8.12.13

Xin Lỗi Tháng Tư !

Xin Lỗi Tháng Tư !
Bình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưn
g! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?

Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc 
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối
.

BÌNH-NGỌC

5.12.13

CờĐỏSaoVàngLàCờCuáTỉnhPhúcKiếnTCdoHCMmangVềVN





CờĐỏSaoVàngLàCờCuáTỉnhPhúcKiếnTCdoHCMmangVềVN.


CHỨNG MINH CHO MỌI NGƯỜI THẤY CỜ VIỆT NAM DO HỒ CHÍ MINH ĐEM VÊ NƯỚC - CỜ ĐỎ SAO VÀNG LÀ CỜ CỦA TỈNH PHÚC KIẾN TRUNG QUỐC. 

  • Vào năm 2002, trang mạng worldstatesmen chấm org là một trang mạng lưu trử những di tích chi tiết về lịch sử đã đưa ra tiểu sử những lá cờ của Trung Quốc. Một trong những lá cờ Trung Quốc thuộc Tỉnh Phúc Kiến. Lá cờ đại diện cho Chủ Tịch Phúc Kiến có từ năm 1933 - 1934 là cờ gốc của CSVN.

    "Chairman of the People's Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 - 21 Jan 1934 Li Jishen (b. 1884 - d. 1959)"

    Sau khi dân mạng tìm thấy được lá cờ CSVN ăn cắp cờ của Tỉnh Phúc Kiến thì vấn đề nầy được đưa lên rầm rộ trên các diễn đàn yahoo, các blogs cá nhân thì Đảng CSVN đã tìm cách liên lạc với trang mạng worldstatesmen để xóa và lấy CHI TIẾT lịch sử ĐỘNG TRỜI nầy xuống.

    Có thể Đảng CSVN đã trả cho trang mạng worldstatesmen một số tiền rất lớn, có thể là vài trăm nghìn đô hay cả triệu đô không chừng. Đảng CSVN đang làm hết sức để nhằm che giấu chứng tích lịch sử nầy.

    Lá cờ Tỉnh Phúc Kiến và cũng là cờ ĐỎ SAO VÀNG của CSVN được chưng bày trên worldstatesmen được vài tháng sau thì bị biến mất.

    Bây giờ nếu bạn vào tranghttp://www.worldstatesmen.org/China.html thì sẽ không còn nhìn thấy chi tiết như Thùy Trang nêu trên nữa, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy được chi tiết nầy qua CACHE ghi lại những trang mạng cũ, lưu trử từ năm 2002http://web.archive.org/.

    Đường link để tìm thấy hình ảnh mà Thùy Trang chứng minh nêu trên tại nơi đây:
    http://web.archive.org/web/20021010094056/http://worldstatesmen.org/China.html

    Xin các bạn giúp Thùy Trang một tay, phổ biến tin nầy thật nhanh và rộng.

    Sau khi cái stt nầy đưa ra, có thể Đảng CSVN sẽ tìm cách trả tiền bạc triệu đô để xóa dấu tích trong CACHE nầy luôn. Nếu chúng ta phổ biến nhanh, kịp thời thì dù có xóa CACHE lưu trử kia sẽ không còn tác dụng vì nhiều người đã biết.

    Hãy giúp 1 tay, share đồng thời phổ biến rộng, càng nhanh càng tốt trước khi CSVN tìm cách xóa cache cũ củaweb.archive.org

    Trân trọng

    Nguyễn Thùy Trang







3.12.13

Bao giờ người dân Việt nam?

Bao giờ người dân Việt nam
Biểu tình lật đổ chế độ độc đãng CSVN ?

 

LTS-Tiền caesars trả caesars, tiền xương máu nhân dân Thái trả cho quốc gia Thái lan.


Thái Lan, nhân dân biểu tình quyết lật đổ gia đình tài phiệt "ba tàu" Thaksin

Người dân biểu tình Thái chiếm đài truyền hình, Thủ tướng di tản

Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người dân biểu tình Thái Lan trong ngày 1/12 đã tăng nhiệt khi lực lượng chức năng dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông. Người biểu tình đã chiếm 3 đài truyền hình và khiến thủ tướng Yingluck phải di tản.
Theo tờ Nation của Thái Lan, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình chống chính phủ tại nhiều khu vực ở Bangkok, sau khi một số người tìm cách tràn vào văn phòng chính phủ và trụ sở Cảnh sát hoàng gia Thái Lan trong hôm nay.
Thái lan, biểu
 tình
Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan ngày một căng thẳng.
Người biểu tình cũng đã bao vây ít nhất 3 đài truyền hình và yêu cầu các đài này phát sóng quan điểm của người biểu tình. Lãnh đạo của các đài này đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của người biểu tình và sau đó đã đồng ý yêu sách này.
Theo hãng tin AP, trong số 3 đài truyền hình bị chiếm có đài PBS của chính phủ Thái Lan, một đài truyền hình tư nhân và một đài truyền hình của quân đội.
Những hình ảnh được ghi lại từ hiện trường cho thấy người biểu tình đã kéo đổ các hàng rào bằng bê tông bên ngoài Văn phòng chính phủ, nhưng bị lực lượng chức năng đẩy lùi bằng vòi rồng và hơi cay.
Người biểu tình tụ tập phía trước trụ sở cơ quan cảnh sát đã hô khẩu hiệu đòi cảnh sát ngừng tuân lệnh của chính phủ thủ tướng Yingluck cũng như ông Thaksin Shinawatra.
Tổng cộng đã có hơn 21.000 cảnh sát và khoảng 1000 binh sỹ quân đội được triển khai để bảo vệ 10 tòa nhà chính phủ trước người biểu tình.
Trung tá cảnh sát Kissana Phatsanacharoen, người phát ngôn của Trung tâm giám sát hòa bình và trật tự cho biết: “Chúng tôi quyết định triển khai binh sỹ quân đội để đảm bảo sự an toàn của những địa điểm then chốt, bao gồm các sân bay, nhưng các binh sỹ đều không có vũ trang và được lệnh không sử dụng vũ lực”.
Trong khi đó Phó thủ tướng Phongthep Thepkanjana cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng lãnh đạo người biểu tình đang cố gắng để khiến chính phủ sử dụng vũ lực, nhằm giành thêm sự ủng hộ đối với nỗ lực của họ”.
Trong sáng nay, bà Yingluck đã dành gần hết cả buổi sáng để họp tại một đồn cảnh sát ở Bangkok, nhưng sau đó phải hủy một buổi phỏng vấn với các phóng viên và được di tản tới một địa điểm không xác định. Theo Wim Rungwattanajinda - thư ký của bà Yingluck, bà phải di tản bởi hơn 100 người biểu tình “đã tìm cách tấn công bà” và tìm cách đột nhập vào.
Sau đó có tin đồn cho rằng vị nữ thủ tướng đã rời bỏ Thái Lan ra nước ngoài. Tuy nhiên sau đó chính phủ đã bác bỏ thông tin này.
Trong diễn biến mới nhất, theo BBC, lãnh đạo phe biểu tình đã kêu gọi tổng đình công trong ngày mai.

Người dân biểu tình Thái chiếm đài truyền hình, Thủ tướng di tản

Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan trong ngày1/12 đã tăng nhiệt khi lực lượng chức năng dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông. Người biểu tình đã chiếm 3 đài truyền hình và khiến thủ tướng Yingluck phải di tản.
Theo tờ Nation của Thái Lan, cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình chống chính phủ tại nhiều khu vực ở Bangkok, sau khi một số người tìm cách tràn vào văn phòng chính phủ và trụ sở Cảnh sát hoàng gia Thái Lan trong hôm nay.
Thái lan, biểu tình
Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình Thái Lan ngày một căng thẳng.
Người biểu tình cũng đã bao vây ít nhất 3 đài truyền hình và yêu cầu các đài này phát sóng quan điểm của người biểu tình. Lãnh đạo của các đài này đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của người biểu tình và sau đó đã đồng ý yêu sách này.
Theo hãng tin AP, trong số 3 đài truyền hình bị chiếm có đài PBS của chính phủ Thái Lan, một đài truyền hình tư nhân và một đài truyền hình của quân đội.
Những hình ảnh được ghi lại từ hiện trường cho thấy người biểu tình đã kéo đổ các hàng rào bằng bê tông bên ngoài Văn phòng chính phủ, nhưng bị lực lượng chức năng đẩy lùi bằng vòi rồng và hơi cay.
Người biểu tình tụ tập phía trước trụ sở cơ quan cảnh sát đã hô khẩu hiệu đòi cảnh sát ngừng tuân lệnh của chính phủ thủ tướng Yingluck cũng như ông Thaksin Shinawatra.
Tổng cộng đã có hơn 21.000 cảnh sát và khoảng 1000 binh sỹ quân đội được triển khai để bảo vệ 10 tòa nhà chính phủ trước người biểu tình.
Trung tá cảnh sát Kissana Phatsanacharoen, người phát ngôn của Trung tâm giám sát hòa bình và trật tự cho biết: “Chúng tôi quyết định triển khai binh sỹ quân đội để đảm bảo sự an toàn của những địa điểm then chốt, bao gồm các sân bay, nhưng các binh sỹ đều không có vũ trang và được lệnh không sử dụng vũ lực”.
Trong khi đó Phó thủ tướng Phongthep Thepkanjana cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng lãnh đạo người biểu tình đang cố gắng để khiến chính phủ sử dụng vũ lực, nhằm giành thêm sự ủng hộ đối với nỗ lực của họ”.
Trong sáng nay, bà Yingluck đã dành gần hết cả buổi sáng để họp tại một đồn cảnh sát ở Bangkok, nhưng sau đó phải hủy một buổi phỏng vấn với các phóng viên và được di tản tới một địa điểm không xác định. Theo Wim Rungwattanajinda - thư ký của bà Yingluck, bà phải di tản bởi hơn 100 người biểu tình “đã tìm cách tấn công bà” và tìm cách đột nhập vào.
Sau đó có tin đồn cho rằng vị nữ thủ tướng đã rời bỏ Thái Lan ra nước ngoài. Tuy nhiên sau đó chính phủ đã bác bỏ thông tin này.
Trong diễn biến mới nhất, theo BBC, lãnh đạo phe biểu tình đã kêu gọi tổng đình công trong ngày mai.

Người dân biểu tình Thái Lan quyết lật đổ chính phủ vào cuối tuần

Cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban, lãnh đạo cuộc biểu tình chống chính phủ, đêm qua (29/11) tuyên bố Chủ nhật (1/12) sẽ là "Ngày Thắng lợi của Nhân dân" khi những người biểu tình hoàn tất việc chiếm đóng các cơ quan đầu não, bao gồm Tòa nhà Chính phủ.

Thái Lan, biểu tình , Suthep Thaugsuban
 Người biểu tình bên ngoài trụ sở quân đội Thái Lan hôm 29/11. (Ảnh: EPA)
Phát biểu trước đám đông hơn 20.000 người đang reo hò, ông Suthep cho biết tất cả các cơ quan nhà nước tại Khu nhà Chính phủ ở Nonthaburi sẽ bị chiếm đóng từ đêm 29/11, đồng thời khuyên các quan chức làm việc trong khu vực này nên ở nhà vào hôm thứ Hai tuần tới và chờ cho tới khi có thông báo từ nhóm nổi dậy.
Phản ứng trước kế hoạch của ông Suthep, phó thủ tướng Thái Lan Pracha Promnok đã cảnh báo người dân không tham gia cuộc biểu tình chống chính phủ. Phát biểu trên truyền hình, ông Pracha nói rằng hành động của ông Suthep đã vi phạm pháp luật.
"Hành động của ông ấy đã gây rathiệt hại chođất nướcvà không ông ấy sẽ gây ra bao nhiêu tổn thất nữatrong tương lai,vì vậy mọi ngườiphảisuy nghĩ cẩn thậntrước khitham gia vàocác cuộc biểu tình",phó thủ tướng Thái Lan kêu gọi.
Ông cho biếtnhà chức tráchan ninh sẽtheo tuân theo cáctiêu chuẩn quốc tếtrong việc đối phóvớingười biểu tình.Các nhà chức tráchcũng sẽ sử dụngcác biện pháphòa bình và phi bạo lực.
"Chính phủ tôn trọng quyền bày tỏ ý kiến của người dân, nhưng việc thực hiện quyền lợi và tự do phải nằm trong khuôn khổ pháp luật," ông Pracha nói.
Xuất hiện vào đêm qua (29/11) tại Khu nhà Chính phủ, nơi những người biểu tình đã chiếm đóng một phần vào hôm 27/11, ông Suthep thông báo về việc "chiếm giữ hoàn toàn" để tạo điều kiện cho một cuộc "cách mạng nhân dân".
Cựu phó thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh người dân Thái Lan phải cùng nhau đứng lên để mang lại chiến thắng. "Chiến dịch sẽ bắt đầu vào đêm nay. Chúng ta đang đứng ở đây [Khu nhà Chính phủ] và sẽ chiếm đóng những phần còn lại."
Cùng ngày, khoảng 1.000 người biểu tình xông vào trụ sở quân đội ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, đồng thời bao vây trụ sở đảng Vì Nước Thái của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Người biểu tình Thái bủa vây trụ sở quân đội, đảng cầm quyền

Người biểu tình ở Thái Lan bắt đầu nhắm tới trụ sở của quân đội khi các cuộc tuần hành chống chính phủ nước này bước sang ngày thứ 6 liên tiếp.
Thêm nhiều người biểu tình cũng tập trung bên ngoài trụ sở đảng cầm quyền như một phần của các nỗ lực đòi chính phủ từ chức.

Thái Lan, biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra
Cảnh sát chống bạo loạn làm nhiệm vụ bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia Thái Lan ở thủ đô Bangkok ngày 28/11 trước làn sóng biểu tình chống chính phủ rầm rộ.

Hôm 28/11, Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi người biểu tình ngừng hành động, sau khi bà vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Tuy nhiên, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban bác bỏ kêu gọi này.
"Chúng tôi sẽ không cho họ làm việc nữa", nhà cựu lập pháp cấp cao thuộc phe đối lập tuyên bố trong một bài phát biểu cùng ngày.
Tại trụ sở quân đội ở Bangkok, người biểu tình mở cửa và hiện họ đang có mặt bên trong tòa nhà", một phát ngôn viên quân đội Thái Lan xác nhận. Bà này cho biết thêm rằng lúc đó chỉ huy quân đội không có mặt tại văn phòng của ông.
"Chúng tôi muốn biết quân đội đứng về phía nào". hãng tin Reuters dẫn lời một người biểu tình.
Thái Lan, biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra
Người biểu tình cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị anh trai bà giật dây.

Trong khi đó, an ninh đã được thắt chặt xung quanh trụ sở đảng Pheu Thai cầm quyền. 
"Chúng tôi đang triển khai hai đội cảnh sát (khoảng 300 sĩ quan) tại trụ sở của Pheu Thai sau khi họ yêu cầu bảo vệ", phó chỉ huy cảnh sát quốc gia Thái Lan Worapong Siewpreecha cho biết. 
Trong tuần qua, người biểu tình chống chính phủ đã bao vây và chiếm cứ trong thời gian ngắn nhiều tòa nhà công quyền nhằm làm gián đoạn hoạt động của chính phủ. Trong các cuộc biểu tình vốn diễn ra ôn hòa cho đến nay, những người tham gia còn cắt nguồn điện của trụ sở cảnh sát quốc gia và buộc cơ quan chống tội phạm hàng đầu của Thái Lan phải sơ tán. 
Người biểu tình cho rằng chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị giật dây bởi anh trai của bà, vị cựu Thủ tướng bị lật đổ đang phải sống lưu vong Thaksin Shinawatra.
Thái Lan,  biểu tình, chống chính phủ, Yingluck Shinawatra
Người biểu tình đòi chính phủ của Thủ tướng Yingluck phải từ chức.

Bà Yingluck đã viện đến một số quyền hạn đặc biệt để áp lệnh giới nghiêm và phong tỏa một số tuyến đường. Cảnh sát cũng đã ra lệnh bắt giữ đối với ông Suthep nhưng đến giờ họ vẫn chưa có động thái gì nhằm thực hiện lệnh này.
Trong một bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Yingluck kêu gọi người biểu tình nên đàm phán với chính phủ. "Chính phủ không muốn lao vào bất kỳ một trò chính trị nào bởi vì chúng tôi tin rằng nó sẽ khiến cho nền kinh tế này suy yếu", bà nhấn mạnh.
Ước tính 100.000 người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình chống chính phủ ở Bangkok trong ngày đầu tiên (Chủ Nhật, 24/11) và con số này giảm dần trong những ngày tiếp theo. Lượng người biểu tình vào cuối tuần này được cho là sẽ tăng trở lại. 
Thái Lan đang đối mặt với làn sóng biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010, khi hàng nghìn người "Áo đỏ" ủng hộ Thaksin chiếm giữ các khu vực chủ chốt ở thủ đô Bangkok. Hơn 90 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng vì bạo lực trong cuộc biểu tình ngồi kéo dài 2 tháng khi đó.

Cơ quan chính phủ bị vây hãm, biểu tình lan rộng ở Thái

Đảng cầm quyền Thái Lan đã cáo buộc những người biểu tình đã gây ra tình trạng hỗn loạn và cố gắng lật đổ chính phủ vào hôm thứ Ba sau khi hàng ngàn người đổ ra các đường phố ở thủ đô Bangkok, vây hãmcác cơ quan chính phủ, đồng thời đe dọamở rộng cuộc biểu tình ra toàn quốc.


biểu tình, Thái Lan, Yingluck
 Shinawatra, Suthep Thaugsuban
Người biểu tình chống chính phủ đổ ra các đường phố tại thủ đô Bangkok. (Ảnh: Getty Images)
Những người biểu tình đã bao vây Bộ Nội vụ vào hôm qua (26/11) và đe dọa cắt điện tại các Bộ Nông Nghiệp, Du lịch và Giao thông. Những hành động này diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao và Tài chính bị chiếm đóng vào hôm thứ Hai.
"Chiếm đóng các cơ quan chính phủ chỉ có thể được coi là một cuộc nổi dậy," Kokaew Pikulthong, một thành viên của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái), đảng đang cầm quyền ở Thái Lan, nói.
Đảng Pheu Thai cho biết đã đệ đơn lên Văn phòng Tổng Chưởng lý Thái Lan cáo buộc những người biểu tình đang cố lật đổ chính phủ. Theo ông Kokaew, những người biểu tình "muốn nước Thái rơi vào tình trạng hỗn loạn".
Các lãnh đạo cuộc biểu tình, do những nhân vật đối lập dẫn đầu, đang theo đuổimục tiêudường nhưviển vôngvề việc diệt tận gốc ảnh hưởng của Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đối với Thái Lan. Thaksin Shinawatra, ông trùm truyền thông một thời ở Thái Lan, đã phải sống lưu vong từ năm 2008 sau khi bị kết tội lạm dụng chức quyền. Ông Thaksin hiện vẫn có ảnh hưởng tại quốc gia này và em gái ôngYingluck Shinawatra đang là thủ tướng.

biểu tình, Thái Lan, Yingluck Shinawatra, Suthep Thaugsuban
Cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuba
 Tòa án Hình sự Thái Lan hôm thứ Ba đã phê chuẩn lệnh bắt giữ ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh cuộc biểu tình chống chính phủ lần này, cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2010. Ông Suthep là cựu phó thủ tướng, cũng là cựu nghị sĩ đảng Dân chủ. 
"Tôi nhấn mạnh rằng, đây là biện pháp tốt nhất để lật đổ hệ thống của ông Thaksin mà không phải đổ máu," một thông điệp được đăng trên Facebook của ông Suthep.
Trong một bài phát biểu với những người ủng hộ vào cuối hôm thứ Ba, ông Suthep cũng đã kêu gọi những người biểu tình "bao vây" tất cả các bộ tại Bangkok và các cơ quan chính phủ trên toàn quốc vào hôm nay (27/11).
Được biết, lệnh bắt giữ trên do ông Khachonsak Pansakhon, cục phó Cục Cảnh sát Thủ đô (MPB) yêu cầu.
Jesada Anujaree, luật sư đại diện cho ông Suthep, đã sớm đệ đơn phản đối yêu cầu của MPB.
Jesada cho rằng nếu những người biểu tình do ông Suthep dẫn đầu bị coi là phạm pháp, thì đám đông những người Áo đỏ ủng hộ chính phủ tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala cũng nên bị xem là vi phạm Đạo luật An ninh Nội bộ.
Trong khi đó, Jatuporn Prompan, một trong những thủ lĩnh chủ chốt của phe Áo đỏ, nhấn mạnh rằng những người Áo đỏ sẽ tiếp tục cuộc biểu tình tại Sân vận động Quốc gia Rajamangala cho tới khi những người biểu tình chống chính phủ giải tán.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua cho biết bà sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán với ông Suthep và cũng sẽ chào đón ông tới diễn đàn cải cách chính trị của chính phủ.

Phe biểu tình ra tối hậu thư cho Thủ tướng Thái

Sau khi "ngày thắng lợi" thất bại, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban cho biết, đã họp tay đôi với Thủ tướng Yingluck Shinawatra theo yêu cầu của lực lượng vũ trang.

Phe biểu tình, ra tối hậu thư,Thủ tướng Thái
Tại cuộc gặp diễn ra khoảng 8h30 tối qua, thay vì thương thuyết, ông Suthep Thaugsuban ra tối hậu thư cho người đứng đầu chính phủ. Đó là, có hai ngày để trao trả quyền lực cho nhân dân.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trước những người biểu tình tại tòa nhà chính phủ, lãnh đạo biểu tình còn cho hay, cuộc gặp với bà Yingluck diễn ra trước các lãnh đạo lực lượng vũ trang, gồm cả tổng tham mưu trưởng quân đội - tướng Prayuth Chan-ocha.
Theo ông Suthep, cuộc gặp diễn ra tại một địa điểm không tiết lộ, không phải là để đàm phán với bà Yingluck. Cuộc gặp là để nói lên lập trường của Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) - nhằm vào cuộc cải tổ chính trị của Hội đồng nhân dân. Thủ tướng từ chức và giải tán Quốc hội vẫn không đủ làm người biểu tình thỏa mãn.
"Không thương thuyết và không thỏa hiệp", ông Suthep nói và nhấn mạnh rằng đó sẽ là cuộc gặp cuối cùng giữa hai người. "Đó là cuộc gặp duy nhất và sẽ không có lần thứ hai cho tới khi thắng lợi về tay nhân dân".
Hiện chưa có xác nhận về tuyên bố của ông Suthep, cũng như của lực lượng vũ trang và Thủ tướng Yingluck hay văn phòng Thủ tướng.
Lãnh đạo biểu tình Suthep cho biết, lực lượng vũ trang cũng nói rõ lập trường vì đất nước của mình. "Nhân dân đang chờ đợi quyết định của các vị", ông này cho biết, đã nói như vậy với các tướng lĩnh ở nước này.
Ông Suthep không nói rõ những lãnh đạo lực lượng vũ trang nào có mặt tại cuộc gặp
v
Sáng qua, tổng tham mưu trưởng quân đội Thái đã kêu gọi ông Suthep hội đàm với bà Yingluck - kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu quân đội có tiếng nói kể từ khi ông Suthep lãnh đạo cuộc biểu tình kéo dài một tháng nhằm chấm dứt chính quyền Thaksin.










gia đình tài phiệt " ba Tàu" Thaksin Shinawatra cướp tiền của nhân dân Thái lan dấu tiền tỷ ở Anh quốc

Net Worth
  
$1.7 B As of July 2013
Thái lan, biểu tình
Thái lan, biểu tình
 Thái lan, biểu tình
Thái lan, biểu
 tình 
 Thái lan, biểu tình
Thái lan, biểu tình 
Thái lan, biểu tình
Thái lan, biểu tình
Thái lan, biểu tình

__._,_.___

1.12.13

Phụ Nữ nhân quyền Việt Nam

Phụ Nữ nhân quyền Việt Nam

Chính quyền cộng sản nước ta mới được vào ngồi trong Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc; mặc dù cả thế giới biết họ vẫn liên tục vi phạm tất cả những quyền làm người trong những năm qua. Nhưng khi biết các chính quyền cộng sản độc tài ở Cu Ba, Trung Quốc cũng được vào ngồi trong đó, thì chúng ta có thể hiểu.
Theo quy tắc của Liên Hiệp Quốc, Châu Á được cử 13 nước vào trong hội đồng gồm 47 nước, các nước Á Châu cứ thế thay phiên nhau, mua bán và trao đổi lá phiếu với nhau, chính quyền nước nào cũng đến lượt được vô ngồi trong hội đồng này, sau khi đã ký giấy cam kết sẽ thi hành các điều khoản trong những tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.
Vì vậy, nhiều người Việt trong nước thấy đây là một cơ hội để công khai đòi hỏi chính quyền cộng sản phải tôn trọng quyền làm người, thực hiện đúng các điều họ đã cam kết. Tại Sài Gòn, một nhóm 40 nhà trí thức đã ký kiến nghị yêu cầu thành lập những hội đồng để thúc đẩy nhân quyền. Ngoài những tên tuổi quen thuộc hay ký tên trong các bản tuyên bố, có nhiều người tư cách đáng kính trọng mà ít khi thấy ký kiến nghị, như nhà báo Huy Ðức và Giáo Sư Ðào Công Tiến. Họ đề nghị hãy lập những “hội đồng nhân quyền,” lập ngay trong guồng máy nhà nước, trong các tổ chức được nhà nước bảo trợ hoặc cho phép. Ðặc biệt họ còn đề nghị tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền của nhân dân nữa. Họ muốn các nhóm đó sẽ lo phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho dân Việt Nam hiểu; đồng thời, “cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam, dựa vào “14 điều cam kết” mà chính quyền đã ký kết khi nộp đơn ứng cử vào Hội Ðồng Nhân Quyền. Ðây là một ý kiến đáng hoan nghênh; nếu nó được thực hiện mà không để chìm vào quên lãng như bao nhiêu sáng kiến đã đưa ra trong mấy năm qua.
Nhưng một nhóm phụ nữ Việt Nam còn tiến bộ hơn 40 nhà trí thức ở Sài Gòn. Họ không viết kiến nghị xin cho tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền. Chính họ đứng lên tổ chức lấy; 34 người họp lại, tự đặt lấy danh hiệu là Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam!
Những vị trong nhóm 40 nhà trí thức có tên tuổi đã làm kiến nghị trên đây chắc chắn phải hoan nghênh sáng kiến mới này. Phải hoan nghênh ngay lập tức và ủng hộ hết mình. Bởi vì khi đề nghị tổ chức những nhóm bảo vệ nhân quyền của nhân dân, thì chính họ cũng là nhân dân, chứ có ai không phải là nhân dân đâu? Toàn là những người đã trưởng thành, có trí tuệ và tin tưởng vào giá trị của những quyền con người; chính mình là nhân dân. Tự mình tổ chức được thì tại sao phải xin ai cho phép, hay chờ coi có ai làm giúp cho mình? Hồi còn sống, Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ đã nói một câu đầy ý nghĩa, rằng người dân không thể xin ai ban cho tự do dân chủ mà phải tranh đấu đòi tự do dân chủ. Ông Nguyễn Hữu Thọ hồi đó chỉ nói mà không thấy làm gì. Ông đang làm phó chủ tịch nhà nước, tức là làm quan chứ không còn làm dân nữa; cho nên ông chỉ cổ động người khác thôi. Bây giờ chính các bà, các cô trong nhóm Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đang thực hiện câu nói của ông Thọ.
Cô Huỳnh Thục Vy là một trong chín người đầu tiên vận động thành lập Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Cô nói rằng những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước luôn đóng vai thụ động, bị động trước những việc đàn áp của chính quyền. “Từ nay, chị em chúng tôi muốn chủ động.” Rất nhiều người đã tự đóng vai chủ động trong việc bảo vệ quyền làm người của họ, trong đó có hai phụ nữ nữa. Mẹ con Bà Phạm Thị Lài đã khỏa thân để ra đứng giữa mảnh đất đang bị chính quyền cướp chiếm giao cho nhà đầu tư khai thác. Họ đau đớn sau khi chồng bà phải tự tử vì không giữ được mảnh đất sinh nhai. Bà Ðặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu khi quyền sống, quyền cư trú bị xâm phạm chỉ vì cô con gái bà là Tạ Phong Tần chống Trung Cộng xâm lăng và bị đàn áp. Ông Ðoàn Văn Vươn tự mình bảo vệ đất đai và công lý cho gia đình mình, dù phải bạo động, khi bị đám tham quan chiếm đoạt. Các bà Phạm Thị Lài, Ðặng Thị Kim Liêng không có khả năng dùng chất nổ, nhưng họ chứng tỏ tinh thần bất khuất không khác gì. Nếu tất cả mọi người dân Việt Nam đều can đảm, không chịu khuất phục như hai bà, thì chắc chắn nước ta không lo sẽ bị nước láng giếng phương Bắc bắt nạt mãi.
Người Việt Nam không quên rằng những cuộc khởi nghĩa đầu tiên “chống Trung Quốc xâm lược” đều do phụ nữ lãnh đạo. Hai Bà Trưng ở Mê Linh cầm đầu cuộc dấy binh kéo theo 65 thành cùng nổi dậy chống quân Hán. Hai thế kỷ sau, bà Triệu Thị Trinh ở Cửu Chân được quân và dân suy tôn là Bà Vua, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô. Hai Bà Trưng và Bà Triệu là những phụ nữ dưới 30 tuổi; riêng Bà Triệu tuổi mới ngoài 20. Các cô Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Trịnh Kim Tiến cũng bắt đầu biết tranh đấu cho quyền làm người vào lớp tuổi đó. Các nữ tướng của Hai Bà Trưng ngày nay còn được dân thờ làm thần trong các làng, thần phả ghi lại sự tích cho biết đa số họ còn trẻ dưới 20 tuổi; trẻ hơn cả cô Nguyễn Phương Uyên.
Cho nên chúng ta có thể tin tưởng vào vai trò đứng đầu sóng ngọn gió của 35 người phụ nữ mới thành lập Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ đủ trí sáng suốt, thông minh, và thừa can đảm để lãnh đạo công cuộc tranh đấu cho quyền làm người của dân Việt Nam.
Bà Dương Thị Tân, vợ của nhà báo tự do Ðiếu Cày đang bị tù, đã nhắn với các quốc gia trong Liên Hiệp Quốc, qua một nhân viên Tòa Ðại Sứ Úc tại Hà Nội, bà nói rằng: “Quý vị biết Việt Nam có một hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhưng quý vị đã bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì quý vị phải chịu trách nhiệm về lá phiếu của mình. Từ nay trở đi, nếu có một trường hợp người Việt Nam nào, đặc biệt và phụ nữ Việt Nam, bị sách nhiễu hoặc bỏ tù thì người đó chính là nạn nhân của Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.” Câu nói này cần được dịch sang đủ các ngôn ngữ trên thế giới để phổ biến.
Cô Huỳnh Thục Vy biết sẽ phải vận dụng các phương pháp đấu tranh như thế nào. Trước hết là phải quảng bá cho thế giới biết tổ chức mới này. Cô nói: “Chúng tôi đã có những kênh liên lạc cần thiết với các tổ chức phi chính phủ (NGO) bảo vệ Nhân quyền quốc tế, với các tòa đại sứ và các báo đài. Việc lên tiếng với giới truyền thông và các nhà ngoại giao là việc vô cùng quan trọng.” Vận động ngoại giao quan trọng thật. Bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam không sợ dân chúng mà chỉ sợ dư luận thế giới tạo áp lực cắt bớt viện trợ hoặc đầu tư. Dùng công an chó săn đánh đập, bắt bớ người dân thì dễ, nhưng không thể đánh hay bắt những người cho tiền hoặc đem tiền đến nước ta làm ăn! Nếu thiếu viện trợ và bị giới đầu tư tẩy chay thì công cuộc kiếm tiền, làm giầu cho gia đình các quan chức sẽ bị đình trệ!
Khác với 40 nhà trí thức Sài Gòn chỉ viết kiến nghị xin lập ra các hội đồng nhân quyền mà không nói rõ các hội đồng này phải làm gì nếu chính quyền không tôn trọng quyền làm người của dân; 35 phụ nữ biết công việc của họ là phải làm gì. Và họ nêu lên những việc rất cụ thể và hữu ích.
Cô Huỳnh Thục Vy nói đến những việc làm như: “Trợ giúp tài chính, viếng thăm thân nhân của người bị đàn áp là việc tiếp theo. Cuối cùng nếu một người bị bắt, chúng tôi sẽ tìm kiếm luật sư và vận động các nhà ngoại giao các quốc gia tự do tạo áp lực chính quyền trả tự do cho người bị bắt.”
Những công việc trên đây là việc chung của tất cả mọi người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cộng sản ở bên Nga, bên Tàu đều phải hỗ trợ những nhà tranh đấu đòi dân chủ tự do ở trong nước và gia đình họ. Phải tạo dư luận trên trường ngoại giao khắp thế giới để đòi chính quyền cộng sản tôn trọng những điều họ cam kết khi xin vào ngồi trong Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Vì vậy, chúng ta cần nhiệt liệt hưởng ứng những người đang đi tiên phong, Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ là những bà Aung San Suu Kyi của nước Việt Nam.
Ngô Nhân Dụng