới giữa năm 2007. Ngày 4/7/2011, Cảnh Sát liên bang Australia tiếp tục điều tra các tòng phạm trong vụ in tiền polymer cho Việt Nam,cho biết: “Rạng sáng 1/7/2011, Cảnh Sát đột kích vào nhiều ngôi nhà ở Melbourne (tiểu bang Victoria), bắt giữ 6 cựu giám đốc cao cấp của công ty Securency International và công ty NPA, với tội danh hối lộ liên quan đến các hợp đồng in tiền Polymer ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là 2 công ty chuyên in tiền Polymer cho hơn 30 quốc gia, cũng là công ty con của Ngân Hàng Trung Ương Australia, gọi tắt là RBA. (trong hình là ông Nitchell Anderson, cựu Giám Đốc Tài Chánh công ty Securency International, gọi tắt là SI). Đây là hành động bắt giữ đầu tiên, trong cuộc điếu tra quốc tế liên quan đến vụ hối lộ giành hợp đồng in tiền Polymer kéo dài từ năm 1999 mà Cảnh Sát tại Australia, Châu Á và Châu Âu, cùng điều tra hình sự để truy tìm đường đi của 25 triệu mỹ kim mà Cảnh Sát quốc tế tình nghi 2 công ty con của ngân hàng quốc gia Australia (RBA) đưa hối lộ cho khách hàng các nước Châu Á và Châu Phi. Những người vừa bị Cảnh Sát Australia bắt giữ, do bị cáo buộc tội đưa hối lộ cho 3 nước khách hàng là Việt Nam, Malaysia, và Indonesia từ năm 1999 đến năm 2005, gồm: (1) Ông Myles Curtis, 55 tuổi, cựu CEO SI, bị cáo buộc 3 tội hối lộ cho khách hàng Việt Nam và Malaysia. (2) Ông John Leckenby, 66 tuổi, cựu CEO NPA, bị cáo buộc 2 tội đưa hối lộ cho khách hàng Indonesia và Malaysia. (3) Ông Mitchell John Anderson, 50 tuổi, bị cáo buộc 2 tội (4) Ông Peter Sinclair Hutchinson, 61 tuổi. (5) Ông Barry Thosmas Brady, 62 tuổi. (6) Ông Rognvald Leslie Marchant, 64 tuổi. Ba vị sau cùng bị cáo buộc mỗi người 1 tội. Mỗi tội danh, có thể bị phạt tối đa là 10 năm tù, và bị phạt đến 1 triệu mỹ kim. Theo bản tin AFP ngày 10/8/2011, ông Clifford John Gerathy, 60 tuổi là người Úc thứ 7 bị truy tố trong vụ án công ty Securency đưa hối lộ 17,8 triệu EURO cho một quan chức Việt Nam. Phiên tòa đầu tiên tại Melbourne. Ngày 14/8/2012, các nghi can đã ra tòa tại Melbourne (Australia) để nghe phía công tố cáo buộc hai công ty trực thuộc Ngân Hàng trung ương Úc, trả hàng chục triệu mỹ kim cho người môi giới ở Việt Nam, Indonesia, và Malaysia để giành hợp đồng in tiền polymer. Xin trích riêng phần cáo buộc liên quan đến Việt Cộng: Công tố viên Nicholas Robinson: “Cựu giám đốc Securency, ông Myles Curtis là vai chính trong vụ đưa hối lộ cho giới chức ngân hàng ở ba nước Đông Nam Á. Bà Elizabeth Masamune, đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (gọi tắt tiếng Anh là Austrade) ở Hà Nội, liên lạc với ông Curtis vào năm 2000 để giới thiệu người môi giới V iệt Nam là Lương Ngọc Anh”. Nội dung một e-mail của Bà Elizabeth đọc tại tòa rằng: “Ông Anh đã tiếp xúc với một viên chức ngân hàng Việt Nam, người muốn hợp tác với Úc trong vụ in tiền”. “Securency đồng ý trả tiền du học cho con trai củaThống Đốc Ngân Hàng nhà nước là ông Lê Đức Thúy. Trong một số vụ, tiền hối lộ được che giấu qua các hóa đơn cho người phiên dịch, tiền đi lại, và quảng cáo. Người môi giới (Đại Tá Lương Ngọc Anh) được hứa trả tiền dựa trên căn bản và sự hiểu biết rằng từ số tiền này, ông ta sẽ hối lộ quan chức ngân hàng để có hợp đồng. Trong 5 năm, hai công ty đã giành được nhiều hợp đồng từ Ngân Hàng nhà nước Việt Nam sau khi trả hơn 15 triệu Úc kim vào các tài khoản của ông Lương Ngọc Anh ở nhiều nước”. “Trong một email đọc tại tòa, thì ông Lương Ngọc Anh yêu cầu tăng tiền thù lao, ông Clifford Gerathy trả lời: “Chúng tôi sẽ tăng tiền thù lao lên 10% khiNgân Hàng nhà nước Việt Nam trao thêm hợp đồng cho Securency, thay vì buộc chúng tôi phải tham gia đấu thầu”. Báo The Age, tờ báo phát hiện trước nhất về vụ án hối lộ để giành hợp đồng in tiền Polymer, tường thuật rằng: “Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc yêu cầu phiên xử kín với lý do sợ tiết lộ thông tin gây hại cho quan hệ ngoại giao của Úc”. Nhưng luật sư Veronica Scott của báo The Age đã thuyết phục được tòa,rằng: “Vụ án vô cùng quan trọng vì lợi ích công chúng. Việc gây xấu hổ hay nhạy cảm cho chính phủ, không phải là lý do để xử kín.” Sau phiên tòa nói trên, báo VN Chronicle onlinengày 15/8/2012, đăng lại từ báo Sydney Morning Herald (SMH). Theo đó, “Công Tố Viên Robinson cáo buộc Lương Ngọc Anh, Đại Tá tình báo Công An là người nhận tiền hối lộ cho cấp lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong dịch vụ công ty Securency in tiền giấy nhựa cho Việt Nam. Lương Ngọc Anh, đang là Tổng Giám Đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) tại Hà Nội. Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là Phó Thủ Tướng thường trực, Chủ Tịch Hội Ðồng Tài Chính Tiền Tệ của chính phủ, và tháng 5/1998 Quốc Hội cử Nguyễn Tấn Dũng kiêm chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Đến tháng 12/1999, bàn giao cho ông Lê Đức Thúy. Vụ Đại Tá Lương Ngọc Anh làm trung gian nhận tiền hối lộ của Securency và NPA, diễn ra trong cả 2 thời Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim”. Phán ứng tại các quốc gia liên quan. Tại Malaysia. Ủy Ban Chống Tham Nhũng (ACC), buộc tội ông Mahamad Daud Dol Moin, cựu Phó Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương, đã nhận 100.000 ringgit (33.000USD) tiền hối lộ từ công ty Securency InternationalSI vào khoảng cuối năm 2004 và đầu năm 2005. Người trung gian là doanh nhân Abdul Kayum Syed Ahmad, để giúp NPA ký được hợp đồng in tiền Polymer trị giá 30 triệu mỹ kim. Nếu bị kết tội, mỗi người có thể bị ngồi tù đến 20 năm. Ngày 8/10/2010, Ủy Ban Chống Tham Nhũng của Malaysia (MACC) cho biết: “Đã bắt giữ 3 người liên quan tới vụ hối lộ chung quanh hợp đồng in tiền polymer tại Australia. Việc Malaysia bắt giữ 3 người nói trên chỉ được công bố, sau khi 2 người đàn ông khác bị bắt giữ tại Anh quốc hai ngày trước đó (6/12/2010)”. Tại Indonesia. Công ty Securency International và Công ty NPA ký được một hợp đồng vào năm 1999, để in 500 triệu tờ loại 100.000 rupiah bằng nguyên liệu Polymer. Người trung gian là doanh nhân Radius Christanto, được trả khoảng 4.900.000,00 mỹ kim. Giám Đốc Tiền Tệ của Ngân Hàng Trung Ương Indonesia là ông Herman Joseph Susmanto, bị cho là có liên quan trực tiếp đến vụ nhận hối lộ này. Tại Việt Nam. Sau các thông tin phát đi từ Australia, Việt Nam đưa vào danh sách các vụ tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp mà Ban Chỉ Đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc. Trong báo cáo công tác phòng chống tham nhũng mà chánh phủ gởi Quốc Hội hồi tháng 10/2011, theo đó thì “Bộ Công An đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu chưa phát hiện có tham nhũng, trong việc điều tra nghi án công ty Securency đưa hối lộ cho công ty CFTD (Việt Nam) trong vụ in tiền Polymer”. Theo VnExpress, tiếp xúc với Phó Tổng Thanh Tra chánh phủ là ông Trần Đức Lượng hồi giữa tháng 8/2009, được ông trả lời rằng: “Mới phát hiện dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong vụ này, nên chưa thể kết luận phía Việt Nam có vi phạm hay không”. Với cáo buộc từ tối cao pháp viện Victoria (Australia), Malaysia điều tra và bắt giữ các viên chức liên quan, trong khi Indonesia điều tra và xác nhận vụ nhận hối lộ, còn Việt Nam thì Bộ Công An nói chưa phát hiện tham nhũng. Các Anh nghĩ sao thì tôi chưa biết, nhưng với tôi thì không có gì ngạc nhiên với bản báo cáo của Bộ Công An mà chánh phủ gởi cho Quốc Hội. Vì các cấp lãnh đạo cùng trong hệ thống tham nhũng, thì sự che chắn cho nhau là chuyện bình thường trong xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà sự kiện lãnh đạo Việt Cộng nhận hối lộ của công ty Securency in tiền Polymer, cũng là chuyện bình thường dưới cách nhìn của người cộng sản. Nhưng với những người có ý thức về một xã hội dân chủ tự do thì không thể chấp nhận điều bình thường đó, cho dù đang sống trong lòng xã hội Việt Nam. Tôi muốn nói đến những tổ chức xã hội dân sự lẫn những cá nhân trong nước, xác định được ý thức dân chủ tự do khi sử dụng hệ thống internet với vô số tin tức trên thế giới, và bên cạnh đó là điện thoại cầm tay giúp truyền đạt tin tức và hình ảnh thật nhanh. Lá thư mà Các Anh đang đọc đây, là một trong vô số tin tức đó. Kết luận. Với những tài liệu từ Tối Cao Pháp Viện Australia, Cảnh Sát Australia, từ những nghi can bị bắt tại Australia và Malysia, bị thẩm vấn tại Anh quốc và Indonesia, đã là bằng chứng ít nhất cũng là đối với ông Lê Đức Thúy và Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh. Rồi từ hai ông nhận hối lộ này nối đến các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, và Nguyễn Tấn Dũng. Nếu không, thì tại sao văn kiện của Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria (Australia) có tên của các ông ấy. Đó là văn kiện của cơ quan tối cao ngành Tư Pháp trong một vụ án hối lộ quốc tế, chớ đâu phải một văn kiện hành chánh thông thường. Nhân vụ hối lộ in tiền Polymer này, tôi có vài con số dưới đây giúp Các Anh có nét nhìn về những vị lãnh đạo Việt Cộng liên quan, còn suy nghĩ thế nào là tùy Các Anh. Với tài liệu của Poliburos Network ngày 19/12/2000kèm danh sách khoảng 300 đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong hệ thống đảng với nhà nước Việt Nam, là chủ nhân của những số tiền lớn gởi tại các ngân hàng ngoại quốc, cộng với những bất động sản tại Việt Nam. Tôi trích riêng 3 vị lãnh đạo Việt Cộng với các chức vụ lúc ấy có liên quan đến vụ hối lộ in tiền Polymer: Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Tế trung ương đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.124.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 124 triệu MK). Ông Nguyễn Tấn Dũng, đệ nhất Phó Thủ Tướng, số tiền 1.480.000.000,00 mỹ kim (1 tỉ 480 triệu MK). Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.300.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 300 triệu MK) Ngày nay, với hệ thống internet thông dụng trên thế giới, Các Anh có nhiều cơ hội tìm đọc những tin tức mà Các Anh cần -trong đó có loạt Thư này- Từ đó, Các Anh hãy phân tách và suy nghĩ để chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Tôi xin nhắc để Các Anh nhớ rằng: “Trên thế giới, chưa bao giờ người dân của các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các nước do cộng sản cầm quyền để xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân trong các quốc gia bị cộng sản cai trị ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng Việt Nam từ tháng 4/1975 đến cuối năm 1995, theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 2000, đã có 839.200 người thoát khỏi Việt Nam đến tị nạn tại 91 quốc gia,cũng trong thời gian đó Liên Hiệp Quốc ước lượng có từ 400.000 đến 500.000 người chết mất xác trên biển và trong rừng sâu, trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do!” Với sự kiện đó, với những con số đó, Các Anh nghĩ gì? Các Anh hãy nhớ lời nói của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”. Và cũng đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. Texas, tháng 9 năm 2014

Thủ phạm tiếp tay trung cộng...

Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’ CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’. Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa. Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn. Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam. Ai ra lệnh không được nổ súng? Đại tướng Lê Đức Anh Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng. Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng. Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng? Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990. Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này. Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước. Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình. Nhân vật này là người đỡ đầu quyền lực cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, còn con trai ông Anh là Lê Mạnh Hà đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM. Nỗi đau người lính Tướng Lê Mã Lương Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung. Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại. Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình. Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói: “Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”. Tướng Lương giải thích tiếp: “Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng? Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng. Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy... Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.” Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển. Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói: “Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam. Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.” Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại. Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển. TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao" CTV Danlambao

1.10.14

Báo bị tịch thu

Truyện có thật Đã xãy ra bên trung quốc và Việt nam Dưới chế độ cộng sản CHỊ CẢ BỐNG (số báo bị tịch thu) Truyện này đặc biệt, xin mời mọi người cùng đọc. TDN Chị Cả Bống Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài “nổi loạn“ này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục.Số báo ngày 8/6 này đang được photocopy truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đã lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lý nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài Gòn nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần. Chiều tà, một người đàn ông phóng như ngựa phi nước đại về phía tây thành phố, nơi ấy có nhà tù với cái tên rất đẹp là “Hòa khí“. Tới cổng gác, ông ta trình thẻ căn cước cho lính canh. Sau khi xem chứng minh thư, lính canh dẫn ông vào văn phòng nộp hồ sơ. Một người đứng tuổi đeo kính trắng nhận hồ sơ rồi bảo: -Dẫn tới khu nhà chờ, đợi thẩm tra hồ sơ, ba tuần sau có kết quả. Lính canh lại dẫn ông ta đi, khu nhà chờ gồm vài dãy nhà cấp 4 sập xệ và rêu mốc, rất đông người ở kín các gian phòng, đàn ông, đàn bà, lớn bé, già trẻ, đủ cả… Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ song không ai ta thán, đơn giản họ chỉ ở lại đây có vài tuần. Từ khi lập ra khu nhà chờ này không lúc nào vơi người. Ngày nào cũng có người đi lại, ngày nào cũng có người đến. Giống như người đàn ông kia, mọi người chờ thẩm tra hồ sơ, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được vào tù. Tiêu chuẩn đơn giản nhưng không phải không kỹ càng, chỉ những người lương thiện không dính tý lưu manh nào mới được vào tù. Tất nhiên lũ bất lương đừng hòng bén mảng tới. Chẳng ai lấy làm ngạc nhiên, ở xứ xở này, không có chuyện gì là không xảy ra kể cả những chuyện ngược đời, đơn giản mọi người không những thích đùa mà còn đùa rất dai; 5 giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy, vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái 17 tuổi của anh đêm qua không về, chị giúp việc cũng đã dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa. Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân, 25 phút cho việc mở các loại cửa. Như mọi nhà trong thành phố, từ lâu anh đã biến căn hộ của mình thành một pháo đài. Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, còn được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay, chia đều từ trên xuống dưới. Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong ra đến cửa, còn năm lớp cửa như thế, tất cả đều có khóa đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau. Mở đến lần cửa cuối cùng thì vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đã thành nếp. Sau khi dặn dò kỹ lưỡng chị giúp việc hai vợ chồng dắt xe đi làm. Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ con xem có đeo bất cứ loại trang sức nào không, nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp… Anh lại lần lượt khóa tất cả các cửa từ trong ra ngoài, trong lúc vợ đứng giữ xe. Đứng bên ngoài thò tay qua các lỗ cửa thực hiện những thao tác của người mù, mười phút nữa cho công việc ấy, xong xuôi vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi. Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố. Mới ngoài 40 mà tóc anh đã gần như bạc trắng, thằng con trai lớn 19 tuổi đang ở trung tâm cai nghiện, đứa con gái thứ hai 17 tuổi đua đòi chúng bạn bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm, suốt sáng. Không phải vợ chồng anh không biết dạy con mà là bất lực. Con đường đời biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân. Già đời chững chạc như vợ chồng anh, ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống mình đây ? Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng còi nghe rợn tai, một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường vừa tuýt còi, vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh, một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên xe máy phân khối lớn sơn màu trắng. Chưa kịp hiểu mình có sai luật hay không anh vội đạp phanh, chiếc xe dừng tắp lại. -Kiểm tra giấy tờ! Người cảnh sát vừa rút chiếc còi ra khỏi miệng vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh. Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút còi vào miệng cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác. Anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, lướt qua đống giấy tờ của một anh khác. Không nói năng anh ta đưa mắt ngó lơ đi chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm. Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp, rút ra một tờ đẹp đẽ vuông vắn có in hình lãnh tụ, bước tới chỗ anh ta. Đến cơ quan, vừa kịp giờ làm việc, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang xử lý vụ kiện đòi nợ của cơ quan anh. Bằng một giọng rất lễ phép anh thẩm phán nhắc khéo anh rằng vụ kiện của cơ quan anh sẽ có thể bị đình chỉ vì phía anh chưa nộp chi phí cho việc thẩm tra. Nhân tiện anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua vì điện thoại cho anh không được mà anh ta và đám chiến hữu bên viện kiểm soát phải ký nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh ghé qua thanh toán giùm… Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng vì tin cô con gái đã trở về đang nằm bẹp trên gác thì đã nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về. Thực ra chị đã dối anh, chiếc xe máy đó chị đã buộc phải thế chấp để chuộc cô con gái từ cái động của một mụ tú bà, vì cô còn nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với mức lãi 40 % một ngày. Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên vì giận dữ thì may quá nhà có khách. Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của Uỷ ban lừng lững bước vào: -Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù -Ông trưởng khu vào đề ngay, nhân tiện báo để anh biết tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đã thuê thợ sửa nhà mà không xin phép. Uỷ ban đã nắm được việc này, nếu anh không thu xếp ngay thì sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất. Kỹ sư Hoàng ngớ ra, quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường, tưởng việc nhỏ, không phải xin phép, ai ngờ… Thôi đành “thu xếp“ cho mấy vị trong Uỷ ban, nhưng còn khoản đóng góp xây nhà tù ? -Can phạm bây giờ nhiều quá ông trưởng khu phố giải thích. Đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp, đủ các kiểu ăn cướp; rồi còn lũ ăn trộm, lừa đảo cho vay nặng lãi, nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm. Ngân sách không kham nổi phải áp dụng phương pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm“. Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây 500 mét vuông nhà tù, thế mà ngẫm lại vẫn chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai… Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc thì lão Tiến cụt giò đến, đó là một lão già vô tích sự nhà kế bên. Lão bị cụt một bên giò từ hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật, thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ cho thêm. Suốt ngày chẳng làm trò gì, chỉ hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi lão hay mò đến. Lão dở hơi ấy liến thoắng như thể đã tỏ tường mọi chuyện: -Họ đến đòi tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này tôi nói anh xem có đúng không nhé: -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại còn phải nai lưng nuôi chúng nữa, trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi. Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình. Khi ấy tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, vì lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn gì, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm đề nuôi người lương thiện, như thế có phải là công bằng không ? Kỹ sư Hoàng phì cười vì cái lý sự ấy của lão Tiến cụt, vừa lúc ấy, chuông điện thoại trong nhà đổ dồn, vợ anh nghe xong, mặt tái mét ra báo tin dữ: -Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật té xe, chấn thương sọ não đang nằm cấp cứu trong ấy. Chị Cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê, anh chị có ba thằng con trai thì hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đò Đuôi Cáo bị đâm lòi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia. Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về còn lưu manh hơn trước. May còn lại một mình thằng út tên Phúc ngoan, hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên ở ký túc xá. Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị Cả bán hết mảnh vườn còn lại sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng báo tin nó bị nạn. Chị nghe nhắn lại mà muốn quỵ luôn xuống ruộng. Vội vã chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng tất tả chạy ra bến đò Đuôi Cáo. Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lý thị trường, chị bị bắt vào trụ sở. Lạy van thế nào họ cũng không nghe, còn dẫn hết “nghị định 01“ đến “thông tư 04“ gì đó ra đọc sang sảng vào hai cái tai đã chỉ còn nghe thấy tiếng lùng bùng của chị. Kết quả mấy bơ lạc ấy bị tịch thu vì lý do bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa ! Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên vì đứa con cuối cùng còn sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố. Chứ có phải chị buôn gian bán lận gì đâu ? Còn tiền thuốc thang, nói dại, nếu nó bị nặng chị chưa biết sẽ trông vào đâu, một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ giá bằng ba bốn cân thóc. Giờ thì ngay đến việc lên nhìn mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số? Càng nghĩ chị càng quýnh quáng chân tay, cuống cuồng, đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh, vô hồn nhìn phía trước như một bức màn sương… bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết hiện ra chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt, gió lạnh quất gai người. Phảng phất màu tanh của máu tươi. Tai chị nghe rõ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng rên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn không còn ở cõi nhân gian này nữa: -Mẹ ơi, con chết rồi. Họ đang mổ bụng con. Mẹ ơi… Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con, chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua quăng lại trước mặt chị rồi mờ dần mờ dần, vẫn còn ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn, rồi tất cả lịm đi. Cả tiếng kêu cứu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên sằng sặc như của lũ ma quỷ nhưng không phải vọng lên từ địa ngục, tiếng cười ấy rõ ràng đang ở cõi nhân gian hiện hữu này… Chị cả Bống sau này phát điên không về làng nữa, cứ lê la liếm láp ở quanh cái bến đò có cái tên rất ấn tượng là bến đò Đuôi Cáo ấy. Nhưng chị không điên ngay lúc đó, có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lý thị trường chị vẫn còn tỉnh táo nhớ ra trong người còn sót mấy đồng tiền lẻ. Chị lần vào trạm điện thoại công cộng gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những gì chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên. Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh thì trời đã tối. Tìm tới phòng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, cô hộ lý mặc blu trắng bảo: -Biết ai là phúc với họa gì ở đây. Đi mà hỏi trực ban. Phòng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường, giường nào cũng ít nhất hai người nằm trở đầu đuôi. Đủ các kiểu tai nạn, vỡ đầu, gãy chân, lòi ruột, lòi xương. Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me bông gạc. Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua lại giữa các giường như ma trơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ ? Kỹ sư Hoàng vội vã đến phòng trực ban. Phòng trực ban cấp cứu nằm cuối dãy hành lang đầy những kẻ nằm người ngồi vạ vật rất chi là bệ rạc. Trong phòng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc nhỏ to: -Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột -một người nói -Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lão hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi, để giành bán cho các lão ấy. Gớm họ vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít ấy chứ -một người khác nói -Thôi được rồi! Người thứ ba nói -các ông xuống làm ngay đi, thằng này căn cước ghi rõ ràng: -19 tuổi. Đã kiểm tra, đảm bảo còn nguyên dương ( đàn ông chưa xuất tinh lần nào) chết do chấn thương sọ não vừa được mấy phút. Cái mật này mới tuyệt hảo, để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả chì lẫn chài. Đã điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có gì đừng “quên“ họ là được. Hai người kia vội vã đứng dậy lao nhanh ra khỏi phòng, vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào: -Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ não có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? Tôi là cậu ruột cháu -kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu Anh bác sĩ còn lại trong phòng thoáng một chút giật mình. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều gì rồi ngập ngừng: -Tên Phúc, sinh viên, 19 tuổi.. A… anh… à bác ngồi chờ cháu một lát. Linh cảm thấy có gì nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia vì thông cảm với nỗi đau của mình mà chưa nỡ nói ngay. Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ vừa cảm động nhìn anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng chậm rãi lần một hồi. Mồ hôi đã toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo: -Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy. Nói xong anh ta gập sổ rồi vội vã ra khỏi phòng, không quên đóng sập cửa lại, còn một mình trong phòng, kỹ sư Hoàng lòng như lửa đốt. Bỗng chuông điện thoại reo vang, một hồi, hai hồi… chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được. Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nói cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng: -Trực ban cấp cứu phải không ? Bảo với pháp y rằng cái mật lần này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên Uỷ ban đăng ký rồi đấy. Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao thì người đầu dây bên kia đã dập máy. Sau khi định thần suy nghĩ kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào phòng, kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ. Anh với cuốn sổ lúc nãy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rõ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, 19 tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc… giờ… ngày – Người đưa đến: Phạm văn A -bạn cùng lớp. Bỗng cánh cửa sịch mở, anh bác sĩ khi nãy ùa vào. Nhìn thấy cuốn sổ trên tay kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức liến thoắng: -Cháu quên không đọc trang cuối, đúng là có… Anh ta chưa kịp nói hết câu kỹ sư Hoàng đã ngắt lời: -Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích Rồi chẳng muốn nói gì thêm, nữa kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi phòng, anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu, mỉm một nụ cười ý nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào. Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe: -Dạ… dạ… à thế ạ… Báo cáo, xong xuôi cả rồi ạ. Thế thì chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm, cháu sẽ bảo anh em mang sang ngay bây giờ ạ. Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác thì Phúc đã nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí. Nền nhà vương đầy những bó nhang cụt, những cục nến gãy, những mẩu giấy tiền vàng mã… làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp. Viên quản lý nhà xác nghe trình bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra. Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nhìn trân trân cái xác… “Đúng thằng Phúc rồi, chị Cả ơi, khổ thân chị quá“. .. Không giữ nổi bình tĩnh, anh khuỵu xuống gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan. Anh chợt tỉnh, ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu… một vết mổ cẩu thả còn chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó : -Các người đã mổ cháu tôi… các người đã… Tôi sẽ kiện, kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt -Híc… viên quản lý nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gã – Tha hồ cho ông kiện, tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết, luật pháp quy định như vậy. Hừ có mà điên mới đi kiện luật pháp. À mà tôi đã vi phạm nội quy khi cho ông xem xác, lấy gì chứng minh ông là người nhà bây giờ? Mời ông đi khỏi đây. Nói xong gã đưa tay đóng sập ngăn tủ lại -Nhưng tôi… kỹ sư Hoàng chưng hửng… vậy còn cháu tôi? -Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đã, rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới mang được lấy xác ra khỏi đây. Mà ông định cõng xác trên lưng mang về hay sao? Viên quản lý lạnh lùng phán. Kỹ sư Hoàng có vẻ hiểu ra những việc cần làm, anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu lên phường xin giấy chứng nhận rồi tìm đến một tiệm bán quan tài. Ông chủ tiệm quan tài có tên “Nhân nghiã đường“ hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt, bảo kỹ sư Hoàng: -Tùy bác chọn cái nào thì chọn. Bác cho biết địa chỉ, số nhà, giờ khâm liệm… chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu. -Không phải liệm ở nhà mà là ở nhà xác bệnh viện chúng sinh. Kỹ sư Hoàng ngắt lời -Thế thì không được rồi. Ông chủ Nhân nghiã đường lắc đầu -tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm gì được hết. -Tại sao lại như thế ? Kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên ? -Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện -ông chủ Nhân nghiã đường giải thích -bệnh viên có luật của họ, muốn lấy được xác ra phải có cửa. Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay… tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới ăn chứ, độc quyền mà. -Té ra phải như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm “Nhân nghiã đường“. Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu thì vợ anh mang giấy tờ tới. Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đã tìm đến, mang theo nhang hoa và trái cây. Lúc này đêm đã gần khuya, mắt đỏ hoe vợ anh mếu máo: -Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu, em đến nhà ông chủ tịch nói mãi ông ấy mới ký cho cái giấy chứng nhận, lại vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu để em vào thắp nén nhang cho cháu. Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn của Phúc vào, trình mớ giấy tờ cho viên quản lý. Gã này săm soi một lát rồi lắc đầu: -Không được, trường hợp này công an còn phải điều tra, vả lại khi nãy ông còn định kiện tụng gì nữa cơ mà? Sáng mai đến giải quyết -Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn ? kỹ sư Hoàng lúc này đã mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ý chí, anh chỉ còn biết vớt vát như một cái máy: -Tôi xin ông, ấy là tôi chót nhỡ mồm. Tôi không kiện tụng gì đâu. Mọi việc giao cho các ông “lo“ hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà… -Vậy thì về viết cam đoan đi, viên quản lý hạ giọng -nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an thì bố tôi cũng không dám giao xác cho các người. Sáng sớm hôm sau. vừa thò mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh đã có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng. -Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không ? Giá chót tám triệu, chúng em lo mọi thủ tục chiều lấy xác ra… quan tài khâm niệm 12 triệu nữa bao trọn gói -một người trong bọn bảo -Tại sao lại phải đến chiều ? Làm ngay trong sáng nay không được sao ? kỹ sư Hoàng hỏi lại -Hì các bác này đúng là chưa “chết“ lần nào. Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ… một người khác giải thích -mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai, chiều lấy được là con nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng… không thì cứ đợi đấy. Đám người ấy quả là thạo việc, rốt cục chiều hôm ấy kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đã được khâm liệm cẩn thận. Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu, linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn của Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị Cả lên: -Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm, mấy đứa bạn của Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo: -Mấy thằng cò nghiã địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi là 12 triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt lấp đất xây mộ, tùy theo to nhỏ tính riêng. Nếu túng tiền thì chôn đứng. Chôn đứng rẻ hơn một nửa, tất nhiên đất rộng chỉ bằng 1/3. Nghiã địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng. Vội vã phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị Cả Bống đã lên thành phố từ chiều hôm qua, mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo: -Sáng nay đi chợ thấy ở bến đò Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác Cả Bống ấy. Hay là bác sang tìm thử xem. Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vã lao sang bến đò, tìm khắp các hàng quán hỏi thăm, ai cũng lắc đầu. Chợt anh nhìn thấy dưới bờ sông sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang ngồi ném những nắm cát xuống dòng sông… kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần… “Ai như chị Cả? Anh cất tiếng gọi… một tiếng, hai tiếng… Người đàn bà chợt quay phắt lại… Đúng là chị, chị nhìn anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo, lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm chầm lấy anh, gào lên nức nở: -Ối! Con ơi, con về với mẹ đây rồi, người ta cướp cái gì của con, con chết có đau không? Con về đây báo oán mẹ… mẹ không đến được với con… con ơi Cứ thế chị gào mãi, gào mãi, tiếng gào rợn cả một khúc sông. Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị, miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại: -Em đây mà, Hoàng đây mà! Song chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con… dần dần tiếng chị khản đặc chỉ còn như tiếng thở lào phào… Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵ xuống. Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên bãi cát, hoàng hôn bắt đầu buông, trăng chiều rực lên đỏ thẫm. Qua màn nước mắt, anh cảm thấy tất cả không gian như chìm trong biển máu, bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lão Tiến cụt hôm trước: -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho mình. Phạm Lưu Vũ

Thanh trừng đẩm máu của đãng cộng sản

Trúc Giang MN (Danlambao) - Mục đích của thanh trừng là loại đối thủ để củng cố và bảo vệ quyền lực. Hình thức “hợp pháp” là dùng cơ quan truyền thông trong tay, bịa chuyện, chụp mũ, bôi nhọ. Ở mức độ nặng hơn là bắt người tra tấn, mớm cung hoặc dùng cơ quan mật vụ trong tay ngụy tạo hồ sơ và cuối cùng loại đối thủ ở những kỳ Đại Hội Đảng trong mục sắp xếp lại nhân sự của Bộ Chính Trị. Đồng thời với việc hạ uy tín đối phương là việc suy tôn mình trong chính sách sùng bái cá nhân. Stalin đã đẻ ra chính sách nầy và nó được áp dụng rập khuôn trong đảng Cộng Sản Trung Quốc và đảng CSVN... * I. Tổng quát Mục đích tối hậu của người làm chính trị là nắm lấy quyền lực. Ở những nước dân chủ thì quyền lực được nhân dân trao cho một cách hợp pháp, có giới hạn bằng những nhiệm kỳ, qua những cuộc bầu cử công bằng. Đó là sinh hoạt của xã hội văn minh. Trái lại, bọn lưu manh thì dùng thủ đoạn và bạo lực để cướp chính quyền. Khi đã nắm được chính quyền rồi, thì dùng những thủ đoạn gian manh, lừa bịp để bảo vệ và duy trì quyền lực. Mao Trạch Đông đã nói: “Súng đẻ ra chính quyền”. Lịch sử của các đảng Cộng sản là lịch sử của những cuộc thanh trừng dã man, tàn bạo, điển hình là đảng CS Liên Xô, Trung Cộng và cả đảng CSVN nữa. Tại sao các đồng chí lại phải thanh trừng lẫn nhau? Lý do giản dị là, các đảng Cộng Sản (CS) là những tổ chức độc tài, không những độc tài với quần chúng nhân dân, mà còn độc tài trong nội bộ đảng nữa. Không có dân chủ thì sinh ra tranh chấp. Tranh chấp sinh ra bè phái, phe nhóm. Sức mạnh là yếu tố chiến thắng trong mọi tranh chấp. Vì nạn bè phái, phe nhóm, cho nên những cuộc thanh trừng thường kéo theo rất nhiều người từ trung ương đến địa phương và cuộc thanh trừng được tổ chức bằng những chiến dịch hoặc được gọi là cuộc cách mạng. Triệt hạ đối thủ chính trị bằng nhiều hình thức như đấu tố, bắt bớ giam cầm, ám sát, thủ tiêu, cô lập, quản chế… II. Chi tiết 1. Cuộc thanh trừng trong đảng Cộng Sản Liên Xô Stalin và trùm mật vụ KGB Beria 1.1. Diễn tiến Đại Thanh Trừng Đại Thanh Trừng là một chiến dịch thanh trừng đẫm máu diễn ra ở Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Joseph Stalin vào thập niên 1930. Đó là một cuộc thanh trừng vĩ đại, tàn sát những người chống đối tư tưởng và chế độ Stalin. Nạn nhân là những đảng viên cao cấp trong đảng Bolshevik. Nổi tiếng nhất là Trotsky, bị tống ra khỏi đảng năm 1927, bị đày tới Kazakhstan năm 1928 và sau đó bị trục xuất ra khỏi Liên Xô năm 1929. Sau cùng, Stalin cho người ám sát Trotsky tại Mexico City năm 1940. Stalin đã hủy hoại về mặt tinh thần và thể xác những đối thủ chính trị, ngay cả những người từng là thân cận. Có đến hàng triệu người bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bách (Gulag), bị giết, như con trai của Trotsky là Lev Sedov. Hai năm 1936, 1937 là thời gian kinh hoàng nhất đã bao trùm trên Liên Xô, gọi là“Nỗi khiếp sợ vĩ đại”. Chính tay Stalin đã ký 40,000 giấy cho phép xử bắn những người tình nghi là đối thủ chính trị của ông ta. Ngoài ra, hàng loạt người bị bắt giữ, tra tấn và hành quyết mà không cần tòa án. Theo tài liêu được giải mật, chỉ riêng 2 năm 1937, 1938 đã có 681,692 người bị xử bắn. Các nhà sử học cho rằng con số nầy đã bị nhà nước Liên Xô giảm xuống. Thật ra, con số thật sự khoảng 1,548,367 người bị xử bắn. Tính ra, trung bình có hơn 1,000 người bị giết mỗi ngày. Hàng triệu người được chuyển tới những trại lao động cưỡng bách. Trong các cuộc điều tra của Bộ An Ninh thì có: - 1,710,000 người bị bắt giữ. - Có ít nhất là 2,000,000 người bị kết vào những tội dân sự. 1.2. Joseph Stalin Tới lượt Stalin bị thanh trừng Tên Nga là Iosif Vissarionovich Stalin, sinh ngày 18-12-1878. Quân hàm Đại nguyên soái, Tổng tư lịnh Quân Đội Liên Xô. Ngày 1-3-1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng Nội vụ là Beria (Giám đốc KGB) và 3 thủ tướng tương lai là Georgi M. Malenkov, Nikolai A. Bulganin và Nikita S. Khrushchev ở Moskva, thì Stalin bị ngã quỵ trong phòng rồi nằm liệt giường. Đám cận vệ lấy làm lạ là không thấy ông thức dậy vào buổi sáng hôm sau, nhưng họ có lịnh của Beria là không được quấy rầy Stalin, cho nên đến tối hôm đó, mới phát hiện Stalin đã chết. Có nguồn tin cho rằng Beria đã đầu độc Stalin để chiếm đoạt chức vụ. Và Beria là người thay thế Stalin liền ngay sau đó. Beria bị Khrushchev xử tử ngày 23-12-1953. Stalin được tuyên bố là đã qua đời vào ngày 5-3-1953 (74 tuổi). Thi hài được giữ trong Lăng Lênin cho mãi tới ngày 31-10-1961 thì mới bị mang ra khỏi Lăng và chôn bên cạnh tường của Điện Kremlin. 1.3. Beria, tên đao phủ của Stalin Lavrentiy Pavlovich Beria (29.3.1899 - 23.12.1953) là là đại tướng 4 sao, trùm mật vụ KGB, tên đồ tể thi hành những vụ bắt bớ giam cầm, ám sát và thủ tiêu những đối thủ chính trị của Stalin. 15 thành viên của chính quyền Bolshevik đầu tiên, ngoại trừ Stalin, thì 14 người còn lại đã bị Beria xử bắn 10 người và thủ tiêu 4 người. Beria cũng ra lịnh cho Ramon Mercader ám sát Trotsky tại Mexico City ngày 20-8-1940. Beria tiến hành thanh trừng trong quân đội. - 3 trong 5 Nguyên soái bị tử hình. - 3 trong 5 Tổng tư lịnh QĐ bị tử hình. - 10 Phó tổng tư lịnh QĐ bị tử hình. - 57 trong 85 Tư lịnh Quân đoàn bị tử hình. - 110 trong 195 tư lịnh sư đoàn bị tử hình. Beria, Giám đốc KGB, có thể bắt giữ và giết chết bất cứ ai, thường bắt gái đẹp ngoài phố đưa về văn phòng hãm hiếp. Sau khi Stalin chết, Beria lên thay thế nhưng liền sau đó bị nhóm của Nikita Khrushchev, gồm Molotov và Malenkov bắt giam cùng với bè đảng hàng chục người. Nikita Khrushchev, Malenkov Molotov Một tòa án đặc biệt do nguyên soái Ivan Konev lãnh đạo, đã bí mật xét xử từ ngày 16 đến 23-12-1953. Khi quyết định của tòa án đưa ra thì Beria đã bị xử bắn tại phòng giam của cơ quan Phòng không. Có nghĩa là, Beria đã bị giết chết trước khi tòa án được thành lập. Stalin đã tạo ra chính sách Tôn sùng cá nhân để tự tôn sùng mình. Nhiều nhà báo cho rằng Stalin tàn bạo hơn Hitler, ở chỗ Stalin tàn sát đồng bào của mình bằng chính sách khủng bố nhà nước. 1.4. Đảng Cộng Sản Việt Nam nâng bi Stalin Stalin là tên đồ tể của đảng CS Liên Xô (Bolshevik). Các khuôn mẫu về tàn sát đồng bào của mình đã được thi hành rập khuôn bởi những tên đồ tễ như Mao Trạch Đông, Pol Pot và cả Hồ Chí Minh nữa. Sự thật còn chứng cớ ràng ràng không thể chối cãi được. Tại Đại Hội II ở Việt Bắc vào tháng 2 năm 1951, Hồ Chí Minh chỉ lên hình Mao Trạch Đông và Stalin treo trên hội trường, bác nói: “Hai vị lãnh tụ nầy của chúng ta không bao giờ phạm sai lầm, bác có thể bảo đảm chắc chắn như thế”. Tố Hữu ca ngợi Stalin như sau: Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ Cho ruộng lúa tốt thuế mau xong Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt... ** Bữa trước mẹ cho con xem ảnh Ông Xít ta lin bên cạnh nhi đồng Áo ông “thấm đỏ máu hồng” (Áo ông trắng giữa mây hồng) Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười. ** Ông Xit ta lin! ông Xít ta lin! Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương ông thương mười!” (Tố Hữu) Thật là nâng bi trâng tráo quá cỡ thợ mộc. Nâng bi tập thể, nâng bi có kế hoạch. Nâng bi tội ác! Vậy ai là tay sai đế quốc đây? “Nước tôi có Đặng Xuân Khu Đâm chết thằng chú, bỏ tù thằng cha.” Kẻ nào ở miền Bắc XHCN hỗn hào hết chỗ nói. chẳng những chửi Đặng Xuân Khu Trường Chinh, mà còn chửi leo tới thằng cha, thằng chú! Ngày 30-10-2009, Tổng thống Nga Dmitry Atolyevich Medvedev đã viết trên trang Blog của ông như sau: “Hàng triệu người đã chết vì khủng bố do những cáo buộc dối trá. Không có sự phát triển nào gọi là thành công, bằng cái giá của hàng triệu sinh mạng của đồng bào mình. Không gì có thể đặt trên sự sống của con người cả. Hành động giết hàng loạt nhân dân mình của Stalin, không có lời giải thích nào thỏa đáng cả”. Trong một bài diễn văn có tên là “Bài diễn văn bí mật” được đọc vào lúc nửa đêm ngày 5-3-1956, Khrushchev đã tố cáo tội ác của Stalin: Tôn sùng cá nhân, vi phạm nội quy đảng về lãnh đạo tập thể, là một kẻ sát nhân và tra tấn (Murderer, Torture), chụp mũ giết hại đảng viên lão thành Bolshevik. Kết quả, hạ bệ Stalin. Mang xác Stalin ra khỏi Lăng Lênin. 2. Thanh trừng trong đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình 2.1. Lý do thanh trừng nội bộ là thất bại của kế hoạch Đại Nhảy Vọt Mao Trạch Đông muốn nhảy từ nông nghiệp lạc hậu thẳng lên công nghiệp để trở thành một siêu cường quốc giàu nhất, mạnh nhất thế giới trong vòng 10 năm. Sáng kiến xây dựng lò cao luyện thép ở sân nhà của nông dân. Thế là đã có trên một triệu lò cao được xây dựng. Phát động chiến dịch thi đua đi tìm “quặng”. Già trẻ bé lớn đều phải tham gia. Đinh vít, dao búa, bản lề, cuốc xẻng và ngay cả kẹp tóc, kim khâu cũng được thu nhặt đưa vào lò. Khẩu hiệu “một cục sắt là một tên đế quốc bị tiêu diệt”. Nông dân bỏ mùa màng, hoa màu không ai gặt, vào thi đua luyện thép. Thiếu than đốt lò. Cột nhà, mái rạ, bàn ghế, cây cối trong vườn, ngoài rừng ra tro hết. Thu được một triệu tấn nhưng phân nửa là vô dụng. Thất bại là do cái tối tâm dốt nát của một nông dân thất học Mao Trạch Đông mà ra. Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích. Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì làm ngược lại những nguyên tắc của Mao. Thế là mâu thuẫn phát sinh, đưa đến thanh trừng. Lưu Thiếu Kỳ thì bị loại trừ ra khỏi đảng, bỏ tù và hành hạ cho đến chết. Vợ của Lưu là Vương Quang Mỹ bị Giang Thanh sai Hồng Vệ Binh đem ra đấu tố ngoài đường phố. 2.2. Mao Trạch Đông giết Lưu Thiếu Kỳ Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ Lưu Thiếu Kỳ (24.11.1898 - 12.11.1969) Là Chủ tịch nước, từng là nhân vật số hai đã bị chết thảm. Vợ của Lưu là Vương Quang Mỹ bị Giang Thanh sai Hồng Vệ Binh đem ra đấu tố ngoài đường phố. Buộc Vương phải mặc váy dơ bẩn, cổ mang vòng hạt ngọc giả, làm bằng nhựa to bằng quả bóng bàn. Bọn sinh viên Hồng Vệ Binh đánh đập, đá, bắt phải quỳ cúi đầu xuống, nhưng bà Vương vẫn ngẩng đầu lên và đứng dậy. Mao Trạch Đông giở trò độc ác, tách riêng vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ ra mỗi người một nơi để đấu tố, tránh trường hợp họ Lưu phát biểu tố cáo tội ác của Mao trước công chúng. Hàng trăm người liên hệ xa gần với vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ đều bị bắt giữ, tra tấn, đe dọa, mớm cung, bịa chuyện để bắt tội hắn. Vương Quang Mỹ, vợ của LTK, bị giam 12 năm và sau đó bà chết lặng lẽ ngày 13-10-2006. Vào sinh nhật thứ 70, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai cho mang quà sinh nhật đến là cái Radio để nghe tường thuật buổi họp của Đại Hội Đảng là "Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi đảng và tiếp tục truy tìm các tòng phạm của hắn". Lưu Thiếu Kỳ nằm liệt giường, không cử động được cho nên cổ, lưng, mông và gót chân bị lỡ loét chảy mủ. Sau đó toàn thân bị thúi rữa. Đảng ra lệnh lột hết quần áo, quấn người trong cái mền, dùng máy bay chở từ Bắc Kinh đến nhà tù Khai Phong nhốt trong một cái lô cốt kiên cố. Không cho y tá chăm sóc sức khỏe. Lưu Thiếu Kỳ chết trong toàn thân bị hủy hoại, tóc bạc dài 6 tấc. Thật ra tên nầy chết cũng đáng đời, bởi vì những thành viên của đảng Cộng Sản ít nhiều tay cũng đã nhuộm máu của nhân dân. Bành Đức Hoài cũng vậy, bị giam cho đến chết trong tù năm 1976. Số của Bành Đức Hoài (BĐH) rất bi đát. Bị quản chế ở vùng núi Tứ Xuyên năm 1957. Năm 1961 được cho về thăm quê nhà ở Hồ Nam. Năm 1966, Mao sai một viên tướng đi giải BĐH về Bắc Kinh. Viên tướng cảm phục và xin tha tội cho Bành, thì bị Mao bỏ tù luôn. Mao cho tay chân hành hạ BĐH một cách tàn nhẫn. Đánh đập bằng gậy, mang giày da đá và đạp làm cho Bành bị gãy 2 xương sườn, chết đi sống lại. Bị hỏi cung 260 lần để tìm người cùng phe nhóm. BĐH ở tù 15 năm, chết được chôn dưới một bí danh. Sau khi Mao chết, ngày chết của BĐH mới được các cháu chắt biết ngày làm giỗ. Bành Đức Hoài chết chỉ vì dám phê bình Mao Trạch Đông. 2.3. Mao Trạch Đông giết Lâm Bưu Mao Trạch Đông và Lâm Bưu Lâm Bưu là thuộc cấp của Bành Đức Hoài, lừa thầy phản bạn, được Mao cho Lâm Bưu thay thế BĐH ở chức vụ Bộ trưởng Quốc Phòng, rồi làm Phó chủ tịch đảng, là nhân vật số hai và được chọn làm người kế vị Mao. Lâm Bưu là “Kiến trúc sư” của cuộc Cách mạng Văn hóa. Mao còn cho vợ của Lâm Bưu (LB) vào Bộ Chính Trị. Bà nầy không có tài mà còn nổi tiếng là đa dâm. Ở Nga, là bồ bịch với sĩ quan Nga, về nước thì quan hệ tình dục buông thả vì Lâm Bưu yếu về mặt tình dục, tạng yếu, sợ nước, sợ gió và tiếng động. Mật vụ của Mao còn ghi âm những buổi trao đổi tình tứ mùi mẫn trên điện thoại với viên Tổng tham mưu trưởng họ Hoàng. Lòng tham quyền lực của Lâm Bưu (LB) không có giới hạn. LB muốn nắm lấy ghế Chủ tịch nước, thay thế Lưu Thiếu Kỳ. Trái lại, Mao Trạch Đông thì muốn bãi bỏ chức vụ đó, vì muốn trong nước chỉ có một chủ tịch, là chủ tịch đảng của Mao mà thôi. Bất đồng ý kiến nảy sinh. Mao là người nham hiểm, ra tay triệt hạ những thủ hạ thân cận của LB. LB biết không chống lại nổi Mao, cho nên có ý định đưa vợ con chạy trốn. Kế hoạch đã vạch nhưng chưa biết sẽ chạy trốn ở đâu, Hồng Kông, Nga hay Đài Loan. Lâm Bưu, vợ là Diệp Quần và con trai là Lâm Lập Quả, có bí danh là Hổ. Hổ rất ghét Mao. Thường gọi Mao là bạo chúa, là B-52 bụng bự chứa đầy những tư tưởng xấu xa để giết người tập thể. Hổ âm mưu ám sát Mao nhưng không thực hiện được. Một sai lầm lớn của Hổ là viết thơ cho chị là Lâm Lập Hành bảo về nhà gấp để sáng sớm hôm sau cả nhà lên đường chạy trốn. Nhưng người chị ruột nầy là người mê muội, bị nhồi sọ và là một người rất tích cực trong Cách mạng Văn Hóa, cho rằng chạy ra nước ngoài là một hành vi phản bội tổ quốc, cho nên đã mật báo với lực lượng an ninh. Tin tức nầy được thông báo ngay cho Chu Ân Lai, và Chu ra lịnh kiểm soát vị trí của tất cả những phi cơ, nhất là chiếc Trident mà LB thường dùng. Hổ được bạn bè báo tin về lịnh kiểm soát của Chu Ân Lai, cho nên phải chạy trốn ngay. 23 giờ 50 xe chở gia đình Lâm Bưu vào sân bay, nhưng xe không dừng ở trạm kiểm soát mà chạy vượt qua cổng, làm cho viên quản lý thường đưa LB ra phi trường, biết rằng có việc chạy trốn, nên hô hoán lên và nhảy ra khỏi xe. Có vài tiếng súng nổ. Chiếc Trident đang đổ xăng mới có 12 tấn rưởi nhưng phải cất cánh ngay. Phi hành đoàn 9 người nhưng chỉ còn có 4. Lại thêm một người bạn của Hổ trên chuyến bay. 2 giờ sau, phi cơ đến Ngoại Mông trên đường qua Liên Xô thì kim báo nhiên liệu sắp hết và bị nổ tung lúc 2 giờ 30 ngày 13-9-1971. Không ai sống sót. Nguồn tin cho rằng phi cơ bị hỏa tiển bắn hạ. 2.3. Mao Trạch Đông hạ bệ Đặng Tiểu Bình Từ Hitler tới Đặng Tiểu Bình (Nổi tiếng vụ Thiên An Môn) Năm 1966. Đặng Tiểu Bình (ĐTB) theo phe Lưu Thiếu Kỳ. Trong Cách mạng Văn Hóa, ĐTB bị cách hết các chức vụ. Từ năm 1969 đến 1972, vợ chồng ĐTB bị đưa về quản chế ở Giang Tây. Con cái tất cả đều bị đưa đi trại cải tạo. Năm 1973. Ngày 20-3-1973, ĐTB được phục hồi công tác, trở về Trung Nam Hải (Bắc Kinh). Giữ chức Phó chủ tịch đảng, phó thủ tướng cho Chu Ân Lai vì Chu Ân Lai làm ăn bết bát quá. Năm 1976. Sau khi Chu Ân Lai mất, Mao Trạch Đông lại cách chức ĐTB, chỉ còn danh hiệu đảng viên và còn hộ khẩu ở Bắc Kinh. Bị quản chế 3 tháng. Tháng 6 năm 1976. Sau khi “Bè Lũ Bốn Tên” bị lật đổ, ĐTB lại được phục hồi chức vụ. Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản đã tàn sát gần 10 triệu người chỉ là để thanh trừng phe nhóm Lưu Thiếu Kỳ, sau khi Mao Trạch Đông bị mất uy tín do thất bại của Bước Đại Nhảy Vọt. Lưu Thiếu Kỳ đã yêu cầu Mao hãy chấm dứt cuộc CMVH, đừng trừng phạt ai nữa, nếu cần, thì hãy trừng phạt Lưu nầy mà thôi. Qua cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Mao Trạch Đông đã đạt được mục đích là củng cố và duy trì quyền lực. Nhìn lại sự kiện bi thảm nầy, không có một tí gì gọi là cách mạng cả, mà cực kỳ phản văn hóa, vô nhân đạo và còn đày đọa đến tận cùng giai cấp nghèo khổ, vô sản. Đối với người Việt Nam, thì hầu như nhà nào ở miền Bắc cũng phải treo hình của Mao Trạch Đông và Mác, Lenin cả. Biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi Mao của Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư... nào là: Mao Trạch Đông là mặt trời, là cứu tinh, là ngôi sao sáng nhất, là cây đại thọ, là ngọn hải đăng, là Ông hiền từ, là Bác Nhân ái, là vị lãnh tụ anh minh... Bọn a dua nịnh bợ xem những lời của Mao là chân lý vĩnh cửu. 3. Những vụ thanh trừng trong đảng Cộng Sản Việt Nam 3.1. Những vụ hạ bệ Bất đồng ý kiến về việc thiết lập chính sách và kế hoạch quốc gia là việc bình thường. Cùng là “đồng chí” với nhau, nếu cùng một mục đích phục vụ quốc gia dân tộc thì mọi bất đồng ý kiến có thể bàn bạc với nhau để đi đến nhất trí và thống nhất hành động. Cần gì phải kéo bè, kéo đảng để hạ độc thủ cho nhau. Đó chẳng qua là những đám tay sai ngoại bang, Nga và Tàu. Hai quan thầy không thể sống chung hòa bình với nhau, thì bảo sao các đám đàn em làm như thế cho được? Hồ Chí Minh gọi tình trạng đó là “Sự chia rẽ trong đảng”, và trước khi nhắm mắt, viết di chúc kêu gọi đoàn kết. Hoàng Văn Hoan sợ bị Lê Duẩn-Lê Đức Thọ thanh trừng cho nên phải chạy trốn sang Trung Cộng năm 1988. Võ Nguyên Giáp bị Lê Duẩn-Lê Đức Thọ đì từng bước, từ đại tướng cầm quân, đến đại tướng cầm quần chị em, rồi chả còn cái gì để cầm nữa, thì hoàn toàn bị hạ bệ và bị cô lập khỏi quyền lực. Nói không ai nghe. Viết chẳng ai trả lời. Sinh hoạt của đảng CSVN giống như những câu chuyện trong “thâm cung bí sử” cho nên mới có những “cụm từ” cung vua, phủ chúa, thái thượng hoàng... Chỉ có những người trong cuộc tiết lộ ra ngoài thì bàng dân thiên hạ mới biết được. Nhờ nhật ký của Đoàn Duy Thành phanh phui thì đồng bào mới biết được sự đấu đá nhau để tranh giành quyền lực giữa Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu. Đến như Hồ Chí Minh khi về già cũng bị Duẩn-Thọ hạ bệ, loại ra khỏi quyền lực. Trong nhật ký, Nguyễn Văn Trấn viết: “Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ Chí Minh, ai mà được Lê Đức Thọ để ý và có cảm tình, thì má thằng đó, đẻ nó đêm rằm tháng bảy” (tươi sáng, huy hoàng) “Tao nói cho mầy nghe, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh, tao nghe thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn Chí Thanh vô thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên viên nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, chuyện nước giao cho Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng Statu-quo Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên nó muốn làm Khổng Tử nầy, khó lật nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng. Mầy coi, coi có tội nghiệp không, đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, bận đồ lụa gụ, chủ trì Hội nghị mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai, tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi nghe chướng tai quá, lão quay vô, đưa tay xin nói, thì thằng Thọ “lễ phép Bắc Hà”: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã nào”. Tao đếm lão Hồ đã đưa tay mấy lần mà lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn” (Hồi ký “Viết cho mẹ và Quốc hội, Nguyễn Văn Trấn, trang 328) Vụ tranh chấp bộ ba “Mười-Anh-Kiệt” đã xì ra những sự việc như sau: Lê Đức Anh là phu cạo mủ, làm việc cho Tây ở đồn điền, đã khai gian lý lịch về ngày được kết nạp vào đảng, đồng thời đã đánh đập hà hiếp công nhân cạo mủ... Bộ ba đã cố bám lấy quyền lực, đã hết nhiệm kỳ mà vẫn cố lì ở lại làm “Thái Thượng Hoàng”, tức là cố vấn cho Bộ Chính Trị TW Đảng. Bám quyền lực như Lê Đức Anh, bị tai biến mạch máu não, liệt nhẹ bán thân, mà không chịu nghỉ hưu. 3.2. Một loạt những cái chết bí ẩn Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không thoát khỏi đặc điểm chung của các đảng Cộng Sản: đó là thanh trừng. Nhiều tác giả nêu lên những cái chết đầy bí ẩn được cho là thanh trừng nội bộ. Cụ thể như những cái chết của: Lâm Đức Thụ, Dương Bạch Mai, của các đại tướng: Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, thượng tướng Đinh Đức Thiện… III. Kết luận “Stalin đã sát hại 2/3 Ủy Viên Chính Trị Bộ, khoảng 3/4 Ủy Viên Trung Ương thời Lênin và khoảng 20 triệu dân Nga. Mao Trạch Đông cũng đã hãm hại nhân vật thứ 2 như Lâm Bưu, rồi Chủ Tịch Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Bành Đức Hoài..., chính Đặng Tiểu Bình cũng 3 lần bị hạ bệ và khoảng 60 triệu dân TQ. CSVN cũng không thoát khỏi những hành vi man rợ thuộc loại này”. (Đỗ Thông Minh) Mục đích của thanh trừng là loại đối thủ để củng cố và bảo vệ quyền lực. Hình thức “hợp pháp” là dùng cơ quan truyền thông trong tay, bịa chuyện, chụp mũ, bôi nhọ. Ở mức độ nặng hơn là bắt người tra tấn, mớm cung hoặc dùng cơ quan mật vụ trong tay ngụy tạo hồ sơ và cuối cùng loại đối thủ ở những kỳ Đại Hội Đảng trong mục sắp xếp lại nhân sự của Bộ Chính Trị. Đồng thời với việc hạ uy tín đối phương là việc suy tôn mình trong chính sách sùng bái cá nhân. Stalin đã đẻ ra chính sách nầy và nó được áp dụng rập khuôn trong đảng Cộng Sản Trung Quốc và đảng CSVN. Mao Trạch Đông in hàng triệu quyển sách nhỏ “Mao Tuyển”, “Hồng Bảo Thư”phát cho sinh viên, nghỉ học để đi làm công tác thanh trừng. Mao lội trên sông Dương Tử rồi phổ biến rầm rộ. Chính sách sùng bái cá nhân tạo ra một lớp người xu nịnh, lừa thầy phản bạn như Lâm Bưu. Bịa chuyện thần thánh hóa, tạo ra nhiều huyền thoại chung quanh mình. Mao kể lại cho nhà báo Edgar Snow về cuộc chiến đấu rực lửa của Hồng quân khi qua cầu Đại Đô rằng “sáu hàng xích sắt lớn nối hai đầu cầu được nung đỏ, phía trước là những ụ súng máy nhả đạn không ngừng, thế mà Hồng quân vẫn bò qua...” Nghe đến đây, dù người dễ tin cách mấy cũng thấy có điều không ổn, không hợp lý, không có thật. Đúng là Mao đã thần thánh hóa quân đội của mình. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lấy tên một người là Trần Dân Tiên, viết chuyện tự đề cao mình. Trúc Giang