12.9.13

Tức nước vỡ bờ - Tổ Quốc Ghi Ơn anh hùng Đặng Ngọc Viết

Kính chuyển và xin tiếp tay phổ biến.

Đẹp và không đẹp


Hải Huỳnh (Danlambao) - Anh Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi ở thành phố Thái Bình đã dùng súng giải quyết ân oán với bộ sậu giải phóng mặt bằng ngay tại UBND thành phố Thái Bình ngày 11.9.2013. Kết cục là một quan chức thiệt mạng, 4 quan chức khác bị thương và anh Viết đã kết liễu cuộc đời mình ngay sau đó. Một phóng viên nội chính bật thốt lên ngay trên Facebook " tức nước thì vỡ bờ". Từ vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đến vụ anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình cho thấy vấn đề đất đai đúng là chuyện sinh tử của chế độ hiện nay đang cầm quyền tại Việt Nam.

Lần đầu tiên một quan chức về giải phóng mặt bằng, giải tỏa đền bù thiệt mạng. Đây được coi như là một bước tiến bạo lực về phản kháng của người dân bị mất đất. Họ lấy chính sinh mạng của mình, cũng là tài sản cuối cùng của họ để đánh đổi với mạng sống của các quan chức tham nhũng. Ai cũng biết các quan chức về giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng là nhũng nhiễu số 1. Các quan chức này lợi dụng hiểu biết về các chính sách thu hồi đất và đền bù họ làm đủ thứ mưu mô để ăn tiền 2 đầu của nhà nước và của người dân. Họ làm khống nhiều hồ sơ, họ lấy bớt đất của dân hay áp giá sai cho người dân. Dân chúng biết hết, nên họ đấu tranh ban đầu bằng khiếu kiện lên đến trung ương cũng không làm gì. Khỏa thân giữ đất cũng không ăn thua. Dùng súng tự vệ như anh em nhà ông Vươn thì cũng đi tù mà đất cũng không giữ được. Thôi thì lấy mạng đổi mạng. Sống mà không có tài sản hay tù tội thì thà chọn cái chết còn hơn. Tự thiêu như bà Đặng Thị Kim Liêng mẹ của chị Tạ Phong Tần cũng chẳng lay động chút lòng nhân nào của một tập đoàn tham nhũng. 

Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức đấu tranh khác của người dân oan bị mất đất nhưng rõ ràng mức độ về bạo động có gia tăng. Trước khi nhà cầm quyền dùng bạo lực với quân đội, công an, dân phòng, chó nghiệp vụ súng đạn hùng hổ đi cưỡng chế thì người dân đã gặp trực tiếp các quan tham để giải quyết mâu thuẫn. Ai đã dùng bạo lực trước? Sức mạnh từ nòng súng chỉ cướp được tài sản vật chất chứ không thể cướp được ý chí, nghị lực, tình thần của người yếu thế. 

Kết thúc vụ ở Tiên Lãng thì ông đại tá giám đốc công an Hải Phòng, Đỗ Hữu Ca tuyến bố là "trận đánh đẹp". Nhưng những gì diễn ra sau đó thực sự là màn trả thù hèn hạ. Ông này cho là "đẹp" thì dư luận lại phỉ nhổ. Phá nhà của người ta, khởi tố bắt giam, dùng tòa án làm công cụ khủng bố nạn nhân và gây sợ hãi cho dân chúng chỉ là đẹp đường thăng quan tiến chức của ông này lên thiếu tướng mà thôi. Và bây giờ là loạt đạn ở Thái Bình. Anh Đặng Ngọc Viết tự sát khi đã có lệnh truy nã không biết bắt được xác chết này các quan chức Thái Bình có tuyên bố "một trận đánh đẹp" nữa không? 

Khi chưa có chỉ đạo thì báo chí nhanh nhạy đưa tin nhưng vài ngày nữa thì truyền thông lề đảng sẽ bị định hướng đưa tin theo kiểu bất lợi cho nạn nhân lấy mạng sống mình đổi mạng quan tham. Rồi thì ban giải phóng mặt bằng thành phố Thái Bình cũng được khen thưởng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cũng như ông Đỗ Hữu Ca được thăng quan trong vụ cướp đất của người dân. Quan tham mất mạng rồi đây sẽ được nhận bằng liệt sĩ và gia đình nạn nhân chắc sẽ không yên với sự trả thù của nhà cầm quyền như gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã từng nếm trải.

Đẹp hay không đẹp cũng tùy góc nhìn. Tôi chứng kiến nhiều công an là dân oan đi khiếu kiện ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay Tòa án tối cao ở Hà Nội cũng ngậm đắng nuốt cay. Cách hành xử của anh Đặng Ngọc Viết quá bị kịch cho anh và gia đình nhưng ít ra cho thấy người dân sẽ sẵn sàng dùng mạng sống của mình để gióng lên tiếng nói của người cô thế. Có ai nghe họ chăng? Hay cả dân tộc đều vô cảm? Liệu mạng sống của dân oan Đặng Ngọc Viết có chìm xuồng như vụ nhân dân Thái Bình nổi dậy hồi năm 1997 chăng? Tôi tin là không. Và chắc chắn loạt đạn ở Thái Bình không chỉ dùng lại chỗ đánh đổi mạng sống của một quan chức tham nhũng mà hiệu ứng của nó sẽ lan tỏa khắp nước nơi nào cũng có dân oan.

Cái đẹp tự nó chinh phục lòng người. Một người bạn của tôi không liên quan gì đến chính trị nhưng nghe tin này cũng nói rằng anh ta sẵn lòng bảo trợ cho các con cái của anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình (nếu anh Viết có con cái) này ăn học đến nơi đến chốn. Qua đây chúng tôi kêu gọi ai có địa chỉ của anh gia đình anh Viết hay đưa lên đây để mọi người cùng chia sẻ với gia đình của anh ấy.



Hải Huỳnh


KÍNH XIN ANH CHỊ HÃY BỎ CHÚT THÌ GIỜ ĐỂ CHIA BUỒN CÙNG GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG ĐẤT VIỆT - ĐÃ ANH DŨNG HY SINH CHỐNG LẠI BẠO QUYỀN
AI ĐÃ NHÉT ĐẢNG VÀ BÁC HỒ VÀO BÀI THƠ "ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI" CỦA NHÀ THƠ XUÂN SÁCH? Không ai lưu manh hơn Đảng CSVN đã áp bức các văn nghệ sĩ để chơi trò đạo văn. Trò lưu manh nầy phải được vạch mặt và đưa ra ánh sáng cho tuổi trẻ hiểu rằng chẳng có ai YÊU ĐẢNG và BÁC CẢ, tất cả chỉ là trò đạo diễn rẽ tiền của bọn cướp ĐẢNG CSVN.

Nhà thơ XUÂN SÁCH tên thật là NGÔ XUÂN SÁCH được biết đến nhiều nhất và nổi tiếng qua bài thơ: "ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI" (dựa trên tứ thơ của Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên)".

Theo anh Ngô Nhật Đăng, con trai ruột của nhà thơ Xuân Sách cho biết là bài hát nầy được cả hai cùng sáng tác là nhạc sĩ Huy Du và nhà thơ Xuân Sách nhưng sau khi Huy Du bị Đảng CSVN ép phải sửa lời nhạc đã nói với nhà thơ Xuân Sách là :

- Sách ơi, xin lỗi mày tao hèn!

Từ sau khi bản nhạc được sửa lời, nhét hai chữ Đảng và Bác Hồ vào thì nhà thơ Xuân Sách từ chối nhận là mình cùng phổ nhạc chung với Huy Du. 

Đảng CSVN đã bắt nhạc sĩ Huy Du sửa lời và chỉnh sửa lần chót vào năm 1968. Trước năm 1968, bài hát nầy đã được đài Gươm Thiên Ái Quốc VNCH phát thanh liên tục . Một câu nhạc được đài GTAQ sửa lại là :

- Ta chưa về KHI Tổ quốc chưa yên thành ta chưa về NÊN Tổ quốc chưa yên. Sau năm 1968 nhạc sĩ Huy Du bị CS ép phải sửa lời lại. Bài hát bị cấm sử dụng cho đến sau 75.

Trong bài thơ chính thức không có bất cứ đoạn nào nói tới ĐẢNG CS HAY ca ngợi HỒ CHÍ MINH, nguyên bài thơ chỉ thuần ca ngợi người Mẹ và Việt Nam.

Chúng ta thử tìm hiểu xem sao :

Bài thơ chính trước khi bị Đảng CS và nhạc sĩ Huy Du NHÉT vào hai từ ĐẢNG & HCM. (*) Những chữ HOA lớn là những chữ bị CSVN nhồi nhét vào bài thơ.

ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.

Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.

Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời.

Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.

Ta đi giữa tình thương của MẸ, tiếng CỦA NGƯỜI rung động mãi trong tim.

Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.

Việt Nam! Việt Nam! Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó
Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn CON vui ríu rít mái trường.

Ta đi đường rợp bóng hàng dương đất ĐƯỢM MÀU đã lên MẦM CÂY mới.

Những ánh mắt ĐÀN CON trông đợi, BÓNG MẸ VỀ những TIẾNG YÊU THƯƠNG.

VIỆT NAM ƠI! VIỆT NAM! NƠI những dòng sông soi bóng MẸ.

Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.

Ta đi giữa tình thương của MẸ, tiếng CỦA NGƯỜI rung động mãi trong tim.

VIỆT Nam! VIỆT Nam! Nghe từng tiếng MẸ vang vang

*******************************

BÀI THƠ ĐÃ BỊ ĐẢNG CS đem sửa lại, nhồi nhét BÁC & ĐẢNG VÀO dưới đây: (*) những chữ HOA là những chữ bị NHÉT VÀO.

ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

Việt Nam! trên đường chúng ta đi.

Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó.

Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời.

Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước, mà vui sao ta chẳng nói nên lời.

Dặm đường xa ta đi giữa mùa xuân.

Ta đi giữa tình thương của ĐẢNG, tiếng BÁC HỒ rung động mãi trong tim.

Đường ta đi ánh lửa soi đêm dài, đường ta về trong nắng ấm ban mai.

Việt Nam! Việt Nam! Qua từng bước gian nan, lớn lên rồi đẹp những mùa xuân.

Ta đi qua phố qua làng, ngọn đèn sáng giục lòng ta đó

Lời mẹ nói ấm lành ngọn gió, đàn EM vui ríu rít mái trường.

Ta đi đường rợp bóng hàng dương đất BOM ĐÀO đã lên MÀU CỜ mới.

Những ánh mắt ĐÊM ĐÊM trông đợi, CHIẾN TRƯỜNG XA DỒN DẬP NHỮNG CHIẾN CÔNG.

MIỀN Nam ơi! MIỀN Nam! HỠI những dòng sông soi bóng dừa xanh.

Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp.

TA SẼ ĐẾN NƠI ĐÂU CÒN GIẶC, TA CHƯA VỀ KHI TỔ QUỐC CHƯA YÊN.

MIỀN Nam! MIỀN Nam! Nghe từng tiếng (*) vang vang


Nguyễn Thùy Trang

Default

Vác súng vào UBND TP.Thái Bình bắn thẳng 4 cán bộ


(Tin tức pháp luật) - Sự việc xảy ra vào chiều ngày 11/9, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố (nằm trong UBND TP. Thái Bình, địa chỉ 1 phố Trần Phú, TP Thái Bình).

Theo nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường kể lại, hung thủ là đàn ông, độ tuổi khoảng 30, bất ngờ mở của bước vào phòng làm việc của Trung tâm Phát tiển Quỹ đất Thành phố.

Lúc đó tại đây có 6 người đang ngồi làm việc trong phòng.

Khi nhìn thấy mọi người đang ngồi trong phòng, chẳng nói chẳng rằng, người này nhằm thẳng những người đang có mặt bắn trọng thương 4 người rồi nhanh chóng bỏ đi khỏi hiện trường.

Hiện trường nơi 4 cán bộ UBND TP. Thái Bình bị bắn.


"Thời điểm xảy ra vụ việc là gần 14 giờ chiều. Lúc đó, do UBND TP tổ chức cuộc họp nghe báo cáo dự thảo quy chế Quy hoạch Kiến trúc TP nên lãnh đạo Văn phòng UBND và các phòng ban khác đều đi họp.

Đúng 14h, rất nhiều người trong UBND TP nghe thấy tiếng nổ “bụp, bụp” rồi nghe thấy tiếng kêu la, huyên náo tại khu vực tầng 1, nơi đặt trụ sở Trung tâm Phát triên Quỹ đất Thành phố", một nhân chứng giọng còn hoảng hốt nói.


Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.

Danh tính những nạn nhân bị thương được xác định là Vũ Ngọc Dũng (phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố - Đội Giải phóng mặt bằng), ba người còn lại là ông Vũ Công Cương, ông Nguyễn Thanh Dương và ông Bùi Đức Xuân, hiện 3 người này cũng đều là nhân viên của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố.

Ngay lập tức, cả bốn người đều được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Sau đó, 2 người bị thương tích nặng nhất là Vũ Ngọc Dũng và Nguyễn Thanh Dương đã được đưa lên cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội.

Bên ngoài công tác an ninh, phong tỏa được triển khai gấp rút.

Trao đổi với PV báo Đất Việt vào 19h ngày 11/9, ông Nguyễn Đình Trung - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã xác nhận sự việc.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chuyên mâu thuẫn giải phóng mặt bằng. Cách đây khoảng 1 tháng, Đội giải phóng mặt bằng có tiến hành giải quyết đền bù cho một số trường hợp, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng.

Nghi phạm này đi làm tại TP Hồ Chí Minh và mới về địa phương được khoảng 1 tuần.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra truy bắt đối tượng.

Tiếp tục cập nhật...

Việt Thành

Nguồn: Đất Việt

Bản tin trên VietNamnet: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/139876/4-can-bo-bi-ban-tai-tru-so-ubnd-tp-thai-binh.html
Default Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất?

Dân bắn chết cán bộ ở Thái Bình vì đất?

Cập nhật: 14:25 GMT - thứ tư, 11 tháng 9, 2013



Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 11/09 tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình.


Ít nhất hai người chết trong vụ một người dân bắn năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình, theo truyền thông trong nước.
Báo Bấm Nhân Dân mô tả điều họ gọi là UBND tỉnh Thái Bình thông tin cho báo này rằng "sau khi gây án, đối tượng Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đã trốn về quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) và dùng súng tự sát".

Báo này cho hay một nạn nhân là phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình "đã tử vong khi đang được cấp cứu tại Hà Nội".
Trước đó công an tỉnh Thái Bình xác nhận với BBC tiếng Việt “đã nắm được tên tuổi” nghi phạm nổ súng vào năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an Tỉnh Thái Bình, cho biết vụ nổ súng xảy ra tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố, có văn phòng nằm trong Ủy ban Nhân dân tỉnh.

“Chúng tôi đang tập trung làm việc qua đêm cho vụ án này, tên tuổi của nghi phạm thì đã xác định được rồi”, ông Tuyết nói vào tối ngày 11/09/2013.
"Chính quyền nên xem lại mình, sao dân lại có hành động như vậy?"
Manh Ta, facebook.com/BBCVietnamese


Ông Nguyễn Hải Trường - Chánh văn phòng UBND Thành phố Thái Bình, Người phát ngôn của UBND Thành phố Thái Bình, được trang web Bấm Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh dẫn lời nói "Khoảng 14h ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình có một đối tượng từ bên ngoài vào bắn người, gây trọng thương và bỏ trốn khỏi hiện trường.
"Ngay sau vụ việc xảy ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình tổ chức cấp cứu người bị hại, báo cáo kịp thời Công an Thành phố và tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường vụ án"


'Bắn vào đầu'
5 cán bộ Trung tâm Quỹ đất bị bắn
  • Vũ Ngọc Dũng, sinh năm 1962 - Phó giám đốc, bị bắn vào đầu (đã chết)
  • Phạm Thị Lan Anh, sinh năm 1977 - Phó giám đốc, bị bắn sượt qua mang tai phải.
  • Nguyễn Thanh Dương, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào mắt phải.
  • Vũ Công Cương, sinh năm 1990 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
  • Bùi Đức Xuân, sinh năm 1975 - Cán bộ Trung tâm, bị bắn vào đầu.
Nguồn: Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình


Trang web này mô tả nghi phạm là Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình.

"Đối tượng gây án đã đến tìm gặp anh Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố và đã dùng súng bắn anh Dũng và những người khác".

"Loại súng bước đầu được xác định là súng Colt quay kiểu Trung Quốc bắn đạn chì", trang tin cho biết thêm.

Báo Bấm Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”.

“Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết.
"Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh"
Huy Đức, www.facebook.com/Osinhuyduc

Trước đó hai trong số năm người được mô tả là bị thương rất nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội trong khi những người còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng".
"Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh".

Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã.