Quân đội Thái bất ngờ đảo chính, lật đổ chính phủ
Thứ sáu, 2014-05-23 01:58:05 - Nguồn: Internet
Quân đội Thái bất ngờ đảo chính, lật đổ chính phủ Quân đội bị chính trị hóa cao của Thái Lan đã từng thực hiện tới 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ những năm 1930. Lực lượng đầy quyền lực này đã phải “gánh đủ” n...
Tư lệnh quân đội Thái Lan – Tướng Prayuth Chan-ocha hôm nay (22/5) đã bất ngờ tuyên bố thực hiện một cuộc đảo chính quân sự, chiếm quyền của chính phủ và bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị then chốt. Ông Prayuth còn tuyên bố, cuộc đảo chính này là cần thiết nhằm để khôi phục lại trật tự và sự ổn định ở đất nước Thái Lan sau 6 tháng diễn ra tình trạng bất ổn và bế tắc chính trị.
"Việc Bộ Chỉ huy Duy trì Trật tự và Hòa bình gồm lục quân, hải quân, các lực lượng vũ trang và cảnh sát nắm quyền lãnh đạo đất nước lúc này là cần thiết”, Tướng Prayuth tuyên bố khi đứng bên cạnh một loạt tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội.
"Chúng tôi đề nghị dân chúng không nên hoảng loạn và cứ tiếp tục cuộc sống của mình như bình thường. Và các nhân viên nhà nước vẫn tiếp tục làm việc ở các bộ ngành của mình, tiếp tục thực hiện đúng trách nhiệm của mình như bình thường”, Tướng Prayuth đã phát biểu như vậy. Tư lệnh quân đội Thái cũng khẳng định, quân đội sẽ “cung cấp sự bảo vệ” cho những người nước ngoài ở Thái Lan.
Diễn biết bất ngờ và choáng váng trên diễn ra sau khi Tướng Prayuth ban bố tình trạng thiết quân luật trên khắp đất nước Thái Lan hồi đầu tuần trong một động thái được ông này miêu tả là một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. Một ngày sau, ông Prayuth đã triệu tập các lãnh đạo chính trị đối địch nhau đến tham gia một cuộc đàm phán trực tiếp song phương. Cuộc đàm phán kéo dài trong 2 ngày đã không thể phá vỡ được thế bế tắc chính trị hiện nay trên chính trường Thái Lan.
Ngay trước khi thông báo về cuộc đảo chính được đưa ra, các binh lính vũ trang đi trên những phương tiện quân sự đã tiến hành bao vây căn cứ quân sự – nơi các chính khách đang có cuộc họp. Đây rõ ràng là một hành động nhằm chặn không cho các nhà lãnh đạo dân sự Thái Lan rời khỏi khu vực.
Nhiều trong số những nhân vật cấp cao hàng đầu trong chính phủ Thái Lan đã được triệu tập đến tham dự cuộc họp. Trong số những người được triệu tập có quyền Thủ tướng, thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban cũng như đối thủ chính của ông Suthep đến từ phe áo đỏ ủng hộ chính phủ – Jatuporn. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan đã cử 4 Bộ trưởng trong chính phủ của mình đi họp thay cho ông. Các phóng viên cho biết, ông Suthep và ông Jatuporn đã bị các binh lính Thái Lan hộ tống ra khỏi cuộc họp.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ có tên là Paradorn Pattanathabutr cho biết ngay sau thông báo về cuộc đảo chính rằng, 4 bộ trưởng tham gia cuộc họp trên vẫn đang bị quân đội bắt giữ.
"Những người còn lại trong chúng tôi không tham gia cuộc họp và ở bên ngoài thì hiện vẫn ổn và đang ở nơi an toàn. Tuy nhiên, tình hình rất đáng lo ngại. Chúng tôi phải giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình và không biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra thêm nữa”, ông Paradorn nói thêm.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy bạo loạn, bất ổn trong suốt hơn 7 năm qua, kể từ khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu.
Làn sóng bất ổn mới nhất “dậy” lên từ hồi tháng 11 năm ngoái khi những người biểu tình đổ ra đường nhằm tìm cách lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Họ cáo buộc bà này là “con rối” trong tay anh trai Thaksin.
Cuộc đảo chính vừa diễn ra trong ngày hôm nay là cuộc đảo chính thứ 19 của quân đội kể từ năm 1932. Quân đội được cho là đứng về phe những người biểu tình phản đối chính phủ hiện nay ở Thái Lan.
Trước đó, ngày thứ Ba (20/5), Tướng Prayuth đã dùng quyền mở rộng của quân đội để ban bố tình trạng thiết quân luật trên khắp cả nước đồng thời đưa ra một loạt sắc lệnh bao gồm việc kiểm soát truyền thông, báo chí, Internet. Quân đội Thái Lan khi đó khẳng định, họ không định thực hiện một cuộc đảo chính chiếm quyền mà chỉ đang tìm cách ngăn chặn bạo lực và khôi phục ổn định ở đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, ông Prayuth không làm rõ được con đường đi phía trước và nhiều người trong cũng như ngoài nước đã dự đoán rằng, việc ban bố tình trạng thiết quân luật ngày hôm qua là hành động mở màn cho một cuộc đảo chính. Và dự đoán của họ đã chính xác.
Quân đội bị chính trị hóa cao của Thái Lan đã từng thực hiện tới 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ những năm 1930. Lực lượng đầy quyền lực này đã phải “gánh đủ” những tổn thất về hình ảnh khi can thiệp vào chính trường, đặc biệt là sau vụ lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin năm 2006. Sau khi tiếp quản quyền lực từ ông Thaksin trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007, quân đội đã không điều hành đất nước được một cách suôn sẻ và chính quyền này bị chỉ trích dữ dội.
Tiếp đó, vào năm 2010, quân đội đã thực hiện một cuộc đàn áp thẳng tay người biểu tình áo đỏ bằng cách cho xe tăng tiến thẳng vào các khu vực trung tâm thủ đô Bangkok và triển khai lực lượng bắn tỉa. Ít nhất 5 người đàn ông và một phụ nữ không tấc sắt trong tay đã bị binh lính bắn chết khi đang trú ẩn trong một ngôi chùa. Chính quyền khi đó cũng được cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 16 trong số 92 người biểu tình bị thiệt mạng. Công chúng phẫn nộ. Những chuyện xảy ra năm 2010 dù thế nào cũng là thảm họa đối với quân đội. Vì thế, từ đó trở đi, quân đội có xu hướng lùi về phía sau.
Trong suốt nhiều tháng qua, khi bà Yingluck phải đối mặt với làn sóng biểu tình rầm rộ đòi bà từ chức, quân đội tuyên bố, họ đã học được bài học trong quá khứ nên sẽ giữ lập trường trung lập và sẽ không phát động thêm một cuộc đảo chính quân sự mới.
Tuy nhiên, quân đội Thái Lan đã không thực hiện điều mà họ nói. Một cuộc đảo chính mới đã được thực hiện và người ta đang rất hoang mang không rõ tình hình chính trị ở Thái Lan sẽ đi về đâu.
Thứ sáu, 2014-05-23 01:58:05 - Nguồn: Internet
Quân đội Thái bất ngờ đảo chính, lật đổ chính phủ Quân đội bị chính trị hóa cao của Thái Lan đã từng thực hiện tới 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ những năm 1930. Lực lượng đầy quyền lực này đã phải “gánh đủ” n...
Tư lệnh quân đội Thái Lan – Tướng Prayuth Chan-ocha hôm nay (22/5) đã bất ngờ tuyên bố thực hiện một cuộc đảo chính quân sự, chiếm quyền của chính phủ và bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị then chốt. Ông Prayuth còn tuyên bố, cuộc đảo chính này là cần thiết nhằm để khôi phục lại trật tự và sự ổn định ở đất nước Thái Lan sau 6 tháng diễn ra tình trạng bất ổn và bế tắc chính trị.
Ảnh minh họa
Trong một tuyên bố được phát đi trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia Thái Lan, Tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha cho biết, ủy ban đang thực thi chế độ thiết quân luật ở đất nước từ hôm thứ ba (20/5) sẽ nắm quyền kiểm soát chính quyền từ bây giờ."Việc Bộ Chỉ huy Duy trì Trật tự và Hòa bình gồm lục quân, hải quân, các lực lượng vũ trang và cảnh sát nắm quyền lãnh đạo đất nước lúc này là cần thiết”, Tướng Prayuth tuyên bố khi đứng bên cạnh một loạt tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội.
"Chúng tôi đề nghị dân chúng không nên hoảng loạn và cứ tiếp tục cuộc sống của mình như bình thường. Và các nhân viên nhà nước vẫn tiếp tục làm việc ở các bộ ngành của mình, tiếp tục thực hiện đúng trách nhiệm của mình như bình thường”, Tướng Prayuth đã phát biểu như vậy. Tư lệnh quân đội Thái cũng khẳng định, quân đội sẽ “cung cấp sự bảo vệ” cho những người nước ngoài ở Thái Lan.
Diễn biết bất ngờ và choáng váng trên diễn ra sau khi Tướng Prayuth ban bố tình trạng thiết quân luật trên khắp đất nước Thái Lan hồi đầu tuần trong một động thái được ông này miêu tả là một nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị trong nước. Một ngày sau, ông Prayuth đã triệu tập các lãnh đạo chính trị đối địch nhau đến tham gia một cuộc đàm phán trực tiếp song phương. Cuộc đàm phán kéo dài trong 2 ngày đã không thể phá vỡ được thế bế tắc chính trị hiện nay trên chính trường Thái Lan.
Ngay trước khi thông báo về cuộc đảo chính được đưa ra, các binh lính vũ trang đi trên những phương tiện quân sự đã tiến hành bao vây căn cứ quân sự – nơi các chính khách đang có cuộc họp. Đây rõ ràng là một hành động nhằm chặn không cho các nhà lãnh đạo dân sự Thái Lan rời khỏi khu vực.
Nhiều trong số những nhân vật cấp cao hàng đầu trong chính phủ Thái Lan đã được triệu tập đến tham dự cuộc họp. Trong số những người được triệu tập có quyền Thủ tướng, thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban cũng như đối thủ chính của ông Suthep đến từ phe áo đỏ ủng hộ chính phủ – Jatuporn. Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan đã cử 4 Bộ trưởng trong chính phủ của mình đi họp thay cho ông. Các phóng viên cho biết, ông Suthep và ông Jatuporn đã bị các binh lính Thái Lan hộ tống ra khỏi cuộc họp.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ có tên là Paradorn Pattanathabutr cho biết ngay sau thông báo về cuộc đảo chính rằng, 4 bộ trưởng tham gia cuộc họp trên vẫn đang bị quân đội bắt giữ.
"Những người còn lại trong chúng tôi không tham gia cuộc họp và ở bên ngoài thì hiện vẫn ổn và đang ở nơi an toàn. Tuy nhiên, tình hình rất đáng lo ngại. Chúng tôi phải giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình và không biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra thêm nữa”, ông Paradorn nói thêm.
Thái Lan đã chìm trong vòng xoáy bạo loạn, bất ổn trong suốt hơn 7 năm qua, kể từ khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu.
Làn sóng bất ổn mới nhất “dậy” lên từ hồi tháng 11 năm ngoái khi những người biểu tình đổ ra đường nhằm tìm cách lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Họ cáo buộc bà này là “con rối” trong tay anh trai Thaksin.
Cuộc đảo chính vừa diễn ra trong ngày hôm nay là cuộc đảo chính thứ 19 của quân đội kể từ năm 1932. Quân đội được cho là đứng về phe những người biểu tình phản đối chính phủ hiện nay ở Thái Lan.
Trước đó, ngày thứ Ba (20/5), Tướng Prayuth đã dùng quyền mở rộng của quân đội để ban bố tình trạng thiết quân luật trên khắp cả nước đồng thời đưa ra một loạt sắc lệnh bao gồm việc kiểm soát truyền thông, báo chí, Internet. Quân đội Thái Lan khi đó khẳng định, họ không định thực hiện một cuộc đảo chính chiếm quyền mà chỉ đang tìm cách ngăn chặn bạo lực và khôi phục ổn định ở đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, ông Prayuth không làm rõ được con đường đi phía trước và nhiều người trong cũng như ngoài nước đã dự đoán rằng, việc ban bố tình trạng thiết quân luật ngày hôm qua là hành động mở màn cho một cuộc đảo chính. Và dự đoán của họ đã chính xác.
Quân đội bị chính trị hóa cao của Thái Lan đã từng thực hiện tới 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ những năm 1930. Lực lượng đầy quyền lực này đã phải “gánh đủ” những tổn thất về hình ảnh khi can thiệp vào chính trường, đặc biệt là sau vụ lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin năm 2006. Sau khi tiếp quản quyền lực từ ông Thaksin trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007, quân đội đã không điều hành đất nước được một cách suôn sẻ và chính quyền này bị chỉ trích dữ dội.
Tiếp đó, vào năm 2010, quân đội đã thực hiện một cuộc đàn áp thẳng tay người biểu tình áo đỏ bằng cách cho xe tăng tiến thẳng vào các khu vực trung tâm thủ đô Bangkok và triển khai lực lượng bắn tỉa. Ít nhất 5 người đàn ông và một phụ nữ không tấc sắt trong tay đã bị binh lính bắn chết khi đang trú ẩn trong một ngôi chùa. Chính quyền khi đó cũng được cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của ít nhất 16 trong số 92 người biểu tình bị thiệt mạng. Công chúng phẫn nộ. Những chuyện xảy ra năm 2010 dù thế nào cũng là thảm họa đối với quân đội. Vì thế, từ đó trở đi, quân đội có xu hướng lùi về phía sau.
Trong suốt nhiều tháng qua, khi bà Yingluck phải đối mặt với làn sóng biểu tình rầm rộ đòi bà từ chức, quân đội tuyên bố, họ đã học được bài học trong quá khứ nên sẽ giữ lập trường trung lập và sẽ không phát động thêm một cuộc đảo chính quân sự mới.
Tuy nhiên, quân đội Thái Lan đã không thực hiện điều mà họ nói. Một cuộc đảo chính mới đã được thực hiện và người ta đang rất hoang mang không rõ tình hình chính trị ở Thái Lan sẽ đi về đâu.
Vân Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia