20.6.13

Bắc thuộc lần thứ 5

Bắc thuộc lần thứ 5
Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến “có tiếng súng” nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không phải chấp dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bc Việt khi TC tiến chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Và cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu.
Và hiệp ước biên giới được hai bên ký kiết  (theo lịnh của TC) như sau:
Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 m;
Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;
Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra.
Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô nămngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.
Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.
Tại nơi nầy, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước cho tới khi “bị” bật mí vàoi những ngày đầu năm 2013..
Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí “chiều phải” của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng…và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011…để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020?(Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định “16 chữ vàng” một lần nữa là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”).
Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay:
Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5:
Di dân Trung Hoa vào Việt Nam
Trước năm 2008, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.
Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp…đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…
Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…
Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị cs VN “chạy trốn” trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!
Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần
Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyn của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yễm trợ dưới danh nghĩa DEGA.
Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp QUốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA)dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.
Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung VN, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiếnpháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.
Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Bax 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một tr sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000. (Cơ s nầy một lần nữa b bại lộ do đó TC phải dẹp bỏ vào năm 2012).
Sau cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia. Nơi đây ông ta đã tổ chức một viện nghiên cứu về dân tộc Chăm, và có nhiều buổi nói chuyện về sự hình thành dân tộc Champa do một đại học ở TC đài thọ.
Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì?  
Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế VN trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của VN rồi mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.
Mặt khác, nguy hiễm hơn nữa là sự hiện diện của hàng chục ngàn người Tàu dưới dạng công nhân, hay nhân viên tình bào (?) tại hai địa điểm khai thác Bauxite là Nhân Cơ ở Đăc Nông và Tân Rai ở Lâm Đồng. Sự hiện diện nầy, ngoài các yếu tố kinh tế, và quân sự, còn là một chiến lược đồng hóa người địa phương và thiểu số bằng những cuộc hôn nhân dị chủng để…vài chục năm sau, những nơi nầy sẽ có những người “thiểu số mới”….đứng lên đòi tự trị theo tinh thần của Nghị quyết Dân tộc bản địa của LHQ?
Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục
Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàng bạc thể hiện qua nhiều lể hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bày trí các vỡ kịch cũng đầy máu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam.
Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 3 năm, TC lại thành lập một Cục giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng dảy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục VN, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuôc toàn diện.
Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất VN bằng cách tung hàng hóa  với giá rẻ mạt.
Trong một chuyến viếng thăm TC của Tổng Bí thư cs Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên quyết tâm và “nhất trí” phát triển hai chiều theo “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. TC đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với TC.
Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây hại mà thị trường TC đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà..., ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản....
TC cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác.... điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.
Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoaii…Đối lại VN nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nôngnghiệp, và hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2009, riênghàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhậpkhẩu của Việt Nam.
Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ.Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyênTrung phần Việt Nam, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà MauNguồn vốn cho vay của TCngày càng tăng chiếm hầu hết tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.
Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hạinhằm…ngoài việc làm tê liệt kinh tế VN bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa của VN, còn làm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh niên sau nầy của VN qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt.

Thay lời kết
Đã hơn 38 năm qua từ ngày lìa xa Đất và Nước, hơn lúc nào hết, âm mưu Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng lại hiện rõ trong lúc nầy. Chúng ta còn nhớ, ngay sau khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, CS Bắc Việt mới quay về thuần phục TC.
Và kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN mới cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là “Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng” ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).
Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận “tất yếu” của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.
Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Việt Nam hiện tại.
Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm chứ đâu có phải là độc quyền của đảng.
Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, có th nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử của đảng CS Bắc Việt đều do CS TC điều khiển từ xa. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định vận mệnh của đất nước mình nếu không có sự “góp ý” của TC.
Hiện tại, 16 chữ vàng và 4 tốt trên đã được Trung Tướng CS Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị cùng phái đoàn 11 tướng lãnh cao cấp khác cam kết và xác định thêm một lần nữa trước Thái thú Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Hoa là:”Quân đội hai nước sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa hai Đảng bằng đối thoại”.
Chưa bao giờ đất nước Việt có một tập đoàn lãnh đạohèn với giặc và ác với dân như hiện tại!
Nhìn lại lịch sử trong quá khứ, vào năm 1428, Vua Lê Lợi lên ngôi sau 10 năm kháng chiến đau thương và gian khổ để:
Đại cáo Bình Ngô lưng cung nỏ,
Giang sơn thu lại chỉ mười năm” .
Đó là giang sơn Đại Việt thời xưa!
Và vào thời cận đại, Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du để phục quốc đã phải thốt lên:” Phát cây bụi lá gai góc, khó nhọc để mở ra thế giới này, không phải là tay chân của hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Sớm chuyên chở, chiều chuyên chở đất cát để lấp kín khe núi kia, không phải là máu mỡ mồ hôi của tổ tiên hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Tổ tiên ta đem nước để lại cho con cháu. Ta là con cháu, ta nhận nước ở tổ tiên ta. Nước vốn là gia tài của dân ta”.
Và Cụ viết tiếp:”Sau khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nm giữ. Giữa đô thành, nước ta đặt một toà nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi trung nghị viện đồng ý, trung nghị viện phải đợi hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số dân chúng có quyền tài phán việc của trung nghị viện và thượng nghị viện. Phàm là dân nước ta, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử. Trên là vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay giáng”.
Lời người xưa còn đó!
Bao giờ giang sơn Đại Việt “mới” sẽ được lấy lại từ tay CS Bắc Việt.
Mai Thanh Truyết
Ngày Quc Hn 2013




Làm Thế Nào Hạn Chế Sự Hâm Nóng Toàn Cầu?



Ngày nay, có thể nói rằng hầu hết mọi người trong chúng ta đều đồng ý hiện tượng hâm nóng toàn cầu là một thách thức lớn cho toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một tình trạng bất ổn chung và sự phát triển bến vững (sustainable) gần như không có căn bản vững chắc dù các quốc gia đang phát triển hay đã phát triển viện dẫn bất cứ lý do nào để biện minh cho hành động phát triển không bền vững của mình.
Trước thực tế kể trên con người phải làm gì?
Trước hết, lượnnăng ng cn thiết cho nhu cu hàng ngày cho nhân loa là xăng dầu và nưc. Xăng du dùng cho việc di chuyển trên thế giới không ngừng tăng lên đều đặn đồng biến với thời gian và giá cả cũng tăng vọt cũng như chưa có dấu hiện nào báo trước là giá xăng sẽ được bảo hoà ở một thời điểm nào đó. Và nưc dùng cho sinh hot trong cuc sng có khuynh hưng ngày càng cn kit, cũng nhưhin ti vn chưa có phương cách gii quyết tho đáng. Do đó, danh từ bền vững (sustainability) hiện tại khó có chỗ đứng dưới mắt nhân loại và những nhà khoa học trên thế giới.
Làm sao có thể phát triển bền vững được khi giá xăng cao,c sinh hot gim và cũng tăng giá đng biến theo thi gian, kéo theo tất cả vật giá của mọi nhu cầu hàng ngày của con người. Từ đó, ảnh hưởng lên sự phát triển xã hội, và sự hâm nóng toàn cầu ngày càng tăng trưởng nhanh hơn, vi lưng khí phát thi vào không khí như CO2 đã vưt mc 400 mg/lít không khí vào ngày 4/3/2013, sm hơn d trù theo môhình toán ca các nhà khoa hc hơn mt năm. Thế giới hiện nay không còn thích ứng với điều kiện bền vững nữa như yêu cầu của Liên Hiệp Quốc nêu ra trong Nghị trình-21 là phát triển xã hội, tăng cường phúc lợi cho nhân loại, và bảo vệ hài hoà môi trường sống.
Sự bền vững của xã hội loài người
Nhiều hội đoàn chuyên môn về khoa học, công nghệ từ các NGO thiện chí đến những hiệp hội khoa học của các chính phủ đều đánh giá vấn đề bền vững trong phát triển là một vấn đề cấp bách trong hiện tại. Tại Hoa Kỳ, Hội Hoá Học (ACS) với châm ngôn:”Science & Technology for Sustainable Well-being” (tạm dịch Khoa học và Công nghệ cho Nhận thức bền vững), cũng như Hội Nghiên cứu cho sự Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement Science (AAAS)) đã lần lượt tổ chức hàng năm nhm mưu tìm mt gii pháp thích ng cho vic x dng hai loa năng lưng căn bn ny.
Mục tiêu của các buổi họp là thêm một lần nữa, hai cơ quan khoa học lớn nhất nước Mỹ hy vọng khơi đng ý thc nhân loi và nhấn mạnh ý nghĩa thực sự của danh từ bền vững(sustainability). Theo định nghĩa, sự bền vững là sự tập trung khả năng để đạt được một đời sống an toàn và khoẻ mạnh cho tất cả nhân loại ngày hôm nay mà không ảnh hưởng hay di hại đến các thế hệ về sau. Định nghĩa trên bao gồm tất cả mọi khía cạnh của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá v.v… và đíều nầy đòi hỏi các quốc gia đã phát triển chẳng những phải duy trì và không ngừng cải thiện tiêu chuẩn của đời sống hiện tại cho người dân trong nước sở tại, mà còn phải có bổn phận giúp đở những quốc gia kém phát triển cần phải tăng cường phúc lợi thêm cho con dân của họ.
Theo hướng suy nghĩ trong một quyển sách viết vào năm 2005 của Jared Diamond, giáo sư UCLA dưới tựa đề: “Sự sụp đ: Xã hội chọn lựa để thành công hay thất bại như thế nào?” (Collapse: How societies choose to Fail or Succeed?), và quyển thứ hai đã được giải Pulitzer “Súng đạn, Mầm bịnh, Sắt thép: Thành phẩm sau cùng của Xã hội loài người” (Gun, Germs, & Steel: The fates of Human Societies), GS Diamond đã khảo sát tại sao và làm thế nào mà những quốc gia Tây phương ở Bắc bán cầu có khả năng phát triển công nghệ và thống trị hầu hết thế giới.
Trong quyển sách đầu, ông cũng đã phân tích tại sao một số quốc gia đã phát triển mạnh nhưng lại sụp đổ sau đó, và từ đó có những bài học rút ra từ hiện tượng nầy. Ông cũng đã lý giải sự sụp đổ của nền văn minh cổ như thành phố Mayan ở Trung Mỹ, sự hũy diệt của xã hội Viking ở Greenland v.v…
Và để kết luận, GS Diamond đưa ra 5 yếu tố căn bản đóng góp vào sự sụp đổ của một số xã hội văn minh thời cổ đại. Đó là:
*1-Sự tàn phá môi trường.
*2-Sự thay đổi khí hậu thiên nhiên.
*3-Sự tàn ác của xã hội lân bang.
*4-Sự h trợ thương mãi từ các xã hội khác.
*5-Và sau cùng sự thích ứng hay không thích ứng của xã hội trước những vấn nạn xã hội cùng sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên quá độ.
Từ đó, ông đưa ra nhận định là các quốc gia xưa bị sụp đổ vì những yếu tố trên, và ngày hôm nay, các quốc gia đã phát triển cũng sẽ đối mặt với những thách thức tương tự. Ngoài ra, cũng còn thêm một yếu tố thứ sáu mới nữa do loài người ngày hôm nay tạo dựng ra; đó là sự phá hủy đa dạng sinh học (biodiversity) của thiên nhiên.
Nếu tiến trình “phá hoại” của nhân loại tiếp tục, nếu con người không còn khả năng giải quyết những vấn nạn căn bản trên, thế giới chắc chắn sẽ bị hy diệt toàn diện, chứ không phải từng vùng hay từng địa phương nữa.
Vai trò của nhà hóa học
Qua một số nhận định nêu trên, câu hỏi được đặt ra là sự bền vững được các nhà hoá học nhìn dưới nhản quan nào?
Hiện tại, đã có hàng trăm cuộc nghiên cứu để sống còn và nhiều tài liệu giáo dục về hiện tượng bền vững nầy cũng như những đề nghị để bảo toàn sự bền vững toàn cầu của những nhà hoá học trên thế giới. Mục tiêu sau cùng không những làtruy tìm công nghệ mới và sạch mà cũng phải cải thiện những công nghệ hiện tại cho được đắc dụng hơn và giảm thiểu sự phát thải ô nhiễm ra môi trường trong sản xuất hay dịch vụ.
Từ đó, vai trò của nhà hoá học sạch và xanh rất cần thiết trong lúc nầy và Viện Hoá học Xanh (Green Chemistry Institute) thuộc American Chemistry Society ca Hoa K đã bắt đầu làm cầu nối trong học đường, kỹ nghệ, và chính quyền để cùng nhau giải quyết vấn nạn toàn cầu.
Một thí dụ điển hình là TS John Warner, nhà hoá học xanh ở Đại học Massachusetts, Lowel, Giám đốc Trung tâm Hoá học Xanh, đã hướng dẫn một phái đoàn hoá học xanh đi khảo sát phát triển bền vững ở Nam Phi. Ông và phái đoàn cùng thảo luận với các nhà hoá học Phi về sự bền vững toàn cầu. Đối với những nhà hoá học Phi, nhiệm vụ của họ tương đối dễ dàng và giản dị trong việc phát triển ngành hoá học dựa theo tài nguyên của bản địa và áp dụng k thuật tiên tiến từ các quốc gia đã phát triển. Nhưng vai trò của nhà hoá học xanh là làm thế nào để mang vào hội nghị khái niệm về bền vững hướng đến tương lai đến cộng đồng Phi châu mà chính họ không hề đề cập đến.
Cụ thể hơn hết là phái đoàn Warner đã thăm viếng đại nông trường Maine trồng khoai tây, nơi chỉ sản xuất khoai tây để làm khoai chiên lát mõng hay nấu ăn. Trong khi đó, ông cố gắng thuyết phục các khoa học gia Phi châu phải thay đổi não trạng là biển đổi những sản phẩm từ khoai thành những sản phẩm cao cấp hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đó là thiết lập những nhà máy biến chế bột khoai thành polylactic acid, thành bio-polymer để làm những sản phẩm bao bọc thực phẩm hay quần áo. Điu nầy giải quyết được một số nhu cầu của địa phương và cũng là một giải pháp đóng góp vào sự cải thiện môi trường bền vững trong phát triển.
Do đó, có rất nhiều chiều hướng con người có thể làm để đạt được sự phát triển bền vững trong đó những nhà hoá học xanh và sạch là một thành phần đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường trong tương lai.
Vai trò của chúng ta
Theo thống kê Hoa Kỳ vào năm 2010, lượng khí carbonic (CO2) phát thải vào không khí do nhiều nguồn khác nhau và có tỷ lệ như sau: việc chuyên chở chiếm 41%, điện năng 22%, công kỹ nghệ không dùng khí đốt 15%, khí đốt thiên nhiên 14%, và kỹ nghệ dầu hoả 8%.
Phương án CaliforniaTại California, mức phát thải CO2 tính trên đầu người là 11 tấn/năm vào năm 2006 và toàn Cali, tng lưng khí phát thải lên đến hơn 500 triệu tấn/năm. Do đó, tính đến năm 2020, Cali phải giảm 174 triệu tấn. Các biện pháp dự trù cho mức giảm thiểu nầy đứng về phía chính quyền là:
-
Xe sạch: Bắt đầu từ năm 2009, tiểu bang cần phải đạt được 33% xe sạch so với 28% năm 2006;
-
Bảo quản và tăng cường rừng để có khả năng hấp thụ 20% khí CO2 phát thải vào không khí;
-
Năng lượng: Bảo quản và hạn chế năng lượng sử dụng trong các cơ xưởng để gim bớt 30 triệu tấn khí CO2hàng năm.
Đối với mức gia tăng dân số hin ti, cần tăng cường hệ thống chuyển vận công cộng để giảm việc xử dụng phương tin di chuycá nhân.
V năng lượng tái tạo: Cố gắng đạt 20% năng lượng tái tạo cho điện năng, giảm 10% lượng CO2 phát thải;
V nhà máy phát điện: Dùng công nghệ khí than (carbon gasefication) làm giảm thiểu tối đa việc phát thải CO2, giảm được 10%.
Có thể giảm được 4% lượng CO2 phát thải trong việc thu hồi khí methan từ các bãi rác để biến thành điện năng và giảm thiểu được các khí phát tán trong kỹ nghệ dầu khí hiện tại.
Đứng về phía cá nhân, chúng ta cần có vài hành động tích cực ngõ hầu đóng góp vào việc cải thiện sự hâm nóng toàn cầu. Câu nói bất hủ của Edmund Burke, một triết gia người Anh vào cuối thế kỷ 18:”Không một ai làm một lỗi lầm lớn hơn việc anh ta không làm gì hết mặc dù anh ta có thể làm một chút gì đó!” (Nobody made a greater mistake than he could only do a little!). Do đó, mỗi người trong chúng ta cần phải ghi nhận rằng nguồn năng lượng trên thế gii ln nht chính là nguồn bảo toàn năng lượng. Chúng ta cần phải chuẩn bị tư tưởng trong việc cải thiện, tái sử dụng, và bảo quản năng lượng để hướng đến việc dùng chúng một các bền vững và làm cho môi trường được trong sạch.
Một vài thí dụ cụ thể sau đây đóng góp vào việc bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự hâm nóng toàn cầu mà mỗi người trong chúng ta có thể làm được:
1-
Sửa chữa giày dép, quần áo để dùng lại, giảm được mức sử dụng năng lượng dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới;
2-
Điều chỉnh nhiệt độ nóng/lnh thấp/cao hơn tiêu chuẩn 50F có thể hạn chế được 5% năng lượng tiêu dùng trong việc xử dụng nước nóng và máy lạnh hay máy sưởi ấm;
3-
Máy giặt: 90% năng lượng xài trong nhà là do nguồn nước nóng dùng cho máy giặt. Nên thay thế bằng nước ấm. Phơi quần áo ngoài sân; kiểm soát và bảo quản thường xuyên và có định kỳ máy nước nóng có thể giảm được 20% năng lượng dùng trong nhà;
4-
Bánh xe của bạn cần được bơm cao hơn áp suất trung bình cho phép có thể giảm được 5% lượng xăng tiêu dùng. Bảo trì xe thường xuyên cũng giảm được một lượng xăng tương tự;
5-
Tránh dùng máy lạnh càng nhiều càng tốt. Uỷ ban Năng lượng California (CEC) khuyến cáo nên thay mái nhà màu xậm bằng màu sáng hơn sẽ hạn chế được mức năng lượng tiêu dùng trong nhà;
6-
Tránh việc đổ hoá chất dùng trong nhà vào đường thoát nước cũng như hạn chế tối đa việc dùng hoá chất trong sinh hoạgia đình và ngoài sân cỏ;
7-
Dùng kiếng cửa sổ có màu và sử dụng hệ thống skylights trên mái nhà để tiết kiệm năng lượng;
8-
Nên tắm bằng búp sen thay vì ngâm mình trong bồn tắm. Nên nhớ một bồn nước tắm tương đương với 4 lần tắm bằng búp sen;
9-
Kiểm soát nước rò rỉ từ các vòi nước trong nhà. Một giọt nước rỉ liên tục trong một năm tương đương với lượng nước sinh hoạt một ngày cho 200 người;
10-
Trong sinh hoạt gia đình, tránh việc dung các sản phẩm chứa dung môi (solvent) để tránh ô nhiễm không khí, cố gắng dùng bao bì bằng giấy, cartông, hay plastic bằng thực vật thay vì bằng hoá chất như PE, PCE, PVC v.v..;
11-
Sử dụng thực phẩm, rau trái đúng mùa để không khuyến khích việc trồng trọt trái mùa, phải tốn thêm nhiều năng lượng.
Tóm lại, vấn đề đặt ra nơi đây là mỗi người trong chúng ta hãy tự vấn lấy chính mình. Một khi ý thức được rõ ràng sự hiện hữu của con người cũng như trách nhiệm trước toàn cầu và tương lai, chúng ta sẽ tự hạn chế mọi sinh hoạt có thể được xem là làm tăng thêm nguy cơ hâm nóng toàn cầu; từ đó chúng ta sẽ biết phải làm gì. Làm để cho sự tồn vong của nhân loại và nhất là đừng để các thế hệ về sau nhận lấy nhiều hệ ly xấu của con người ngày hôm nay.
Nên nh, chúng ta đang  trên Qu Địa cu ny là do s vay mưn ca Thiên Nhiên, và chúng ta cn phi tr li sNguyên Thy ca Thiên Nhiên cho các thế h tương lai.
Làm đưc như thế, chúng ta mi xng đáng là con ngưi ca s toàn cu hoá.
Mai Thanh Truyết
Trên đưng thiên lý 12/6/2013

Bản chất và hiện tượng của Cộng Sản


-

Bản chất và hiện tượng của Cộng Sản

MX Lê Công Truyền


“Chẳng có gì về Cộng Sản là lỗi thời, dù có lập lại bao lần vẫn gợi dậy một cảm giác khủng khiếp, một tâm trạng hãi hùng”

Văn hào Soljenitsyne

Sau một thời gian du hí tại Hoa Kỳ hồi tháng 6 năm 2003, viên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trở về nước huênh hoang tuyên bố: “Trong thời gian tới, cần quán triệt tinh thần chủ động, sẵn sàng đối thoại thẳng thắn và xây dựng với những bước đi và biện pháp cụ thể, thực hiện chủ trương hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ, tiến tới tương lai...”

Ðọc qua câu tuyên bố ghi trên, người viết chợt liên tưởng đến các thuật ngữ “BẢN CHẤT” và “HIỆN TƯỢNG” mà CSVN thường dùng để biện hộ những hành vi tham nhũng, hối mại quyền thế của đảng viên các cấp: “Bản chất của đảng ta là ưu việt, các hành vi tham nhũng, hối mại quyền thế chỉ là hiện tượng”. Nói như thế, CSVN đã quên định luật “lượng biến đổi chất” của Karl Marx: giả sử “đảng ta” có thật sự “ưu việt” đi chăng nữa thì cái khối lượng tham nhũng, lạm quyền đang tràn ngập đất nước, phủ trùm toàn dân đã biến cái “bản chất ưu việt” thành cái “bản chất Mafia đỏ”. Thực ra, ngay khi mới chào đời, “đảng ta” đã mang “bản chất” tàn độc rồi! Bruno Bauer gốc Ðức, một học giả cùng thời với Marx, đã lên án chủ nghĩa Marxisme khi nhận định rằng chủ nghĩa này sẽ mang đại họa đến cho xã hội loài người. Thực tế đã chứng minh lời tiên tri này là đúng. Trên một thế kỷ sau, Robert Hue, Tổng bí thư đảng Cộng sản (CS) Pháp đã nhận định: “Cách mạng tháng mười ở Liên Xô và phong trào Bolchevisme là thảm kịch của nhân loại và là một tiến trình quái dị”.

Trong bài viết này, trước hết xin nêu vài thí dụ hàm chứa hai yếu tố hiện tượng và bản chất để có một ý niệm về hai yếu tố này hầu có thể xét hiện tượng và bản chất trong chế độ CSVN. Sau hết, thử phân tích một trường hợp điển hình để xem CS Hà Nội trình diễn một trong hàng vạn hiện tượng để che dấu bản chất bán nước, vọng ngoại của bọn họ.

I. VÀI THÍ DỤ LIÊN QUAN TỚI BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG

1.Từ ngàn xưa, dân Nga đã có một ngạn ngữ mà họ thường nhắc cho nhau nghe để tránh bị lừa, có khi thân bại danh liệt hoặc phải vong mạng: “Con rắn độc chỉ đổi màu tùy nơi chốn nó nằm để lừa nạn nhân của nó, chứ nọc độc của nó vẫn là nọc độc.”

Trong truyện Kiều, nói về bản tính của Hoạn Thư, thi hào Nguyễn Du viết:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao”

Trong vở kịch Britanicus, thi hào, kịch tác gia Racine của Pháp vào thế kỷ thứ XVII đã viết (lời của một vai trong vở kịch): “J’embrasse mon ennemi mais c’est pour l’étouffer”. Sau đây là câu chuyện: Narcisse tranh ngôi với anh, xem anh như kẻ tử thù mà đương sự đang tìm độc kế để ám hại; sau một thời gian khá dài bàn mưu tính kế, bỗng nhiên Narcisse thay đổi thái độ đối với anh: cử chỉ thân thiện, lời nói đượm tình huynh đệ. Sự kiện này khiến kẻ tâm phúc thắc mắc:” Khải tấu hoàng tử, vì sao ngài lại có vẻ thân thiết, trìu mến và dường như muốn cầu hòa với thái tử?”. Narcisse đã giải tỏa thắc mắc của thuộc hạ qua câu nói đầy sắt máu và tàn bạo: “Ta ôm hôn kẻ thù của ta, nhưng chính là để siết họng nó”

2. “Bản chất” mà chúng tôi tạm gọi là “thực” chính là nọc độc của con rắn, tâm địa ác độc của Hoạn Thư và lòng thù hận của Narcisse. Việc thay màu đổi sắc của con rắn, “thơn thớt nói cười” của Hoạn Thư và sự thay đổi thái độ của Narcisse chẳng qua chỉ là những “hiện tượng”, chợt hiện, chợt biến mà chúng tôi tạm gọi là “hư” được xử dụng để con rắn dễ ẩn mình, với nọc độc tiềm ẩn bên trong, ngụy trang lòng ghen tức của Hoạn Thư và nỗi căm hận của Narcisse.

Nói tóm lại, “bản chất” có tánh cách bất biến không sao thay đổi hay sửa đổi được. “Hiện tượng” có tánh cách biến đổi, nay thế này, mai thế khác, tùy hoàn cảnh. Ðừng quá ngây thơ để lầm lẫn “hiện tượng” với “bản chất”. Nhưng cũng đừng quá đa nghi và yếm thế để nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn là “hiện tượng”! Chỉ có thời gian và kinh nghiệm mới giúp chúng ta nhận định được đâu là “bản chất”, đâu là “hiện tượng”. Ông bà ta thường nói:
“Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhân”

Lục Du đời nhà Tống có nói: “Thính tri bất như kiến tri, kiến tri bất như cư tri” (Nghe mà biết không bằng thấy mà biết, thấy mà biết không bằng ở mà biết). Ðồng bào miền Bắc sống dưới chế độ CS trên 50 năm, và đồng bào miền Nam trên 30 năm hẳn đã có nhiều kinh nghiệm về “hiện tượng” và “bản chất” của CSVN.

II. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG TRONG CHẾ ÐỘ CSVN

Ðiểm qua cuộc đời trên dưới ¾ thế kỷ của đảng CSVN, người ta thấy “bản chất” của đảng này thật sự bất biến và cấu tạo bởi nhiều thành tố: bạo lực, hận thù, lừa bịp, vọng ngoại, độc tài đảng trị... Người ta có thể nói bạo lực, lừa bịp, hận thù là thánh kinh của CS, là xương tủy, là huyết mạch, là da thịt, là tim óc của người CS ở bất cứ dưới gầm trời nào.

Văn hào Alexander Soljenitsyne, người có quá nhiều kinh nghiệm với CS, đã viết: “Ði xe đạp từ mặt đất lên cung trăng còn dễ hơn là làm cho CS từ bỏ bạo lực và thay đổi tư duy”. Ðiều này cũng dễ hiểu vì mọi chế độ CS đều dựa trên nòng súng theo đúng nguyên tắc của Lénine và trong thế giới CS, càng tích cực chừng nào càng tàn bạo chừng nấy (1).

Raymond Aron, một học giả nổi tiếng người Pháp, đã nhận định: “ Tại Nga Sô, sự lừa bịp được định chế hóa. Nhà cầm quyền CS phải luôn luôn bóp méo sự thật để quần chúng không nhìn thấy chân tướng của CS là một con quái vật khát máu mang tên Xã hội chủ nghĩa.”

Bạo lực và hận thù của VC đối với người Việt không CS đã được ghi chép trong sử sách:

- Tàn sát người quốc gia -yêu nước- chống Pháp để giữ độc quyền thống trị đất nước hầu dâng nước cho CS đàn anh:Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng VC Phạm văn Ðồng, vâng lệnh Hồ chí Minh, đã gởi công hàm cho Tổng Lý Quốc Vụ Viện Chu Ân Lai, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Cộng; cuối năm 1999 và năm 2000, CSVN đã âm thầm ký kết và lén lút phê chuẩn hai hiệp ước dâng đất và dâng biển cho Trung Cộng.

- Tàn sát cả một làng Láng Linh, mà cư dân là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để trả thù việc PGHH chống Pháp và chống luôn cả Việt Minh CS (1947)
- Tàn sát hàng vạn nông dân vô tội trong cuộc “cải cách ruộng đất” để làm đẹp lòng quan thầy Trung Cộng và nhất là để thỏa mãn lòng “hận thù giai cấp” của bọn đồ tể trong Bắc bộ phủ (1956)

- Tàn sát hàng vạn đồng bào tại cố đô Huế hồi Tết Mậu Thân để trả thù việc đồng bào không “tổng nổi dậy” theo kế hoạch của CS Hà Nội (1968)
- Sau hiệp định đình chiến ký kết tại Paris, VC tiếp tục pháo kích vào các trường tiểu học để tàn sát các trẻ thơ vô tội, điển hình là trường tiểu học Cai Lậy và Song Phú (1974)

- Tàn sát cả một làng Tân Lập ở Xuân Lộc để trả thù việc Sư Ðoàn 18BB và quân dân cán chính Long Khánh đã anh dũng chận đứng sức tiến quân của CSBV, khiến cả mấy Trung đoàn của họ bị tiêu diệt (1975)

- Sau ngày 30.4.75, VC đã tập trung quân cán chính VNCH vào các trại tù khổ sai để sỉ nhục, đầy đọa. Hàng trăm ngàn người đã bị sát hại: xử tử, bó đói, không chữa trị. Có những chiến sĩ VNCH mù cả đôi mắt hoặc bị cưa chân vẫn bị VC tập trung “cải tạo”. Quả thật đúng là một cuộc trả thù tàn bạo và đốn mạt

- Chiến dịch đánh tư sản mại bản, một hình thức cướp ngày của lũ Mafia đỏ, đã giết hại không biết bao nhiêu là “kẻ thù của giai cấp vô sản”!

- Chính sách cai trị tàn độc của VC đã đẩy hàng triệu người ra biển Ðông, trong số này phân nửa đã tới bến bờ tự do và phân nửa lấy biển cả làm huyệt mộ! (theo thống kê của LHQ)

Bảng liệt kê tội ác của CSVN vừa được trình bày, tuy có quá nhiều thiếu sót nhưng cũng tạm đủ để cho thấy CSVN, suốt 75 năm qua, đã không ngớt dùng bạo lực để thỏa mãn hận thù.

Bản chất CSVN là như thế ấy. Nhưng khi gặp cơn nguy biến hoặc cảm thấy bị đe dọa bởi “diễn biến hòa bình”, họ liền thi triển những “hư chiêu” trình diễn những “hiện tượng”, đưa ra những chiêu bài để lừa bịp những người nhẹ dạ, dễ tin và làm cho những người này quên đi cái “bản chất” cố hữu của họ hầu tiếp tay với họ để cứu đảng, cứu chế độ! Vài năm gần đây, các “hiện tượng” ấy được trình diễn khá nhiều với các khẩu hiệu nào là “bộ phận máu thịt của dân tộc VN” (2), nào là “khúc ruột ngoài ngàn dặ”, nào là “xóa bỏ hận thù”, nào là “khép lại quá khứ”, nào là “tiến tới tương lai”, nào là “hòa hợp hòa giả”, nào là “đại đoàn kết dân tộc”, nào là “độc đảng đem lại phúc lợi cho dân tộc”....Thật ra, những khẩu hiệu ấy chỉ là tiếng cú rúc, tiếng kêu của con thần đanh đỏ mỏ, báo hiệu ngày tàn của một chế độ phi nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta cả tin và hưởng ứng tiếng kêu của con thần đanh đỏ mỏ, thì chế độ phi nhân ấy sẽ còn kéo dài để làm khổ dân tộc. Nhứt định chúng ta không tin và phải thấy rằng đó chỉ là những “hiện tượng” chứ không phải thực chất của CSVN. Sau đây xin điểm qua các “hiện tượng” nêu trên.

* Các nhóm chữ “khúc ruột ngoài ngàn dặm”, “bộ phận máu thịt của dân tộc VN”, làm cho người viết chạnh nhớ tới lời chửi bới thô bỉ khi xưa của VC dành cho khối người Việt lánh nạn CS: “ Bọn ma cô, đĩ điếm, liếm gót giày đế quốc Mỹ”. Ai thực sự là ma cô đĩ điếm? Tình trạng xã hội băng hoại của cái Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nạn xuất cảng trẻ thơ để làm nô lệ tình dục cho ngoại bang hầu vơ vét ngoại tệ về cho đảng đã cho ta thấy bọn ma cô đích thực là tà quyền Việt cộng. Trong phần III của bài này chúng ta sẽ thấy ai là bọn “liếm gót giày đế quốc CS”

* CSVN kêu gọi người Việt hải ngoại “xóa bỏ hận thù” để họ độc quyền hận thù. Chắc chúng ta ai cũng còn nhớ câu kinh nhật tụng của VC trong các trại tù khổ sai, mang mỹ từ “Trại cải tạo”: Tội ác của các anh trời không dung đất không tha, cách mạng thù các anh đến muôn đời. Thế nào là tội ác? Hy sinh xương máu, hy sinh hạnh phúc để bảo vệ đất nước chống bọn tay sai cộng sản đệ tam không phải là “tội ác”. Ðảng viên cao cấp hiếp dâm trẻ thơ, đáng tuổi cháu nội cháu ngoại của mình mới là “tội ác”(3). Dùng quyền lực để cưỡng dâm một “thiếu nữ miền cao” đến khi sinh nở rồi cho thuộc hạ thủ tiêu bằng một tai nạn xe hơi mới là tội ác (4). Dâng đất,dâng biển cho ngoại bang để tiếp tục nắm giữ quyền lực mới là tội ác đáng bị nguyền rủa muôn đời!

* CSVN kêu gọi chúng ta “khép lại quá khứ” hoặc “hãy quên quá khứ”. Họ có “khép lại quá khứ” hay không? Không! Họ vẫn ăn mừng ngày “chiến thắng 30.4.75” trên nỗi thống khổ của toàn dân hai miền đất nước. Họ vẫn dùng tên của lũ sát nhân để đặt tên đường trong thủ đô Saigon và các tỉnh thị miền Nam thay vì dùng tên những vị anh hùng dân tộc. Họ muốn chúng ta quên quá khứ, quên những nỗi đau thương mà họ đã giáng lên đầu lên cổ người dân VNCH để họ dễ bề tái diễn những gì họ đã làm trong quá khứ và để độc quyền ôm chặt quá khứ!. Cố Thủ tướng Anh quốc, Winston Churchill, lúc sinh thời đã nói: “Những ai không thuộc lịch sử hay quên lịch sử sẽ mang cái tội là làm cho nó tái diễn”. Vả lại quá khứ không phải là gió thoảng, mây bay, nó vẫn giữ nguyên vị trong lòng ta, ta không quên được. Quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, ta sẽ rơi vào bẫy sập của tà quyền VC. André Malraux rất có lý khi ông viết “ cần nuôi dưỡng chút lửa bất mãn để tiếp tục chiến đấu”. Trường hợp của chúng ta, nếu chúng ta quên quá khứ, quên hận thù, chúng ta sẽ không còn động lực để tiếp tục chiến đấu. Quá khứ và hận thù nói đây không phải là quá khứ và hận thù của riêng mỗi người chúng ta mà là quá khứ và hận thù của đất nước và của dân tộc bị chà đạp dưới gót giày xâm lăng của đệ tam quốc tế.

Mặt khác, quá khứ, hiện tại và tương lai là ba giai đoạn của đời người, của một chế độ. Với CSVN, như chúng ta đã chứng kiến, quá khứ và hiện tại không có gì khác nhau, vẫn bạo lực và bạo lực! Vẫn hận thù và hận thù! Vẫn lừa bịp và lừa bịp! Vẫn đàn áp và đàn áp! Như vậy, đúng là hiện tại đã nối dài quá khứ. Rồi đây, hiện tại sẽ trở thành quá khứ và tương lai sẽ lại là hiện tại và cứ thế “bánh xe” quá khứ-hiện tại-tương lai cứ quay đều cho đến khi có một đại động đập nát cái “bánh xe” ấy. Chừng đó mới có thể nói đến tương lai.

* CSVN còn kêu gọi hòa hợp dân tộc hoặc đoàn kết dân tộc. Ðó là những khẩu hiệu mà người CS hô cho sướng miệng để lừa bịp những người không CS nhưng lại dễ tin CS. Thật thế, trọng tâm của chủ nghĩa CS là đấu tranh giai cấp, là vô sản chuyên chính ; đã là vô sản chuyên chính và đấu tranh giai cấp thì không thể nào dung nhận đối lập. Lenine đã khẳng định:” Ai không theo tôi là chống tôi và ai chống tôi sẽ phải chết”(5). Như vậy, không thể có đối lập trong chế độ CS. Không dung nhận đối lập thì làm thế nào chấp nhận đa nguyên, đa đảng? Không chấp nhận đa nguyên đa đảng thì không thể nào có hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc. Như vậy, theo VC, đại đoàn kết dân tộc phải được hiểu như sau: “Khúc ruột ngoài ngàn dặm” có bổn phận mang chất xám và ngoại tệ về để cùng với “bọn phản động” trong nước phủ phục dưới chân “đảng ta”,hô to năm tiếng “Ðảng Cộng sản muôn năm” rồi sau đó phải tuyệt đối im hơi lặng tiếng ; “đảng ta” ban phát cái gì thì hưởng cái nấy, không được đòi hỏi, không được chống đối, nếu không sẽ phải bị “treo cổ, chặt đầu”(6).

* Sau hết, xin có đôi dòng về “quyết tâm độc đảng” của VC.

Ngày 19/11/1993, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu sang thăm Việt Nam lần thứ hai. Báo chí VC nhân cơ hội này đã không tiếc lời tôn vinh nhà lãnh đạo Tân Gia Ba (TGB) và ca ngợi tài kinh bang tế thế của ông ta, đồng thời đưa ra một luận cứ đầy ngụy biện tính: “Sở dĩ TGB trở nên giàu mạnh là nhờ ở chế độ độc đảng ; thế tại sao Cộng hòa XHCNVN lại phải từ bỏ chế độ độc đảng mới có thể trở nên phồn vinh?”

Dĩ nhiên luận cứ nêu trên chẳng thuyết phục được ai. Nó chỉ chứng minh sự ngoan cố của những con người lúc nào cũng đặt đảng, chủ nghĩa và quyền lợi của bè nhóm lên trên quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc.

Thực ra, tại TGB, dù hiện nay chỉ có một đảng duy nhất đang cầm quyền, ta không thể cho rằng đảo quốc này theo chế độ độc đảng. Ta có thể nói TGB đang ở trong tình trạng độc đảng và tình trạng này bắt nguồn từ sự đồng thuận của người dân: dân chưa thấy cần phải có đảng đối lập, chứ không phải chính quyền dùng bạo lực để tước đoạt quyền đối lập của dân. Thật vậy, hiến pháp TGB không có cái điều 4 quái gở của hiến pháp VCnăm 1992. Hiến pháp TGB đã xây dựng chính quyền trên nền tảng mà các nước văn minh trên thế giới đều chấp nhận. Ðó là nền dân chủ pháp trị, trong đó quyền làm dân, quyền làm người được bảo vệ đúng mức, các tự do căn bản của người dân được hiến pháp quy định một cách minh bạch và nhà cầm quyền triệt để chấp hành, không một thế lực nào có thể chà đạp được. Ðể kết luận về điểm này, ta có thể nói:

1. Chế độ độc đảng theo kiểu CHXHCN Việt Nam, đồng nghĩa với độc tài toàn trị, đang dìm đất nước và dân tộc xuống đáy vực thẳm;

2. Sự thịnh vượng của TGB không bắt nguồn từ tình trạng độc đảng mà nhờ ở chỗ đảng cầm quyền biết tự đặt mình dưới một nền dân chủ pháp trị, biết tôn trọng nhân quyền và dân quyền, biết lắng nghe để thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp dân chúng, và nhất là nắm vững thuật trị quốc: yêu nước phải thương dân và đối xử với dân như con người chứ không phải như con vật.

III. MỘT TRƯỜNG HỢP ÐIỂN HÌNH VỀ HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT CỦA VIỆT CỘNG

Trước cuộc qua phân đất nước ngày 20.7.1954, hàng năm cứ đến ngày 10.3 âm lịch, chính phủ Quốc gia Việt Nam lại cử một đại diện về tận Ðền Hùng tại Phú Thọ, Bắc việt để chủ tọa lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (LGTHV).

Sau khi Việt Minh CS cấu kết với thực dân Pháp để chia đôi đất nước, Ðền Hùng đã lâm vào cảnh hương tàn khói lạnh trong gần nửa thế kỷ.

Trong khi đó, tại miền Nam, LGTHV đã được cử hành mỗi năm một cách trọng thể dưới sự chủ tọa của vị nguyên thủ quốc gia.

Sau ngày 30.4.75, LGTHV chỉ còn được tổ chức tại hải ngoại bởi các cộng đồng người Việt lánh nạn CS mà thôi!

Một câu hỏi được đặt ra tại đây: Tại sao VC không tổ chức LGTHV? Lý do rất đơn giản: Họ đã phủ nhận tổ quốc VN và, do đó, đã phủ nhận công đức của Quốc Tổ Hùng Vương. Ðối với họ, chỉ có “Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” và do đó, họ chỉ tôn thờ “Tổ Cộng Sản” mà thôi!Họ đã công khai bày tỏ niềm hãnh diện về điều đó: “Yêu nước là yêu XHCN”. Trong di chúc để lại cho đám kế thừa, người con yêu quý của “Tổ quốc XHCN” là Hồ Chí Minh đã viết: “...tôi để lại mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác...” Thế là HCM đã không thèm gặp Tổ Hùng Vương và Liệt Thánh đã nhiều phen quét sạch bọn xâm lăng Bắc phương ra khỏi đất nước!

Ðể trả lời câu hỏi nêu trên một cách rõ ràng hơn, chúng tôi xin trích dẫn vài câu thơ sau đây mà Phó Thủ Tướng VC là Tố Hữu (TH) đã để hết tâm trí nặn ra khi y chưa đi chầu “Cụ Các Mác, cụ Lê Nin”:

“Ông Stalin ơi, ông Stalin ơi!
Hỡi ơi! Ông chết đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
Ở đoạn chót TH viết:
Một vai ơn Bác, một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi!
Mai sau con nhé, trọn đời nhớ Ông”

“Ông” và “Người” trong các câu thơ dẫn trên, không ai khác hơn là Staline, một tên đồ tể có trách nhiệm về cái chết của trên 20 triệu dân trong Liên Bang Sô Viết (7) và cũng chính Staline đã hạ lịnh giết 4300 sĩ quan Balan vào năm 1939 tại cánh rừng Katyn.

Trong một bài thơ khác, TH hô hào:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng, luá tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Stalin bất diệt”

Qua các câu thơ vừa trích dẫn,chúng ta hẳn đã thấy VC hoàn toàn phủ nhận công đức của Quốc Tổ Hùng Vương và mang nặng bản chất vọng ngoại cao độ vì chỉ biết tôn thờ các lãnh tụ Nga Hoa mà thôi. Trong khi đó văn thơ miền Nam tràn đầy những lời ca tụng và nhớ ơn Ðức Quốc Tổ Hùng Vương và không hề có một văn thi sĩ nào của miền Nam bất cố liêm sỉ đến độ ca tụng các lãnh tụ trong khối Thế Giới Tự Do.

Sau đây chúng tôi xin trích dẫn vài vần thơ và câu đối của vài thi sĩ miền Nam để đồng hương và chiến hữu thưởng lãm:

Thi sĩ Cao Tiêu đã có hai câu đối như sau:

“Vua Mười Tám Ðời Hùng
Gấm Vóc Giang Sơn,
Chung Sức Tô Bồi Ơn Quốc Tổ.
Dân Bốn Mươi Triệu Việt
Anh Hoa Ðất Nước
Góp Công Gìn Giữ Nhớ Tiền Nhân”
Trong bài thơ tựa đề “Gốc”, thi sĩ Nguyễn Ðức Vinh đã viết:

“Hùng Vương mở nước Văn Lang
Thái bình liên tiếp hai ngàn năm xưa
Uy nghi riêng một cõi bờ
Thùy dương thơ mộng bóng dừa ươm xanh
Núi cao truyền thống tinh anh
Sông dài, biển rộng chia tình khắp nơi
Ðấu tranh là luật muôn đời
Cha Thần Thánh, mẹ là Tiên
Trai tài gái sắc, căn nguyên rõ ràng.
Thiết tha ý thức tự cường
Bền gan tiến bước trên đường vinh quang”

Trong một đoạn trên chúng tôi có viết: “ Sau khi Việt minh CS cấu kết với thực dân Pháp để chia đôi đất nước, đền Hùng đã lâm vào cảnh hương tàn khói lạnh trong gần nửa thế kỷ” Tại sao “gần nửa thế kỷ” mà không phải là vĩnh viễn? Lý do là năm 2001, có một “hiện tượng” đã được ghi nhận tại cái nước Cộng hòa XHCNVN mà người viết gọi là “hiện tượng về nguồn”: Sau hơn 40 năm bỏ mặc Ðền Hùng cho gió mưa tàn phá, cho cỏ dại ngập lối đi, cho muông thú làm hang ổ, bỗng nhiên năm 2001, VC bỏ ra hàng tỉ bạc để tái chỉnh trang Ðền Hùng và tưng bừng tổ chức Lễ Giỗ Tổ ; mới đây Bộ Chính Trị VC lại ban hành nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 9.2.04 về việc tổ chức các ngày lễ lớn trong hai năm 2004-2005 trong đó có ghi Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch) ; đây là một sự việc mới lạ chưa từng thấy trên 70 năm qua.

Tại sao lại có “hiện tượng về nguồn” ghi trên? Phải chăng VC đã thay đổi tư duy? Người viết không nghĩ như vậy. Xin nhắc lại lời nói của văn hào Alexander Soljenitsyne: “Ði xe đạp từ mặt đầt lên cung trăng còn dễ hơn là làm cho CS từ bỏ bạo lực và thay đổi tư duy”. Thật vậy, trong suốt chiều dài của quá trình xây dựng và củng cố đảng, VC đã bất di bất dịch hô to các khẩu hiệu và áp dụng các giáo điều: nào là đấu tranh giai cấp, nào là vô sản chuyên chính, nào là nghĩa vụ quốc tế, nào là chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng.... Chính những khẩu hiệu và giáo điều dẫn trên đã tạo một xã hội băng hoại nghèo đói và dìm đất nước xuống vũng lầy lạc hậu, có cơ trở thành một vùng đất chết!

VC không thay đổi tư duy, vậy tại sao gần nửa thế kỷ bỏ mặc Ðền Hùng hoang phế, giờ đây họ lại rầm rộ tổ chức LGTHV? Phải chăng họ muốn sử dụng đại lễ này như một phương tiện nhằm xoa dịu cơn phẫn nộ của quần chúng và làm cho quần chúng lãng quên tội ác tày đình của họ trong việc âm thầm phê chuẩn hai hiệp ước mà họ đã lén lút ký kết với Trung cộng vào cuối năm 1999 và năm 2000, dâng hiến cho quan thầy của họ trên 15 ngàn cây số vuông cắt từ đất mẹ, trên đó có rất nhiều cao điểm chiến lược quan trọng và phần lãnh hải đầy tài nguyên thiên nhiên?

Nếu thế thì họ đã lầm to! Cố Thủ Tướng Anh quốc, Winston Churchill đã để lại cho hậu thế một câu nói bất hủ đáng để người đời suy ngẫm: “Hai mươi tuổi có họa là không tim mới không bị Cộng sản quyến rũ. Nhưng đến ba mươi tuổi mà vẫn tiếp tục nghe Cộng sản thì có họa là không óc”.

Mọi mánh mung, tiểu xảo của họ chỉ có thể lừa bịp được những trẻ vị thành niên với trí tuệ chưa được khai thông. Ðối vơí những người trưởng thành thì mọi “hiện tượng” mà họ đang phô diễn hoặc đạo diễn chỉ là những trò hề nhằm lừa dân dối chúng mà thôi!

Ðể kết luận, người viết xin nhắc lại lời nói và viết thuộc loại “Biết rồi, khổ lắm nói mãi.” Nhắc lại bởi lẽ “biết rồi” mà vẫn còn bị CSVN lừa; “nói mãi” mà vẫn không nhớ bản chất lừa bịp của họ:

Khi còn tại thế, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu vẫn thường lưu ý người dân:
“Ðừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm”.
Vào năm 1932, trong tác phẩm “Hai nguồn cội của Luân lý và Tôn giáo: “Les deux sources de la Morale et de la Religion, triết gia Henri Bergson đã viết:
“Ðừng tin những gì họ nói; hãy nhìn những gì họ làm” (Ne croyez pas ce qu’ils disent; regardez ce qu’ils font).
Ðối phó với những chiêu bài lừa bịp của CS, Alexandre Soljenytsine đã từng có ý kiến: “Khi nghe Cộng Sản nói láo, ta phải có can đảm đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm đứng lên nói nó nói láo, ta phải có can đảm đi ra khỏi chỗ nó đang nói láo. Nếu ta không có can đảm phản đối bằng cách bỏ đi để không nghe nó nói láo thì ít ra ta phải có cái lương thiện không nhắc lại với người khác những lời nói láo của nó”

MX Lê Công Truyền
---------------------------------------

CƯỚC CHÚ:

1. Stéphane Courtois, Le Livre Noir Du Communist (Pourquois?) Editions Robert laffont, S.A., Paris, 1947. Trang 801, Maxine Gorki: “Au reste, à cette question de degré dans la cruauté, l’histoire répond très nettement: Le plus actif est le plus cruel.”

2.Trong dịp tiếp xúc với kiều bào vào ngày 15.1.2004, Trần Ðức Lương “ chủ tịch nước của tà quyền VC” đã ra “hư chiêu”: Ðồng bào Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam.

3. Lương Quốc Dũng (LQD) Phó chủ tịch Ủy Ban Thể Dục Thể Thao của VC (ngang hàng Thứ trưởng), 58 tuổi, đã hiếp dâm một bé gái 13 tuổi. Theo báo chí, thì đây là một vụ mua bán gái trinh mà can phạm là một đảng viên cao cấp của tà quyền VC có tên là LQD. Tội ác xẩy ra ngày 30.12.03 mà mãi đến 11 giờ ngày 19.2.04 công an thành phố Hà Nội mới tiến hành bắt giam LQD. Tại sao? Phải chăng vì sự việc quá lộ liễu, tà quyền VC không ém nhẹm được nên đành phải để công an bắt giam can phạm? Vụ LQD còn đang làm dư luận xôn xao thì một hành động đầy “đạo đức cách mạng” khác xẩy ra. Một đảng viên cao cấp trong ngành Thể dục thể thao VC bị một vận động viên tên NTTV tố cáo với lời lẽ “tả chân” mà chúng tôi không dám viết ra (xin xem mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam Lên Ðường).

4. Câu chuyện cô Nông Thị Xuân “phục vụ” Hồ Chí minh có con rồi bị thủ tiêu bằng một tai nạn xe hơi. (Xin đọc Lửa Việt, bộ mới, năm thứ năm, số 50 ngày 15.7.97 và Thế Kỷ 21 số 46 tháng 4/97 trang 33-40: Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh, tác giả là ông Nguyễn Minh Cần, cựu Phó chủ tịch ûy ban Hành Chánh thành phố Hà nội.

5. Stéphane Courtois, Sđd,trang 816: “Qui n’est pas avec moi est contre moi - Qui est contre moi doit mourir”

6. Vào ngày 9.10.93, bọn tay sai của Hà nội ở Hòa Lan tổ chức một cuộc hội thảo để tạo diễn đàn cho Nguyễn Trọng Nhân, Bộ trưởng y tế của tà quyền VC. chiêu dụ sự hợp tác của giới cung cấp dịch vụ y tế. Ðến phần đặt câu hỏi, hầu hết cữ tọa người Việt và ngoại quốc chỉ đặt các câu hỏi về tình trạng đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền tại VN. Các câu hỏi dồn dập này dồn viên cán bộ cao cấp của Hà Nội vào thế bí, mất bình tĩnh không thể trình diễn một “hiện tượng” nào để che dấu sự đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền; trái lại y phơi bày cái “bản chất” tàn độc của y và đảng của y: “Người Việt nước ngoài là những bọn có nợ máu với nhân dân, đáng treo cổ chặt đầu. Chúng thoát ra ngoài là may mắn lắm rồi, không được quyền chống đối nhà nước”

7. Stéphane Courtois, Sđd. Les Crimes Du Communisme, trang 14.