12.6.14

Hội nghị thành đô CSVN bán nước

 


 
Hội Nghị Thành Đô 1990 
Đảng CSVN Chính Thức Bán Nước Toàn Diện


 

1* Mở bài


Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau:

“Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn"phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Ông Thanh nói:"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi." (Phùng Quang Thanh)

Ông Thanh ví cuộc tranh chấp như mâu thuẩn trong một gia đình rất đúng. Về mâu thuẩn gia đình thì Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và phái đoàn của đảng CSVN đã xin cho Việt Nam được làm một khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Bắc Kinh, và đã được “Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc “gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)

Mâu thuẩn trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là hiện thực, Tây Tạng và Tân Cương là một chứng minh cụ thể.

GS Carl Thayer cho biết: "Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể", do đó ta có thể nhận ra 'mâu thuẫn gia đình' nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu”. Đó là lời xác nhận của một cán bộ Việt Cộng cao cấp thuộc Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao, đã tuyên bố sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1990.

Bài nầy nêu những bằng chứng cụ thể để chứng minh hoạt động của hai bên Việt-Trung trong chương trình 30 năm về mọi mặt gọi là “đại cuộc”, và ngụy trang bằng cụm từ “16 chữ vàng”

Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đã cấy sinh tử phù và đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán ngụy hiện nay như cá nằm trên thớt, vô phương cục cựa.

Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành sự kiện vĩ đại đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 16 chữ vàng.

Tuyên bố của Phùng Quang Thanh thật đúng là lời thú tội kinh hoàng đối với người Việt trong nước.

Cho dù Wikileaks không tiết lộ, xem như không có biên bản đó, thì xuyên qua những hành động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước.

2* Đảng Cộng Sản Việt Nam xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh
Từ trái qua phải. Lý Bằng, Giang Trạch Dân (nắm tay Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng (chắp tay).
Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư., (3) Phạm Văn Đồng,
(4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân),
5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), 6) Lý Bằng, 7) Đỗ Mười, 9) Hồng Hà (bìa phải).
Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tài liệu chi tiết như sau:

“Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh , Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ”.

“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.

“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Hết trích)

3* Bí mật của chương trình 30 năm sát nhập Việt Nam vào Trung Cộng
Hội nghị tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, nhưng nội dung CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc là bí mật.

Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện”…

Những cụm từ nêu trên là cái nhãn hiệu che giấu chương trình 30 năm ở Thành Đô.

4* Sự ra đời của “16 chữ vàng”

4.1. Bước mở đầu

Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.

Trung Cộng cho biết con đường hợp nhất của hai nước vô cùng thuận lợi vì đó là những đặc thù về địa lý tự nhiên, chế độ chính trị, văn hoá, xã hội và vận mệnh của hai dân tộc, của hai đảng được xem như một.

“Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan”

Việt Trung tuy hai mà một, tương nhập là lẻ tất yếu và hợp tình, hợp lý.

4.2. Trung Cộng khởi tạo phương châm 16 chữ vàng
 
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó.

Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.

16 chữ vàng:

Láng giềng hữu nghị (mục lân hữu hảo), hợp tác toàn diện (Toàn diện hợp tác), ổn định lâu dài (Trường kỳ ổn định), hướng tới tương lai (Diện hướng vị lai).

Tháng 11 năm 2000 khi tân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang diện kiến thì Giang Trạch Dân nhắc đến và nhấn mạnh, phương châm 16 chữ vàng là cái khung chỉ đạo căn bản và nhất quán để Việt Nam phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Cũng giống như những người tiền nhiệm, Nông Đức Mạnh hạ quyết tâm thực hiện nội dung của 16 chữ vàng.

5* Thực hiện chương trình 30 năm trên cơ sở 16 chữ vàng


5.1. Nội dung chương trình

Chương trình 30 năm Thành Đô được các đời Tổng bí thư CSVN ký kết qua những bản tuyên bố chung về hợp tác toàn diện để Việt Nam hội đủ điều kiện sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

Hợp tác toàn diện về các mặt:

- Việc quản lý đảng, quản lý nhà nước thông qua những cuộc thăm viếng của các lãnh đạo cao cấp hai bên.

- Giao lưu về các mặt: chính trị, kinh tế thương mại, quân sự, văn hóa, hữu nghị nhân dân…từng bước nâng lên tầm cao mới sẵn sàng cho ý nguyện hội nhập theo tinh thần của hội nghị Thành Đô năm 1990.

5.2. Những bước cụ thể đã được thực hiện

5.2.1. Hợp tác toàn diện về việc quản lý đảng và quản lý nhà nước

Các lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước hai bên liên tục có những cuộc viếng thăm quan trọng, không ngừng vun đắp quan hệ hợp tác toàn diện, từng bước nâng lên tầm cao mới để đáp ứng “nguyện vọng của nhân dân hai nước” là hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

1). Những lãnh đạo Trung Cộng sang thăm Việt Nam
Từ tháng 11 năm 1992 đến năm 2013 đã có 8 lãnh đạo cao cấp Trung Cộng đến thăm và làm việc với lãnh đạo đảng CSVN.

Thủ tướng Lý Bằng (tháng 11 năm 1992). Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch Đàng (tháng 11, 1994 và tháng 3, 2002). Chủ tịch nước Giang Trạch Dân (tháng 6, 1996). Thủ tướng Chu Dung Cơ (tháng 11, 1996). Thủ tướng Ôn Gia Bảo (tháng 12, 1996).

Từ 31-10 đến 2-11-2005 Hồ Cẩm Đào kinh lý Việt Nam. Đó là chuyến viếng thăm cao cấp nhất, đầy đủ cương vị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy TW, là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy Việt Nam hội nhập vào Trung Quốc.

Sau đó là viếng thăm của Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Quốc Cường. Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo cấp thấp tới lui rộn rịp.

2). Về phía lãnh đạo Việt Nam sang chầu thiên triều

Tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà thực chất là hoàn tất chương trình 30 Thành Đô, sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Ngoài những bản tuyên bố chung, Việt Nam bị bắt buộc phải thành lập “Ủy Ban Chỉ Đạo Hợp Tác Toàn Diện” để làm việc một cách cụ thể với Ủy ban Hợp tác Toàn diện của Trung Cộng.
Phiên họp lần thứ tư, phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo Hợp Tác Toàn Diện .
Vì sao phải thành lập ủy ban chỉ đạo hợp tác toàn diện? Một quốc gia độc lập chỉ cần xác định chính sách ngoại giao là đủ. Khi cần thì ký những hiệp ước, những thỏa thuận riêng biệt cho mỗi vấn đề.

5.2.2. Hợp tác toàn diện về kinh tế với Bắc Kinh

1). Thiết lập những nguyên tắc luật pháp căn bản về kinh tế

Năm 2005, trong số 44 hiệp định và thỏa thuận về kinh tế và thương mại, Việt Nam và Trung Cộng đã có 20 văn bản thỏa thuận làm căn bản pháp lý trong quan hệ giữa Việt Nam với các địa phương bên Trung Cộng. Đó là: Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán vùng biên giới, Hiệp định thành lập Ủy Ban Việt-Trung về kinh tế và thương mại.

Hiệp định giao thông đường sắt cao tốc và đường bộ, đường hàng không để lưu thông hàng hóa giữa địa phương với trung ương Bắc Kinh.

Từ ngày 1-1-2004 Việt Nam và Trung Cộng thực hiện bãi bỏ thuế xuất, nhập khẩu. Các cặp cửa khẩu hai bên đã được khai thông tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mở ra một thời kỳ giao lưu hàng hóa không biên giới giữa hai bên.

2). Kinh tế Việt Nam đã lệ thuộc vào chính quyền trung ương Bắc Kinh
Hợp tác toàn diện về kinh tế thương mại.
a. Về đầu tư xây dựng

Nhà thầu Trung Cộng hầu như thắng thầu hầu hết những công trình quan trọng với loại thầu trọn gói EPC, còn gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.

EPC là Engineering , Procurement and Construction. (Thiết kế, mua sắn, xây dựng). 

Hiện nay có 90% gói thầu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện, bao gồm những dự án lớn và quan trọng về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất…điều nầy cho biết Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng rồi.

b. Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Thương lái Trung Cộng xâm nhập vào các vùng sâu, dùng thủ thuật giá, mua những thứ như cây tràm cỗ ở Quảng Ngãi, và những thứ không biết để làm gì, nhưng đã để lại những tác hại vô cùng to lớn. Đó là đánh phá thị trường VN.

Nông sản, thực phẩm, hàng công nghiệp giá rẻ, mà không được kiểm soát về chất lượng, vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng Trung Cộng mà dán nhãn sản xuất ở VN. Nhiều trường hợp dán cờ Trung Cộng trên các sản phẩm bày bán ở các siêu thị VN.

Hàng hóa rẻ tiền của Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, giết chết các công ty trung bình và nhỏ trong nước, đưa đến công nhân thất nghiệp.

c. Nhập siêu của Việt Nam chứng tỏ lệ thuộc kinh tế

Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Trung Cộng (TC) 36tỷ 960 triệu USD, trong khi đó xuất khẩu chỉ có 13tỷ 960 triệu USD. Đó là nhập siêu. Sự chênh lệch về cán cân mậu dịch nầy khiến cho VN phụ thuộc vào TC.

TS Lê Đăng Doanh nêu nhận xét: “Mức nhập siêu to lớn nầy gây sức ép rất nặng khiến cho VN phụ thuộc vào TC: mất ngoại tệ, mất thị trường trong nước, công nhân mất việc. Khi người dân mua hàng hóa TC đồng nghĩa với việc trả lương cho công nhân nước nầy”.

5.2.3. Hợp tác toàn diện về văn hóa giáo dục

1). Việt Nam cam kết giáo dục nhân dân về 16 chữ vàng và 4 tốt

Ngày 21-2-2013, Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên BCT dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao sang Bắc Kinh. Hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện cho giai đoạn 5 năm từ 2014-2019.

Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cam kết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc VN (MT/TQ/VN), ông sẽ vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt 16 chữ vàng và 4 tốt để hoàn thành tốt thoả thuận của hai bên từ khi bình thường hóa năm 1990. Ông Nhân cho biết MT/TQ/VN sẽ triển khai chức năng và nhiệm vụ mới trong Hiến pháp 2013 là “giám sát phản biện xã hội” để tăng cường hiểu biết của nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc.

Việt Nam sẽ thực hiện Cung Văn hoá Việt-Trung tại Hà Nội. Trong 15 năm, kể từ 2005 Việt Nam đã cử hơn 100 đoàn đại biểu văn hóa trên các lãnh vực: báo chí, âm nhạc, điện ảnh, kịch nghệ, truyền hình sang tham quan học hỏi và trình diễn ở Bắc Kinh.
2). Giáo dục thanh niên
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Bí thư Thứ nhất TƯ Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh giao lưu với các đại biểu thanh niên hai nước.
Hữu nghị giữa hai đoàn thanh niên khu tự trị VN & Trung Quốc.
Theo một hiệp định, mỗi năm Trung Cộng cấp 130 suất học bổng cho sinh viên VN, đồng thời VN chỉ cấp 15 học bổng cho sinh viên Trung Cộng, có nghĩa là Bắc Kinh đào tạn cán bộ tương lai cho họ.

Việt Nam đưa những đoàn thanh niên sang thăm viếng, hợp tác hữu nghị với thanh niên sắc tộc của các khu tự trị. Nổi bật nhất là Liên hoan thanh niên VN-TQ được tổ chức vào ngày 26-11-2013, 3,000 thanh niên do Nguyễn Thiện Nhân hướng dẫn tham dự liên hoan. Trong diễn văn, ông Nhân cho biết: “Đây là dịp để thế hệ trẻ hai nước kết chặt quan hệ hai đảng, hai nước, không ngừng đơm hoa kết trái, vun đắp tình hữu nghị của hai dân tộc”.

Định hướng dư luận, Lập Viện Khổng Tử, nằm trong hợp tác văn hoá giáo dục cho thanh niên.

16 chữ vàng và 4 tốt là chiêu bài ngụy trang cho chương trình 30 năm để VN hội nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc, nói thẳng ra là chương trình bán nước của đảng CSVN.

5.2.4. Trung Cộng di dân vào Việt Nam

Bọn Tàu khựa vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi luông tuồng như đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn họ đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng người Hoa cả.

Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxit Tây Nguyên đến Cà Mau, có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ xưởng…

Những người di dân tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.

1). Khu phố Tàu Bình Dương
Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố (Chữ Tàu trên cổng vào).
Khu công nghệ cao                                 Khu thể thao.
Tờ Việt Báo tại hải ngoại có bài viết tựa đề: “Cờ Trung Quốc treo rợp Bình Dương: Dân Việt có nguy cơ mất đất”
Theo bài báo thì “Cờ Trung Cộng treo tưng bừng tại Bỉnh Dương để mừng Quốc Khánh lần thứ 90 của Trung Cộng bởi vì người Hoa đang cư ngụ đông đảo ở Phố Tàu nơi đây.

Một bài viết có tựa đề “Phố người Hoa, Rừng người Hoa, sòng bạc người Hoa,…và người Hoa” còn đưa ra quan ngại rằng “trong một tương lai không xa, con cháu người VN sẽ không còn được sống trên quê hương mình”.

Bài báo viết tiếp:

“Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẳng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt sẽ chỉ được sử dụng một phạm vi bao nhiêu bởi vì, biển, rừng, đô thị đều có bóng dáng của người Hoa.

Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó chen chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện 1,000 giường, một khu phức hợp: thể thao, hội nghị, tiệc cưới, một sân golf, các cửa hiệu thương mại và một khu giải trí.

Bọn Tàu khựa sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực VN không được vào kiểm tra cần thiết để nắm quyền kiểm soát khu vực.

Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy hỏi quyền lực quốc gia còn đâu nữa?

6* Những bản tuyên bố chung của lãnh đạo CSVN


6.1. Thỏa thuận 4 điểm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh

Ngày 22-8-2006, Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh thúc đẩy tăng cường quan hệ toàn diện và nhất trí với Hồ Cẩm Đào 4 khía cạnh:

Thứ nhất. Lãnh đạo cao cấp hai bên phải duy trì “quan hệ gần gũi” thông qua những cuộc viếng thăm cấp cao.

Thứ hai. Quan hệ kinh tế thương mại phải được nâng lên nấc thang cao mới, cụ thể hơn.

Thứ ba. Vấn đề lãnh thổ phải luôn luôn đạt được “sự đồng thuận”, bảo đảm ổn định lâu dài. (Nếu đồng thuận thì ổn định)

Thứ tư. Hai bên thống nhất về chính sách ngoại giao, quốc phòng để có nền tảng phát triển bền vững và hữu nghị. 

Năm 2009, tỉnh Hải Nam và Việt Nam nhất trí hợp tác toàn diện về chiến lược quân sự.

(Tại sao một quốc gia lại phải hợp tác với một tỉnh của quốc gia khác?) 

6.2. Bản tuyên bố chung của Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào ngày 15-10-2011

1. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước.

2. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

3. Hai bên đã nhìn lại và tổng kết 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ (1990), khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.( Thôn tính tương lai)

6.3. Bản tuyên bố chung của Trương Tấn Sang

Trong bản tuyên bố chung ngày 21-6-2013 được ký bởi Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, có đoạn ghi như sau:

– Dân sự: Đào tạo nhân dân, văn hóa, giáo dục, y tế, sản xuất, chế biến. Khai thác lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, biên giới, cửa khẩu, biển Đông, rừng núi, đầu tư, khoa học, công nghệ, kinh tế, thương mại, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, dầu khí, giao thông, vận tải và du lịch.

– Chính trị: Xây dựng nguồn máy đảng, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham vấn chính phủ, ban tuyên giáo, ban đối ngoại trung ương, ban lý luận, đào tạo hữu nghị quân, dân, cán chính cao cấp.

– Quân sự: Quân đội, quốc phòng, khí tài, an ninh, ngoại giao.

Kế hoạch toàn diện qui định mỗi bộ phận đặt đường dây nóng tự quản và kết nối quản trị Bắc Kinh. 

(Đường dây nóng tự quản với Bắc Kinh là nhận lịnh trực tiếp từ chính quyền trung ương ở Bắc Kinh)

Ngoài ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam, ưu tiên để 4 tỉnh phía Nam Trung Quốc, như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam được hưởng đặc quyền khai thác toàn diện trên 7 tỉnh biên giới của Việt Nam, như Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Quốc được hưởng qui chế "bất xâm phạm" từ khi có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác khai thác toàn diện trên lưng người Việt Nam.

“Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa các tỉnh, khu vực của hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, hợp tác toàn diện với 4 khu tự trị của Trung Quốc gồm có: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam”.

Trước hết Trung Cộng muốn Việt Nam hội nhập với 4 khu tự trị để trở thành 5 khu tự trị gồm có: Mãn, Tạng, Hồi, Mông và khu tự trị mới là Việt Nam. Và cờ Trung Cộng trở thành 6 ngôi sao mà VN đã dùng để chào mừng Tập Cận Bình vừa qua.

Thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Cộng mà đòi hợp tác toàn diện với 7 tỉnh Việt Nam, tạo điều kiện dễ dàng và hợp pháp cho thương lái, nhân viên Trung Cộng được đi khắp mọi nơi để nắm tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối về, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản để khi cần thì xử dụng.

Trên Facebook, nhà bình luận Trần Trung Đạo nêu nhận xét như sau: “Đọc bản tuyên bố chung mới thấy số phận chùm gởi của CSVN phụ thuộc sâu xa vào cây cổ thụ già Cộng Sản Trung Quốc đến mức độ nào. Sự khiếp nhược và ươn hèn thể hiện rõ đến mức chỉ trong một văn bản 8 điểm mà có tổng cộng 29 lần “nhất trí”. 

7* Cộng Sản Việt Nam bị cấy sinh tử phù

Trung Cộng đang nắm trong tay những con bài tẩy bằng văn bản chính thức đã được các lãnh đạo CSVN ký và cam kết thi hành. Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng chỉ là con bài thứ nhất mà thôi. Những lá bài khác như biên bản bí mật ở Thành Đô năm 1990 và những bản tuyên bố chung đã được ký kết như đã nêu trên.

Thiên la địa võng đã bày ra để khống chế và trừng trị Hán ngụy Việt Nam nếu phản chủ. Các vị trí chiến lược chủ yếu như rừng đầu nguồn, Lào, Campuchia, Tây Nguyên, hệ thống giao thông cao tốc xuyên Việt…và những sư đoàn của đạo quân thứ năm dưới lớp áo công nhân, thương nhân…khiến cho số phận của lãnh đạo CSVN thê thảm như con cá nằm trên tấm thớt của Trung Cộng.

Khi Tập Cận Bình niệm thần chú thì bộ tứ “hùng dũng sang trọng” vừa ôm đầu vừa gật đầu lia lịa.

8* Vì sao Trung Cộng không muốn đưa nội vụ ra tòa án quốc tế?

Ngày 2-6-2014 báo South China Morning Post tường thuật rằng ngày 1-6-2014 Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội vẫn chưa quyết định bao giờ sẽ yêu cầu toà án trọng tài quốc tế phân xử tranh chấp, nhưng nói đó là tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc.

Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết là VN đã chuẩn bị bằng chứng cho hồ sơ pháp lý nầy, nhưng mọi việc sẽ do Bộ Chính Trị quyết định.

Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ lại lên tiếng là kiện chẳng ăn thua gì.

Có thể dùng câu “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm” để biết bản chất của CSVN trong vấn đề nầy.

Vì sao Trung Cộng không muốn nội vụ được đưa ra toà án quốc tế?

Không phải TC sợ bị thua kiện, vì họ đã có khả năng vô hiệu hóa vụ kiện 100% bởi quyền phủ quyết ở HĐ/BA/LHQ, mà cũng không phải vì Trung Cộng sợ dư luận quốc tế, vì nếu sợ thì đã không làm ngang tàng như thế..

Điều mà Trung Cộng mong muốn là “những mâu thuẩn trong gia đình” phải để gia đình giải quyết. Tập quán Á Đông là nếu đưa chuyện nôi bộ gia đình ra ngoài thì chẳng khác gì “vạch áo cho người xem lưng”. Điều Trung Cộng muốn là Việt Nam phải là một trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc mà Nguyễn Văn Linh đã lặn lội từ Hà Nội đến Thành Đô để thỉnh cầu hồi năm 1990.

Đây là phép thử, xem CSVN có đủ can đảm để thoát ra đại gia đình các dân tộc TQ đó không?

Nếu quan sát kỹ những tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Chí Vịnh và Trần Công Trục nêu trên, thì có thể đoán được lãnh đạo CSVN vẫn còn hèn nhát, vì không dám phản chủ, nên chỉ dám nói mà không dám làm. Hơn nữa Việt Cộng đã bị cấy sinh tử phù và niền chiếc vòng kim cô lên đầu rồi thì chẳng còn hành động can đảm nào nữa cả.

Hãy chờ xem!

9* Kết luận

Giả sử như Wikileaks không tiết lộ biên bản bí mật ở hội nghi Thành Đô năm 1990, hoặc xem như không có nó, thì những hành động của đảng CSVN cũng đã bị lên án là bán nước, hèn nhát vì đã đặt đất nước, dân tộc Việt Nam dưới tay bọn Trung Cộng. Sự thật hiển nhiên đó không thể vối cãi được.

Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng từ lâu rồi. Ông Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung Cộng, đã nêu những bằng chứng cho thấy Việt Nam đã được sát nhập vào Trung Cộng, như sau: “Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác chiến lược toàn diện. Cơ chế xã hội giống hệt nhau. Con đường phát triển tương tự như một. Quan hệ hai nhà nước ổn định và cùng một mục đích phát triển chấn hưng sự nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc. Hãy đối chiếu với di chúc của vua Trần Nhân Tông thì thấy rõ ngay. Nhà vua di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhũ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau” (Vua Trần Nhân Tông)

“Các vua Hùng có công dựng nước. Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước!”.
Trúc Giang

Minnesota ngày 4-6-2014
 
 


 















__._,_.___

Posted 

Làm thế nào để HGDT tạo dựng đoàn kết......




Sinh Lộ Nào Cho Dân Tộc Việt Nam?

Sinh Lộ Nào Cho Dân Tộc Việt Nam?
   Lê Phát Minh
Có phải chăng Trung Cộng đã là một siêu cường quốc  về mọi lãnh vực quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, v.v…?
Câu trả lời là không.
Như vậy tại sao Trung Cộng trở nên hung hăng với tham vọng bành trướng bá quyền trong thời gian gần đây?
Sau cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Đặng Tiểu Bình thấy rõ Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của họ còn nhiều khiếm khuyết, từ tổ chức đơn vị (một đại đội lên tới 500 quân), chiến thuật hành quân không năng động (phối hợp giữ bộ binh với thiết giáp và không quân không đồng nhịp), quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược lỗi thời không thể đáp ứng được nhu cầu chiến trường trước đà tiến hoá của thế giới.
Cuộc chiến Trung-Việt năm 1979, được Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng chính từ đó Trung Cộng nghiệm ra một bài học cho chính mình, là cần phải canh tân quân đội. Nhưng muốn thực hiện chương trình canh tân phải có tiền, Đặng Tiểu Bình quyết định từ bỏ tư duy cổ lổ, trói buộc bởi ý thức hệ Cộng Sản với câu phát biểu để đời trước đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc: “Không cần biết con mèo đen hay mèo trắng, miễn con mèo nào bắt được chuột”, để thuyết phục các đồng chí của mình chấp nhận bắt tay với Tư Bản Gộc Hoa Kỳ. Chính nhờ vậy, tư bản Hoa Kỳ nhảy vào đầu tư ào ạt vì nguồn nhân công rẽ mạt để thu nhiều lợi nhuận, ngược lại Trung Cộng có cơ hội tiếp xúc, học hỏi được kỹ thuật cao qua việc chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho du sinh viên Trung Cộng đến học các trường Đại Học của Hoa Kỳ và nhờ vậy ngày nay Trung Cộng có một đội ngũ chuyên viên giỏi và nền kinh tế phát triển vượt bực, đã giúp cho chính quyền Trung Cộng có một ngân sách thặng dư, thừa sức thực hiện canh tân quân đội như ý muốn.
I.                 Đảng Và Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam Đã Bỏ Qua Nhiều
Cơ Hội Đưa Đất Nước, Dân Tộc Đến Phồn Vinh Và Bảo Vệ Được Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, Lãnh Hải Của Tổ Quốc.
 
Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam tháng 4 năm 1975, vì tự mãn với hào quang chiến thắng, thành phần lãnh đạo CSVN lúc bấy giờ đã bỏ lỡ cơ hội có thể tránh được cuộc chiến tranh với Trung Cộng năm 1979, có điều kiện xây dựng lại hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế và đã không có nạn đói trong thập niên 80. Bởi năm 1977, Hoa Kỳ đã tiếp xúc với CSVN đề nghị thiết lập bang giao, nhưng CSVN nhất quyết đòi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh, thay vì viện trợ tái thiết như  Hoa Kỳ đề nghị (1), chuyện thảo luận dằng dai kéo dài cho nên việc bang giao chưa thực hiện được. Nhưng sau đó, CSVN nhìn rõ lợi thế khi bang giao với Hoa Kỳ, có thể hóa giải được áp lực của Trung Cộng, nên CSVN bỏ điều kiện tiên quyết đòi bồi thường chiến tranh, nhưng không xúc tiến thủ tục và ấn định ngày giờ ký kết bình thường hóa bang giao. Mãi sau khi Lê Duẫn và CSVN ký kết hiệp ước Liên Minh Quân Sự với Liên Sô ngày 3 tháng 11 năm 1978 tại Moscow, mới liên lạc với Hoa Kỳ để xúc tiến ký kết hiệp ước bang giao, nhưng Hoa Kỳ từ chối. Vì lúc bấy giờ Hoa Kỳ đã thuyết phục được Trung Cộng đứng về phía mình để chống Liên Sô. Ngoài ra Trung Cộng cũng là một thị trường tiêu thụ và đầu tư rộng lớn, béo bở cho các đại tư bản Hoa Kỳ. Trong khi CSVN đứng hẳn về phía đối thủ của Hoa Kỳ, qua hiệp ước Liên Minh Quân Sự vừa ký kết với Liên Sô.
Đây là lần thứ nhứt đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bỏ qua cơ hội xây dựng đất nước sau chiến tranh và cũng tránh được cuộc chiến Trung-Việt nếu bang giao với Hoa Kỳ để cân bằng thế lực và xây dựng kinh tế.
Sau cuộc chiến Việt-Trung những người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã không học được một bài học nào?! Chính nước đồng chí cật ruột có chung ý thức hệ Cộng Sản đã giáng lên đầu một đòn chí tử, với hơn 30 ngàn quân, dân, cán chính của dân tộc Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đấu, chống quân thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc. Do hậu quả, Đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Việt Nam từ chối lời mời liên minh quân sự với Trung Cộng, lại ký hiệp ước liên minh quân sự với Liên Sô, trong khi giữa Liên Sô và Trung Quốc đang dàn quân kình chống vì tranh chấp biên giới giữa hai nước đàn anh Cộng Sản này. Đó là nguyên nhân sâu xa chính, đưa đến cuộc chiến Việt-Trung vì Trung Cộng cảm thấy bị bao vây.
Nhưng khi Trung Cộng tấn công Cộng Sản Việt Nam, trong lúc VN là đồng minh của Liên Sô, vừa ký kết hiệp ước Liên Minh Quân Sự, mà không một quân nhân nào của Liên Sô có mặt trong cuộc chiến này, bỏ mặc cho Cộng Sản Việt Nam một mình chống đở. Tệ hại nhứt là khi Hải Quân Liên Sô đang đóng tại Quân Cảng Cam Ranh, năm 1984, Hải Quân Trung Cộng đánh chiếm đảo Gạc Ma và một số đảo khác của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, Liên Sô bình chân như dại như không có chuyện gì xảy ra trong khi hiệp ước liên minh quân sự giữa Liên Sô và Việt Nam còn rõ mực chưa bị phủ bụi thời gian.
Đáng lý ra với thời gian dài như vậy để các nhà lãnh đạo CSVN suy ngẫm nhân tình thế thái về chủ nghĩa Cộng Sản, để tìm lối sinh tồn cho dân tộc, nhưng họ vẫn tiếp tục ngụp lặn trong vũng lầy bóng tối của chủ nghĩa này. Nhứt là sau khi chiếc nôi của chủ nghĩa Cộng Sản tại Liên Sô sụp đổ, dân tộc Liên Sô và Đông Âu ý thức được chủ nghĩa Cộng Sản không đem lại phúc lợi cho dân tộc nên đã dứt khoát từ bỏ và chấp nhận chế độ tự do dân chủ với nền kinh tế thị trường đã được các quốc gia Tây Phương và Hoa Kỳ giúp đở, nên nền kinh tế và hệ thống xã hội phát triển vững mạnh như chúng ta thấy ngày nay. Đáng lẽ thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải noi theo gương các quốc gia Đông Âu, mở hướng sinh lộ cho dân tộc, chấp nhận chế độ Tự Do Dân Chủ, đi với các quốc gia Tây Phương và Hoa Kỳ, tạo điều kiện đoàn kết quốc gia dân tộc, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường để đủ tài chánh xây dựng lại hạ tầng cơ sở xã hội, dân sinh và canh tân quân đội hầu đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước trước tham vọng bành trướng của Trung Cộng.
Đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại bỏ lở cơ hội lần thứ hai, thay vì chọn sinh lộ cho dân tộc, thành phần lãnh đạo CSVN đã chọn con đường thần phục kẻ thù, trở lại quỳ lụy nối lại bang giao với Trung Cộng năm 1990, vì đã mất chỗ dựa sau khi Liên Sô sụp đổ, để bảo vệ quyền lực của đảng mà quên đi  mối nguy mất nước.
Chính thái độ quỳ lụy và nhượng bộ các yêu sách của Trung Cộng qua các hiệp ước phân định lại biên giới vùng vịnh Bắc Việt, biên giới đất liền năm 1999 và 2000, làm mất hàng nghìn cây số vuông lãnh hải, hàng nghìn cây số vuông lảnh thổ, nhiều làng cư dân Việt Nam bị lọt qua bên kia biên giới Trung Cộng, phân nữa thác Bản Gióc cũng bị mất, v.v..
Trong năm 1993, tình báo Hoa Kỳ đã lấy được tài liệu luân lưu trong giới lãnh đạo chính trị cũng như quân đội Trung Cộng liệt kê các nước thù địch, ngăn cản bước tiến của họ cần phải triệt tiêu, kẻ thù số 1 là Hoa Kỳ và kẻ thù số 2 là Việt Nam, …. được đăng trên tờ New York Times và sau đó được đăng lại trong nhật báo Houston Chronicle.
CSVN phải biết đến tài liệu này, thế mà đảng và nhà cầm quyền CSVN vẫn nghĩ rằng họ tỏ thái độ thuần phục, trung thành sẽ được Trung Cộng buông tha qua tinh thần hữu hảo với biểu tượng “4 Tốt 16 Chử Vàng”
Với tham vọng bành trướng muôn đời của dân tộc Hán, cùng thái độ ươn hèn mại quốc cầu vinh của thành phần lãnh đạo CSVN là động cơ thúc đẩy Trung Cộng càng ngày càng lấn chiếm lãnh thổ, biển đảo Việt Nam.
II.               Tại Sao Trung Cộng Càng Ngày Càng Trở Nên Hung Hăng?
Có phải chăng sau hơn hai thập niên canh tân, với đội ngũ quân đội được trẻ trung hóa cùng số lượng vũ khí khổng lồ, quân nhu, quân dụng, phi cơ, tàu chiến tối tân, Trung Cộng đã tự tin mình đã trở thành siêu cường số một thế giới?
Nhân dân Trung Quốc có thể nghĩ như vậy, nhưng chắc chắn thành phần lãnh đạo chính trị và quân đội Trung Cộng hiểu rõ mình hơn ai hết. Họ có thể là một siêu cường đối với các quốc gia Đông Nam Á và các nước có cùng chung biên giới. Nhưng tại sao họ lại bộc lộ tham vọng quá sớm và trong những năm gần đây lại trở nên hung hăng, tỏ ra sẵn sàng thực hiện yêu sách biến Biển Đông thành ao nhà của họ bất kể luật quốc tế về biển mà họ đã ký kết “công ước quốc tế về biển năm 1982”?
  1. Giải Quyết Khủng Hoảng Nội Bộ
Chúng ta nhìn qua chính tình nội bộ Trung Cộng, nhứt là từ khi Tập Cận Bình và phe nhóm ông ta trước khi nắm quyền lực.
Sự chuẩn bị cho Tập Cận Bình lên thay thế đã vấp phải nhiều trở lực ngấm ngầm chống đối, lực lượng nặng ký nhứt là cánh Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang. Vì vậy sau khi nắm được quyền lực, cánh Tập Cận Bình cần phải củng cố thế lực, qua chiêu bài Bài Trừ Tham Nhũng để loại vây cánh Chu Vĩnh Khang, nạn nhân đầu tiên là Bạc Hy Lai và kế tiếp là các nhân vật cao cấp trong đảng thân cận với Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, cuộc thanh trừng nội bộ này đã gây phẩn nộ, chia rẽ trầm trọng đảng Cộng Sản Trung Quốc và đã có nhiều tin đồn Đảo Chánh. Cộng thêm nhiều bất ổn an ninh với phong trào đòi quyền ly khai, tự trị của Vùng Tây Tạng, Tân Cương. Với sự phản đối  tự thiêu của các sư sải Tây Tạng và nhứt là sắc dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Sự bất bình của người dân bản xứ Tân Cương gốc Duy Ngô Nhĩ càng dâng cao trước cuộc di dân ồ ạt của người gốc Hán vào Tân Cương sau khi chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách “Phát Triển Miền Tây” và xây dựng một loạt cơ sở hạ tầng cùng hệ thống đường rầy xe lửa tới Tân Cương và Tây Tạng. Thế nhưng người Duy Ngô Nhĩ bản xứ cho rằng chỉ có người Hán di cư được lợi từ các chính sách này, trong khi bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống của họ bị sói mòn. Vì vậy, sự phản đối của họ trở nên bạo trợn hơn, những vụ đâm chém, nổ bom giết hại người gốc Hán càng ngày càng gia tăng khắp nơi, cả ngay Công Trường Thiên An Môn cũng đã xảy ra vụ xe bom tự sát.
Ngoài ra với sự phát triển kinh tế ào ạt, làm mất quân bình xã hội, chỉ có một thiểu số vùng duyên hải, 200 triệu dân được hưởng lợi ích của công cuộc phát triển kinh tế này, còn hơn 1.1 tỷ người dân còn lại, sống trong nghèo khốn lạc hậu, bậc thang giàu nghèo càng ngày càng cách xa, sự bất mãn của mọi tầng lớp dân chúng trước vấn nạn tham nhũng của thành phần cán bộ đảng viên Cộng Sản Trung Quốc càng lớn dần.
Cộng thêm phong trào đòi Nhân Quyền, Dân Chủ, lan tràn trong mọi tầng lớp trung lưu, trí thức là một đe dọa rất lớn đến quyền lực của đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc hiện nay. Chính vì vậy, Tập Cận Bình và thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc phải khơi động lòng yêu nước của toàn dân để họ quên đi thực trạng và chỉ chú tâm đến công cuộc bảo vệ chủ quyền Biển Đảo truyền thống của tổ tiên để lại (đó là sự tuyên truyền nhồi sọ của đảng và nhà cầm quyền Trung Cộng trong mấy chục năm nay). Cho nên đảng và nhà cầm quyền Trung Cộng muốn hướng dư luận quần chúng quên thực trạng, chú ý đến biến động dồn dập bên ngoài để tạm thời ổn định tình thế chính trị nội bộ.
  1. Trung Cộng Chơi Trò Chơi Con Dao Hai Lưỡi.
Trung Cộng hiểu mình hơn ai hết, cho nên bề ngoài tỏ ra hung hăng, cứng rắn nhưng luôn theo chính sách “Mềm Nắm Rắn Buông”. Vì vậy, trước đây khi thấy Phi Luật Tân quá yếu nên đã gây hấn, lấn chiếm biển đảo, nhưng Phi Luật Tân dù quân sự yếu kém, nhưng trong chế độ Tự Do Dân Chủ, chính quyền Phi Luật Tân không thể ươn hèn, tương nhượng mà phải phản ứng cứng rắn vì đó là ý nguyện của toàn dân. Cùng sự lên tiếng của Hoa Kỳ cho biết Hiệp Ước Liên Minh Quân Sự giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân dù sau 59 năm vẫn còn giá trị, thì Trung Cộng giảm nhiệt ý đồ tranh chấp, gây hấn, họ quay sang hâm nóng lại cuộc tranh chấp đảo không người ở, Senkaku/Điếu Ngư với Nhựt Bổn, đưa ra vùng nhận dạng Biển Hoa Đông và cho tàu thuyền, chiến đấu cơ thỉnh thoảng xâm phạm hải và không phận Nhựt Bổn.
Chuyến công du của Thổng Thống Hoa Kỳ Obama đến 4 nước: Nam Hàn, Nhựt Bổn, Nam Dương và Phi Luật Tân đã đưa ra tuyên bố cứng rắn và cho biết đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự bảo vệ của Hiệp Ước Liên Minh Quân Sự giữa Nhựt và Hoa Kỳ. Cũng như tại Phi Luật Tân, Tổng Thống Obama tuyên bố cam kết bảo vệ đồng minh Phi Luật Tân trước vấn nạn bị xâm lăng, sau khi Hoa Kỳ và Phi Luật Tân ký kết hiệp ước Quân Sự, dành quyền cho Hoa Kỳ được xử dụng các căn cứ quân sự, phi trường, hải cảng để luân chuyển quân trong 10 năm.
Với tình thế khó khăn đó và trước thái độ quyết liệt của Hoa kỳ, nhà cầm quyền Trung Cộng không thể lấn áp Phi Luật Tân, nên hướng sự chú ý của quần chúng đến sự tranh chấp mới với Nam Dương qua việc in vào hộ chiếu hình biển đảo của Nam Dương trong đường chín khúc lưởi bò. Tiếp theo, TC di chuyển giàn khoan HD-981 vào vùng lãnh hải của Việt Nam đã tạo được một biến cố quan trọng trong dư luận quần chúng nhân dân Trung Cộng, một biến cố làm cho họ có thể quên đi thực trạng của nội tình chính trị Trung Quốc. Nhưng đồng thời trên chính trường ngoại giao thế giới, Trung Cộng bị dư luận lên án mạnh mẽ hành động hung hăng và vô nhân đạo khi họ đụng chìm tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng tranh chấp.
Nếu Trung Cộng hung hăng đến mức độ nguy hiểm cho lộ trình hàng hải trong vùng Biển Đông, có thể Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ cấm vận ngưng giao hoán thương mại, hậu quả sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của Trung Cộng. Vì thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Cộng lệ thuộc hoàn toàn về xuất cảng trong khi thị trường nội địa quá eo hẹp vì đa số nhân dân Trung Quốc còn quá nghèo. Nếu như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng hệ thống sản xuất sẽ bi tê liệt, nạn thất nghiệp sẽ lên hai, ba trăm triệu người, bất mãn bạo loạn sẽ xảy ra, chắc chắc quân đội và công an Trung Cộng không thể ngăn chặn được.
III.              Kết Luận
Trung Cộng không bao giờ ngừng âm mưu lấn chiếm biển đảo Việt Nam, nhưng trước đây Trung Cộng áp dụng chính sách mềm dẻo xâm thực theo kiểu tầm ăn dâu, cố ve vuốt Cộng Sản Việt Nam qua chiêu bài hai nước anh em cùng chung ý thức hệ, nên đặt “Đại Cục” lên trên tranh chấp và thiết lập đường dây “Điện Thoại Đỏ” để giải quyết cấp tốc những hiểu lầm, cố để Cộng Sản Việt Nam không thoát khỏi vòng ảnh hưởng của TC.
Đây cũng là lý do tại sao trong diễn văn khai mạc “Ban Chấp Hành Trung Ương kỳ 9” của đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo cao nhứt trong hệ thống chính trị CSVN, không hề đề cập đến việc Trung Cộng xâm lăng lãnh hải Việt Nam, dù Nguyễn Phú Trọng đã dùng đường dây Điện Thoại Đỏ gọi Tập Cận Bình để giải quyết bất đồng, nhưng không được tiếp.
Trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, chỉ có Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng dám mạnh dạn lên án hành động xâm lăng của Trung Cộng tại Hội Nghị Thương Đỉnh khối ASEAN tại Miến Điện và mới đây tại Diễn Đàn Kinh Tế Đông Á tại Phi Luật Tân, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai tuyên bố Trung Cộng là mối đe dọa an ninh khu vực và thế giới..
Điều này cho chúng ta thấy vì cùng chung ý thức hệ Cộng Sản, đã trói buộc đảng CSVN luôn luôn lệ thuộc vào Trung Cộng trong đường lối ngoại giao, bởi truyền thống trong hệ thống Cộng Sản Quốc Tế mà đảng CSVN bị thấm nhuần hơn nửa thế kỷ quaCon đường quỳ lụy, tương nhượng của thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam bấy lâu nay không còn hiệu lực.
Trong khi Trung Cộng hung hăng bộc lộ rõ tham vọng bá quyền, phá vỡ cam kết giữa hai lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam, Trung Cộng vẫn còn miệng lưỡi ru ngủ thành phần lãnh đạo CSVN qua việc Thường Vạn Toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng còn nhắc nhở Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam phải đặt Đại Cuộc lên trên. Và sau cuộc biểu tình bạo loạn tại Bình Dương và Hà Tĩnh, Bộ Trưởng Công An Trung Quốc gọi Bộ Trưởng Công An Việt Nam khuyên nên trấn áp biểu tình để giữ sự ổn định và CSVN đã thi hành.
Trước nguy cơ mất biển đảo dưới tham vọng bành trướng của Trung Cộng, trong khi Việt Nam còn quá yếu so với sức mạnh quân sự của Trung Cộng, Việt Nam hơn lúc nào hết, cần quy động tinh thần yêu nước, sức mạnh toàn dân để bảo vệ Tổ Quốc trước hiễm hoạ xâm lăng.
Và thành phần lãnh đạo CSVN, phải hiểu rõ chỉ có Tây Phương và Hoa Kỳ mới có thể giúp Việt Nam ngăn chận được tham vọng bành trướng của Trung Cộng qua một hiệp ước Liên Minh Quân Sự và chấp nhận bán võ khí tối tân. Nhưng hiện nay, mức độ tin cậy của Hoa Kỳ đối với CSVN còn quá thấp bởi hai hệ thống chính trị khác biệt Tự Do và Độc Tài Cộng Sản, vì e ngại kỹ thuật của võ khí tối tân của Hoa Kỳ có thể lọt vào tay Trung Cộng nếu Việt Nam còn lệ thuộc ý thức hệ Cộng Sản với Trung Cộng.
Đây là cơ hội cuối cùng mà thành lãnh đạo CSVN phải bắt lấy để bảo vệ tổ quốc, với quyết tâm tạo độ tin cậy đối với Hoa Kỳ là phải từ bỏ chế độ độc tài Cộng Sản, chấp nhận Tự Do Dân Chủ, để đánh đổi sự trợ giúp của Hoa Kỳ với hiệp ước Liên Minh Quân Sự. Bởi, cho dù Hành Pháp Hoa Kỳ có nhu cầu ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi chiến lược quân sự và kinh tế của mình tại Biển Đông, ký kết hiệp ước anh ninh với CSVN, nhưng chắc chắn khó thông qua Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ vì CSVN còn trong chế độ độc tài Cộng Sản, vi phạm nhân quyền.
Nếu thành phần lãnh đạo CSVN còn e dè thực tâm của Hoa Kỳ, thì hãy lựa chọn giữa cái xấu ít nhứt là đi với Hoa Kỳ vì không biết hậu quả về lâu về dài ra sao? Và cái xấu nhứt là không đủ thực lực bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng của Trung Cộng.
Nếu thành phần lãnh đạo đảng CSVN hiện nay vẫn còn mù quáng cố bám quyền lực quên đi hoạ xâm lăng, tiếp tục dâng đất dâng biển đảo của tổ quốc cho Tàu Cộng để cầu hòa. Quân đội, công an, nhân dân hãy hỗ trợ những ai quan hoài đến sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc, đứng lên làm lịch sử, đẩy đảng CSVN qua bên lề lịch sử cùng nhau bảo vệ tổ quốc thân yêu mà tiền nhân đã hy sinh qua bao thế thệ dựng nước và giử nưóc.
Và hãy nhớ rằng từ ngày lập quốc cho tới nay, Hoa Kỳ chưa từng xâm chiếm lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào trên thế giới vì nhu cầu bành trướng lãnh thổ như nước Tàu, họ chỉ có lý tưởng truyền bá Tư Tưởng Dân Chủ, Tự Do cho các dân tộc còn trầm luân trong các chế độ độc tài, được hưởng quyền sống đúng ý nghĩa con người mà Thượng Đến ban cho.
Houston, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Lê Phát Minh
Nguyên Chủ Tịch UBCHTƯ/LMDCVN
 
Chú thích
(1)Năm 1977, khi Jimmy Carter nhậm chức Tổng Thống, ông đã nỗ lực đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1977, Carter gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 17 tháng 3 năm 1977, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đã tiếp ông Leonard Woodcock đặc phái viên của Tổng thống Mỹ. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc.
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, phiên đàm phán đầu tiên giữa hai phái đoàn Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra tại Paris. Phía Việt Nam khăng khăng đòi Mỹ phải chi 3,25 tỷ đô-la bồi thường chiến tranh [1]. Phía Hoa Kỳ đề nghị bình thường hóa trước, viện trợ sau. Trưởng đoàn đàm phán Phan Hiền báo cáo với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Thạch thuyết phục Bộ Chính trị nhưng không được.