27.4.13

SỰ THẬT CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA
































Bản chất và hiện tượng Của Cộng sản




Bản chất và hiện tượng của Cộng Sản
MX Lê Công Truyền


“Chẳng có gì về Cộng Sản là lỗi thời, dù có lập lại bao lần vẫn gợi dậy một cảm giác khủng khiếp, một tâm trạng hãi hùng”

Văn hào Soljenitsyne

Sau một thời gian du hí tại Hoa Kỳ hồi tháng 6 năm 2003, viên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trở về nước huênh hoang tuyên bố: “Trong thời gian tới, cần quán triệt tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và xây dựng với những bước đi và biện pháp cụ thể, thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ, tiến tới tương lai...”

Ðọc qua câu tuyên bố ghi trên, người viết chợt liên tưởng đến các thuật ngữ “BẢN CHẤT” và “HIỆN TƯỢNG” mà CSVN thường dùng để biện hộ những hành vi tham nhũng, hối mại quyền thế của đảng viên các cấp: “Bản chất của đảng ta là ưu việt, các hành vi tham nhũng, hối mại quyền thế chỉ là hiện tượng”. Nói như thế, CSVN đã quên định luật “lượng biến đổi chất” của Karl Marx: giả sử “đảng ta” có thật sự “ưu việt” đi chăng nữa thì cái khối lượng tham nhũng, lạm quyền đang tràn ngập đất nước, phủ trùm toàn dân đã biến cái “bản chất ưu việt” thành cái “bản chất Mafia đỏ”. Thực ra, ngay khi mới chào đời, “đảng ta” đã mang “bản chất” tàn độc rồi! Bruno Bauer gốc Ðức, một học giả cùng thời với Marx, đã lên án chủ nghĩa Marxisme khi nhận định rằng chủ nghĩa này sẽ mang đại họa đến cho xã hội loài người. Thực tế đã chứng minh lời tiên tri này là đúng. Trên một thế kỷ sau, Robert Hue, Tổng bí thư đảng Cộng sản (CS) Pháp đã nhận định: “Cách mạng tháng mười ở Liên Xô và phong trào Bolchevisme là thảm kịch của nhân loại và là một tiến trình quái dị”.

Trong bài viết này, trước hết xin nêu vài thí dụ hàm chứa hai yếu tố hiện tượng và bản chất để có một ý niệm về hai yếu tố này hầu có thể xét hiện tượng và bản chất trong chế độ CSVN. Sau hết, thử phân tích một trường hợp điển hình để xem CS Hà Nội trình diễn một trong hàng vạn hiện tượng để che dấu bản chất bán nước, vọng ngoại của bọn họ.

I. VÀI THÍ DỤ LIÊN QUAN TỚI BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

1.Từ ngàn xưa, dân Nga đã có một ngạn ngữ mà họ thường nhắc cho nhau nghe để tránh bị lừa, có khi thân bại danh liệt hoặc phải vong mạng: “Con rắn độc chỉ đổi màu tùy nơi chốn nó nằm để lừa nạn nhân của nó, chứ nọc độc của nó vẫn là nọc độc.”

Trong truyện Kiều, nói về bản tính của Hoạn Thư, thi hào Nguyễn Du viết:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”

Trong vở kịch Britanicus, thi hào, kịch tác gia Racine của Pháp vào thế kỷ thứ XVII đã viết (lời của một vai trong vở kịch): “J’embrasse mon ennemi mais c’est pour l’étouffer”. Sau đây là câu chuyện: Narcisse tranh ngôi với anh, xem anh như kẻ tử thù mà đương sự đang tìm độc kế để ám hại; sau một thời gian khá dài bàn mưu tính kế, bỗng nhiên Narcisse thay đổi thái độ đối với anh: cử chỉ thân thiện, lời nói đượm tình huynh đệ. Sự kiện này khiến kẻ tâm phúc thắc mắc:” Khải tấu hoàng tử, vì sao ngài lại có vẻ thân thiết, trìu mến và dường như muốn cầu hòa với thái tử?”. Narcisse đã giải tỏa thắc mắc của thuộc hạ qua câu nói đầy sắt máu và tàn bạo: “Ta ôm hôn kẻ thù của ta, nhưng chính là để siết họng nó”

2. “Bản chất” mà chúng tôi tạm gọi là “thực” chính là nọc độc của con rắn, tâm địa ác độc của Hoạn Thư và lòng thù hận của Narcisse. Việc thay màu đổi sắc của con rắn, “thơn thớt nói cười” của Hoạn Thư và sự thay đổi thái độ của Narcisse chẳng qua chỉ là những “hiện tượng”, chợt hiện, chợt biến mà chúng tôi tạm gọi là “hư” được xử dụng để con rắn dễ ẩn mình, với nọc độc tiềm ẩn bên trong, ngụy trang lòng ghen tức của Hoạn Thư và nỗi căm hận của Narcisse.

Nói tóm lại, “bản chất” có tánh cách bất biến không sao thay đổi hay sửa đổi được. “Hiện tượng” có tánh cách biến đổi, nay thế này, mai thế khác, tùy hoàn cảnh. Ðừng quá ngây thơ để lầm lẫn “hiện tượng” với “bản chất”. Nhưng cũng đừng quá đa nghi và yếm thế để nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn là “hiện tượng”! Chỉ có thời gian và kinh nghiệm mới giúp chúng ta nhận định được đâu là “bản chất”, đâu là “hiện tượng”. Ông bà ta thường nói:
“Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhân”

Lục Du đời nhà Tống có nói: “Thính tri bất như kiến tri, kiến tri bất như cư tri” (Nghe mà biết không bằng thấy mà biết, thấy mà biết không bằng ở mà biết). Ðồng bào miền Bắc sống dưới chế độ CS trên 50 năm, và đồng bào miền Nam trên 30 năm hẳn đã có nhiều kinh nghiệm về “hiện tượng” và “bản chất” của CSVN.

II. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRONG CHẾ ÐỘ CSVN

Ðiểm qua cuộc đời trên dưới ¾ thế kỷ của đảng CSVN, người ta thấy “bản chất” của đảng này thật sự bất biến và cấu tạo bởi nhiều thành tố: bạo lực, hận thù, lừa bịp, vọng ngoại, độc tài đảng trị... Người ta có thể nói bạo lực, lừa bịp, hận thù là thánh kinh của CS, là xương tủy, là huyết mạch, là da thịt, là tim óc của người CS ở bất cứ dưới gầm trời nào.

Văn hào Alexander Soljenitsyne, người có quá nhiều kinh nghiệm với CS, đã viết: “Ði xe đạp từ mặt đất lên cung trăng còn dễ hơn là làm cho CS từ bỏ bạo lực và thay đổi tư duy”. Ðiều này cũng dễ hiểu vì mọi chế độ CS đều dựa trên nòng súng theo đúng nguyên tắc của Lénine và trong thế giới CS, càng tích cực chừng nào càng tàn bạo chừng nấy (1).

Raymond Aron, một học giả nổi tiếng người Pháp, đã nhận định: “ Tại Nga Sô, sự lừa bịp được định chế hóa. Nhà cầm quyền CS phải luôn luôn bóp méo sự thật để quần chúng không nhìn thấy chân tướng của CS là một con quái vật khát máu mang tên Xã hội chủ nghĩa.”

Bạo lực và hận thù của VC đối với người Việt không CS đã được ghi chép trong sử sách:

- Tàn sát người quốc gia -yêu nước- chống Pháp để giữ độc quyền thống trị đất nước hầu dâng nước cho CS đàn anh: Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng VC Phạm văn Ðồng, vâng lệnh Hồ chí Minh, đã gởi công hàm cho Tổng Lý Quốc Vụ Viện Chu Ân Lai, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Cộng; cuối năm 1999 và năm 2000, CSVN đã âm thầm ký kết và lén lút phê chuẩn hai hiệp ước dâng đất và dâng biển cho Trung Cộng.

- Tàn sát cả một làng Láng Linh, mà cư dân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để trả thù việc PGHH chống Pháp và chống luôn cả Việt Minh CS (1947)
- Tàn sát hàng vạn nông dân vô tội trong cuộc “cải cách ruộng đất” để làm đẹp lòng quan thầy Trung Cộng và nhất là để thỏa mãn lòng “hận thù giai cấp” của bọn đồ tể trong Bắc bộ phủ (1956)

- Tàn sát hàng vạn đồng bào tại cố đô Huế hồi Tết Mậu Thân để trả thù việc đồng bào không “tổng nổi dậy” theo kế hoạch của CS Hà Nội (1968)
- Sau hiệp định đình chiến ký kết tại Paris, VC tiếp tục pháo kích vào các trường tiểu học để tàn sát các trẻ thơ vô tội, điển hình là trường tiểu học Cai Lậy và Song Phú (1974)

- Tàn sát cả một làng Tân Lập ở Xuân Lộc để trả thù việc Sư Ðoàn 18BB và quân dân cán chính Long Khánh đã anh dũng chận đứng sức tiến quân của CSBV, khiến cả mấy Trung đoàn của họ bị tiêu diệt (1975)

- Sau ngày 30.4.75, VC đã tập trung quân cán chính VNCH vào các trại tù khổ sai để sỉ nhục, đầy đọa. Hàng trăm ngàn người đã bị sát hại: xử tử, bó đói, không chữa trị. Có những chiến sĩ VNCH mù cả đôi mắt hoặc bị cưa chân vẫn bị VC tập trung “cải tạo”. Quả thật đúng là một cuộc trả thù tàn bạo và đốn mạt





--

 

"We forget that the water cycle and the life cycle ar