1.6.14

Mỹ công khai “tuyên chiến” với Trung Quốc

Biển Đông:
Mỹ công khai “tuyên chiến” với Trung Quốc
Cập nhật lúc 16h43" , ngày 31/05/2014 
(VnMedia) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay (31/5) đã công khai lên tiếng cảnh báo tại một hội nghị an ninh quốc tế rằng, Mỹ “sẽ không nhìn đi nơi khác” khi các nước như Trung Quốc cố tìm cách giới hạn sự tự do hàng hải hay phớt lờ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel (bên trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

"Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây bất ổn trong khu vực, và việc nước này không thể giải quyết được các cuộc tranh chấp với những nước láng giềng khác đang đe dọa sự tiến bộ lâu dài của khu vực Đông Á", ông Hagel phát biểu.

Trong một loạt phát biểu nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, Bộ trưởng Hagel cho biết, Mỹ phản đối hành động của bất kỳ nước nào trong việc tìm cách sử dụng sự dọa dẫm hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền.

"Tất cả các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, có một sự lựa chọn: hoặc là đoàn kết và tái cam kết với trật tự ổn định trong khu vực hoặc là từ bỏ cam kết đó và gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh - hai thứ đang đem đến lợi ích cho hàng triệu người dân trên khắp khu vực Thái Bình Dương và hàng tỉ người trên khắp thế giới”, ông Hagel đã nói như vậy.

Ông chủ Lầu Năm Góc cảnh báo Bắc Kinh không được có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông đồng thời thể hiện sự ủng hộ đối với Nhật Bản - kỳ phùng địch thủ trong khu vực của Trung Quốc, trong việc tìm kiếm một vai trò an ninh mạnh mẽ hơn, chủ động hơn, tích cực hơn ở Châu Á.

Nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh và bạn bè ở Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp quốc tế đồng thời phát đi một thông điệp thẳng thừng, sắc lạnh với Trung Quốc.

"Trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông”, ông Hagel đã nói thẳng thắng như vậy trước hàng loạt Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quân sự cấp cao, các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh hàng đầu của Châu Á đang tham dự cuộc Đối thoại hàng năm Shangri-La.

Ông Hagel cáo buộc Trung Quốc hạn chế khả năng tiếp cận của Philippines đối với bãi cạn Scarborough, gây áp lực đối với sự hiện diện lâu dài của Manila ở bãi cạn Second Thomas, bắt đầu các hoạt động khai khẩn ở một loạt khu vực khác nhau và đưa một giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Hagel, Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng “chúng tôi kiên quyết và kịch liệt phản đối bất kỳ nước nào định dùng sự dọa dẫm, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền”.

"Mỹ sẽ không nhìn đi nơi khác khi những nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức”, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.

Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quyết liệt với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan ở Biển Đông. Trung Quốc cũng có tranh chấp “căng như dây đàn” với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Mỹ đã nhiều lần công khai khẳng định rõ ràng rằng, nước này có nghĩa vụ theo hiệp ước với Nhật Bản. Theo đó, Mỹ sẽ bênh vực Nhật Bản trong trường hợp nước này bị một bên thứ ba tấn công và Washington tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Washington cũng kiên quyết không công nhận vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập hồi cuối năm ngoái ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm nhiều khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trung Quốc “nổi điên” với Mỹ
Trung Quốc đã phản ứng vô cùng giận dữ trước những cảnh báo, chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel. Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – ông Wang Guanzhong đã miêu tả những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là vô cơ sở, vô căn cứ đồng thời lên án ông Hagel về việc đã công khai đưa ra những phát biểu như thế.

"Bài phát biểu đó chứa đầy tư tưởng thể hiện quyền bá chủ, đầy sự kích động, đe dọa và dọa dẫm”, một phóng viên của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Wang cho biết.

"Hơn nữa, việc nước này nhiều lần công khai chỉ trích đích danh Trung Quốc cùng với những kiểu cáo buộc như trên là hoàn toàn không có cơ sở, không có lý do”, Phó Tổng tham mưu trưởng Wang nói. Dự kiến, ông này sẽ có bài phát biểu trong ngày mai (1/6).

Những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã vấp phải sự thách thức từ Tướng cấp cao Yao Yunzhu của quân đội Trung Quốc. Ông này tỏ ý hoài nghi về việc liệu Mỹ và các nước đồng minh có tuân theo luật quốc tế và có tham vấn với các nước khác khi thiết lập vùng phòng không hay không.

Ông Yao – Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Mỹ-Trung thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, cũng đặt câu hỏi về việc làm thế nào Mỹ có thể nói là nước này không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền khi vẫn tuyên bố cam kết thực hiện các nghĩa vụ trong hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản.

Đáp lại, Bộ trưởng Hagel khẳng định, Mỹ và các đồng minh đã tham vấn với các nước láng giềng chứ không giống như Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.

Giới chức Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về quyết định của Trung Quốc trong việc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam. Động thái này đã dẫn đến hàng loạt cuộc va chạm giữa hai nước, trong đó tàu Trung Quốc từng đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Kiệt Linh - (tổng hợp)

Khi lính của đảng "ta" nhận quân xâm lược là thầy...

Khi lính của đảng "ta" nhận quân xâm lược là thầy...

Tàu TQ lại đâm chìm tàu cá VN

CTV Danlambao - Giặc đến nhà đàn bà phải đánh. Khựa cướp nhà đảng ta đi học. Học ai? học thầy Khựa. Học gì? Học cách bắn bắn súng nước trên biển và bắn súng thật vào dân Việt đứng lên chống Tàu cộng xâm lược!? Đây là một trong những hành động cúi đầu khòm lưng nhất quán từ trên xuống dưới của "quân đội nhân dân đít tàu" của đảng "ta" trong thời gian qua khi Tàu cộng đã nhiều lần xâm lược VN. Xin đăng lại để mọi người "tỏ tường".

22 sĩ quan cấp cao quân đội tập huấn tại Trung Quốc

Ngày 6/6/2013, Đoàn cán bộ chính trị cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ sang Trung Quốc tham gia khóa học 15 ngày, trong khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Đoàn gồm 22 tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao là cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân, được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới. 

Sáng 5/6, tại Đoàn 871, trung tướng Nguyễn Văn Động, Cục trưởng Cục Cán bộ thay mặt thủ trưởng Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ cho đoàn cán bộ chính trị cao cấp sang học tập tại Học viện Chính trị Tây An, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 

Các đại biểu dự Lễ giao nhiệm vụ và thành viên 
Đoàn cán bộ chính trị đi học Trung Quốc. Ảnh: QĐND.

Hằng năm, Bộ Quốc phòng cử hàng trăm cán bộ đến các nước để giao lưu, trao đổi, tập huấn, đào tạo nhằm tiếp thu những thành quả khoa học, kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức mới của các nước trên thế giới. Tiếp theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương, đây là đoàn cán bộ quân đội thứ 6 được cử sang tập huấn, học tập tại Trung Quốc kể từ năm 2009. 

Trung tướng Nguyễn Văn Động yêu cầu tất cả cán bộ được cử đi học cần phải nghiêm túc quán triệt mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của khóa học. Ông nhấn mạnh: "Các cán bộ được cử đi học đợt này cần phải nghiên cứu sâu lý luận, tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của bạn để về nước vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình. Từng thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập để đạt được kết quả tốt nhất". 

Cục trưởng Động cũng lưu ý, trong quá trình học tập phải tôn trọng pháp luật của nước bạn, nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của cơ sở đào tạo, giữ vững tư thế, lễ tiết, tác phong, hình ảnh đẹp của cán bộ, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp phần thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước. 

Theo chương trình khóa học, đoàn cán bộ chính trị cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ nghiên cứu 10 chuyên đề về các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 

Theo Quân đội Nhân dân 

Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar.

Chuyện cuối tuần: Công hàm... làm cong hàm!!!


Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.


Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:
- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?
Đại diện CSVN cười và giải thích:
- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.
Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:
- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?
Đại diện CSVN phá lên cười:
- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?
- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?
Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:
- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?
- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.
- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?
- Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.
- Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam có đã xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?
- Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhà được.
- Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?
- Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Quốc lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!
Đại diện CSVN cười sặc sụa:
- Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc” thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Quốc mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:
- Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ươc buôn bán” và “chủ quyền”.
- Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.
- Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Quốc tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.
Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đã làm KHẾ ƯƠC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.
- Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?
- Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó vì ông sợ thua lổ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền …
Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:
- Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói …
“có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”
Đại diện Mỹ cười rồi nói:
- Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Quốc trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Quốc hành động chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?
- Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!
- Hoa Kỳ bị ràng buộc bỡi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Quốc và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.
Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:
- Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn lâu”.
- Ý ông là?
- Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện trợ của Trung Quốc cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp được thì phải thực hiện lời hứa đó.
Đại diện CSVN mỉa mai:
- Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?
- Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế …
- Huề tiền!
- Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …
Đại diện CSVN phá liên cười:
- Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”
Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:
- CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)
Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.
Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:
- Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:
- Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?
Rồi ông nói tiếp:
- Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.
- Không còn cách nào hết sao?
- Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.
- Cách gì ông nhắc lại đi.
- Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.
- Làm cách nào?
- Ngay ngày mai ...
Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.
Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó
Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ

Có như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.
Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:
- Chỉ đơn giản thế thôi sao?
Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.
Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:
- All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã)
Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar.
Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.
(Theo St)