VIỆT NAM CỘNG SẢN NĂM THỨ 39
(Lịch VNCS: Ngày 1 tháng năm 1975 = mồng 1 tháng 1 năm Cộng sản 1)
TS Phan Văn Song
Kỳ 1: Chuyện Những Năm ấy, Chuyện Từ Ngày ấy
1. 30 tháng Tư 2013, ngày cuối năm, Việt Nam Cộng sản thứ 38, dỡ chồng báo cũ
30 tháng Tư 1975, dư luận thế giới dân chúng Huê Kỳ đã đành, cộng đồng Tây phương cũng thế, đều thở phào, vui mừng, nhẹ nhàng nghĩ rằng từ nay, mình hết trách nhiệm, làm như chiến tranh Việt Nam là một gánh nặng cho lương tâm họ, vì kể từ ngày ấy chiến tranh Việt Nam ngưng hẳn tiếng súng, thiên hạ trên thế giới vui mừng reo hò cho rằng hòa bình sẽ nở rộ trên đất nước Việt Nam. Dân chúng phương Tây, từ Âu qua đến Mỹ, từ những nhà chánh trị lỗi lạc đến thường dân đều một dạ thở phào nhẹ nhỏm tự kháu nhau: thôi từ nay, sẽ hết rồi, sẽ không còn nữa, sẽ không thấy nữa, những hình ảnh chiến sự Việt Nam trên những màn hình TV làm bận trí mỗi bửa cơm trưa, mỗi bửa cơm tối của gia đình. Thôi hết rồi, từ nay sẽ không còn thấy những hình ảnh loại cô bé Kim Cúc trần truồng, vừa khóc vừa chạy trên con lộ chiến tranh, hay hình ảnh Thiếu tướng Loan xử bắn tên Việt Cộng … Đây, chúng tôi hạn chế, chỉ nói đến hai tấm hình được giải thưởng báo chí thôi! Chúng tôi sẽ không dám và chưa kể những hình ảnh của những cảnh dội bom napalm, những hình ảnh rất mỹ thuật chụp bóng đen những đoàn trực thăng UH1 bay trên nền trời rực đỏ của hoàng hôn hay bình mình – cách trình bày đoàn trực thăng bay đen trên nền trời đỏ ví như một bầy quạ đen – rất mỹ thuật ấy đã tạo những ấn tượng rất “chống chiến tranh” của ngành truyền thông báo chí Âu Mỹ. Sau nầy, cả ngành điện ảnh Huê Kỳ cũng lạm dụng những hình ảnh như vậy để “đả phá chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Huê Kỳ và Tây phương”: Bộ phim Apocalypse Now – với những hình ảnh đầy biểu tượng tiêu cực “chống chiến tranh” như đoàn trực thăng, với tiếng cánh quạt xé gió và bản nhạc Walkyries của Richard Wagner, hay bộ phim Full Metal Jacket với những cảnh ngô nghê, kịch cợm, mạ lỵ quân đội trong quân trường Thủy quân Lục chiến Huê kỳ, hay đoạn đánh nhau ở Huế – tả cảnh chỉ một cô du kích trẻ Việt Cộng mà cầm châm cả một toán Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Thật đúng vậy, chính giới truyền thông báo chí Mỹ và phương Tây đã đánh bại quân đội đồng minh và quân lực Việt Nam Cộng Hòa!
Nhưng tất cả thế giới đều bị lầm, tất cả thế giới đều bị gạt. Chỉ trong vòng vài ngày sau, cả thế giới ngã ngữa ra mới biết rằng bị thằng bé con Việt Cộng với bộ máy tuyên truyền Komintern – Cộng sản quốc tế lường gạt. Nhưng cũng có một điều rất lạ là người Tây phương tuy bị gạt họ vẫn tiếp tục có một cái nhìn rất bất công đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Ấy cũng do tàng tích của bộ máy tuyên truyền “thân Cộng Tây phương” dựng lên một huyền thoại bất công xuất phát bởi giới truyền thông phái tả Âu châu.
2. Một huyền thoại bất công: Phái hữu tư bản, thủ cựu vs Phái tả xã hội cấp tiến
Ôi sức mạnh của báo chí, ôi sức mạnh của tuyên truyền của thông tin. Từ sau Thế chiến 2, bổng nhiên có một phong trào, như một con bệnh, một con rắn độc, một con virus, một nọc độc, một bệnh truyền nhiểm, đưa những dòng suy nghĩ, tạo một dòng tư tưởng, một não trạng mới, “gọi là phái tả – theo một định nghĩa dùng ở xứ Pháp” đầu độc gìới truyền thông trí thức âu châu. Sau Thế chiến 2 những danh từ như Dân tộc, như Quốc gia biến thành những danh từ, những thành kiến… ghê tởm, nghe rợn tóc gáy. Chỉ vì ác quỷ Hitler ra lý thuyết
Quốc gia – Xã hội (National – Socialisme, gọi tắt là Nazisme) nên những phong trào, những tư tưởng thiên Quốc gia Dân tộc đều bị đánh giá là tiêu cực, là thủ cựu. Mà cũng lạ, National Dân tộc là thiên hữu là tiêu cực, nhưng socialisme lại là thiên tả là tích cực! Nhưng tại sao một thái độ chánh trị hay kinh tế bảo tồn văn hóa dân tộc, bảo tồn những giá trị lịch sử, những giá trị thủ cựu là một thái độ tiêu cực? Và bổng nhiên thiên hạ, dư luận toàn thế giới không hẹn mà đều đi đến kết luận, đánh giá là làn sóng chánh trị phái hữu với tinh thần bảo tồn, bảo vệ tinh thần dân tộc là tiêu cực và thủ cựu, Và phe Cộng sản chủ nghĩa, phe xã hội chủ nghĩa, phe phái tả, tự nhiên được hưởng, được đánh giá một cách chắc chấn là “cấp tiến”, là văn mình, là thông thoáng, cởi mở. Một cách tự nhiên, phe xã hội, phe cấp tiến là phe yêu chuông quốc tế, và vì là một phong trào quốc tế – internationalisme!
Và vì cả thiên hạ thế giới hiểu lầm như vậy nên khi những người dân Việt Nam chúng ta lựa chọn một đất nước lấy tên Quốc gia Việt Nam, với một nền chánh trị và một hướng chánh trị đứng phía bảo vệ một nền văn hóa cổ truyền, một nền luân lý có nguồn có gốc, có lịch sử do tổ tiên và cha ông ta truyền lại, và với một nền đạo đức tử tể, chúng ta bổng nhiên ở phía wrong side, sai quấy! Khi Quốc gia Việt Nam ra đời, chúng ta mặc dù được một số quốc gia tiên tiến trên thế giới nhìn nhận, chế độ chúng ta vẫn bị một nhóm trí thức tự cho mình là cấp tiến và một nhóm truyền thông báo chí cấp tiến “không tán thành ủng hộ”. Quốc gia Việt Nam ra đời sau một văn kiện ngoại giao quốc tế, với những ký kết bang giao quốc tế vẫn bị đã phá! Trái lại nhóm cướp chánh quyền, tự xưng, tự biên, tự diễn, không kèn không trống, dùng khủng bố để trị dân, dùng đấu tố để cầm quyền, chận sông cấm chợ lại được nhóm tuyên truyền quốc tế Komintern ủng hộ.
Sau khi đất nước bị chia đội, khi quân đội đồng minh do Huê Kỳ lãnh đạo đến với Việt Nam Cộng Hòa, để giúp chúng ta xây dựng một nền dân chủ tiên tiến kiểu tây phương, một nền kinh tế thị trường kiểu tư bản, giúp chúng ta xây dựng và bảo tồn một nền văn hóa dân tộc cổ truyền đạo Việt, biết trọng Đạo Trời biết Ơn Đất Nước, biết cầu biết nguyện chư tôn chư giáo, biết nhường trên nhịn dưới tôn ti trật tự, biết Ơn Cha quý Nghĩa Mẹ, biết thờ Ông bà cúng Tổ Tiến. Họ giúp chúng ta có quân đội, có vũ khí để giữ nhà giữ cửa giữ vững giang san bờ cõi miền Nam, và giúp chúng ta Chống Cộng, trang bị huấn luyện quân đội chúng ta… đồng bị (cả thế giới đồng loạt) nhóm tuyên truyền, thông tin thế giới tố cáo như những đoàn quân đi xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, và chúng ta, dân chúng miền Nam Việt Nam là một nạn nhơn! Trái lại, Quân đội Cộng sản, khi đánh giặc thì dùng chiến thuật biển người, thí chốt, thí quân; khi thắng trận, thì dùng khủng bố, đấu tố khát máu để trừng trị dân vùng bị chiếm đóng (không người Việt miền Nam nào không quên 5.000 nạn nhơn vô tội bị thàm sát vào Tết Mậu Thân ở Huế) nhưng khi phải chiếm đóng thì dùng cướp bóc, dùng tịch thu, dùng quốc hữu tài sản, kiểm kê tài sản, dùng cải cách ruộng đất bằng đấu bằng tố để san bằng thanh toán những kẻ những người có tý tư hữu…quân đội nhơn dân Cộng sản đi đến đâu cũng sống với dân, ăn bám vào dân, và buộc dân phải nuôi quân mình….
Quý vị thử so sánh: trong các quân đội Cộng sản, từ quân đội Hồng quân Liên Sô, qua đến quân đội Nhân dân Trung Cộng, và quân đội Việt Cộng có truyền thống đem theo một Bệnh viện dã chiến để chửa bệnh cho dân, và cứu trợ nạn nhơn chiến tranh, như truyền thống quân đội Huê Kỳ hay quân đội các đồng minh Huê Kỳ ở Việt Nam thời ấy, (từ Đại Hàn, đến Úc Châu, Tân Tây Lan, Phi, hay Thái) không? Khi đi hành quân, khi đến chiếm đóng, kiểm soát một vùng lạ, có một chương trình nhơn đạo, loại cứu trợ hay chữa bệnh, chích ngừa cho dân trong vùng không? Quân Cộng sản, vì là quân đội nhân dân, ăn với dân, ngủ với dân, đi đến đâu buộc người dân ở đấy phải nuôi quân, quân đội ở nhà dân, quân đội ngủ nhà dân, nào là mẹ nuôi, nào là em nuôi, chị nuôi, và nếu cần cả hộ lý nữa, nghĩa là quân đội có quyền “sung công, quốc hữu cả VỢ dân, Vợ người, bất kể ĐỊCH hay BẠN”.
Thế mà phe chúng ta vẫn bị mang tiếng là quân xâm chiếm.
Thật là Bất công! Tuyên truyền đã bất công mà quảng bà cũng bất công.
3. Quảng bá bất công: Hình ảnh Chiến tranh vs Hình ảnh tỵ nạn
Càng bất công hơn nữa là trong cách thức quảng bá các hình ảnh, các phóng sự: không một hình ảnh nào tả những cuộc tỵ nạn, lánh nạn Cộng sản, được nhận giải thưởng. Những hình ảnh tơi tả của những đoàn người dân miền Nam Việt Nam, chúng ta vì quân đội ta thiếu tiếp tế, thiếu đạn, không giữ được căn cứ, phải bắt buộc một cuộc chạy nạn chiến tranh và nạn Cộng sản trong máu lữa vì pháo vi đạn của Cộng quân rồn rập bắn theo. (đại lộ kinh hoàng Quảng Trị-Huế năm 1972, Cuộc Đông Du gian khổ trên quốc lộ 19 từ Pleiku về Qui nhơn, vượt Sông Ba tháng 3/năm 1975).
Thật đúng là “Một cuộc bỏ phiếu bằng chân không tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam!” – không nhớ tên nhà báo nào đã đật tên cho những cuộc chạy nạn Công sản vào những tháng 2, 3 và Tư năm 1975, có lẽ ? của nữ ký giả và nữ văn hào người Ý, Oriana Fallaci (1929-2006) – người ký giả duy nhứt của thế giới truyền thông phương Tây thời bây giờ, dám đặt rõ trách nhiệm chiến tranh cho cả Mỹ và quân đội đồng minh (như tất cả các nhà báo tây phương khác) và cho cả Việt Cộng. Chúng tôi rất ngưỡng mộ tài nghệ cố ký giả nầy, bà đã dám vạch mặt Islam cho bọn trí thức Tây phương hèn yếu.
Xin các độc giả cố nhớ dùm xem có hình ảnh nào, có bài phóng sự nào, của những cuộc di tản của những tháng ấy, của dân chúng miền Nam chúng ta, nhận được một giải thưởng báo chí quốc tế nào không? Mà các hình ảnh, các phóng sự tỵ nạn có kém chi các hình ảnh chiến tranh trước đó vài năm? Cũng hãi hùng có kém chi chiến tranh, cũng chết cũng chóc, cũng máu, cũng lữa, có khác chi chiến tranh? Nếu với chiến tranh có lửa cháy, có bom rơi, có đạn réo, có người chết, có phá hoại, có tàn phá; thì hình ảnh những cảnh tỵ nạn, tuy không ồn ào bằng, tuy chỉ trong im lặng, không có tiếng la không có tiếng rên không có tiếng khóc, vì đoàn người tuyệt vọng đã khóc hết nước mắt, đã gào hết cả hơi sức đã tàn, thân đã kiệt… Hoặc giả có những hình ảnh về sau nầy, sau rất lâu, lâu lắm, sau cả những ngày, sau cả những năm, sau cả những tháng của ngày 30 tháng tư, những cảnh của những đoàn người lén lút ra đi, vượt biên, vượt biển, thì cũng chẳng có bức hình chụp nào, và cũng chẳnh một giải thưởng nào !!.
4. 30 tháng Tư 1975, thật đúng là Ngày Quốc Hận! Vì đấy là dấu mốc đổi đời
Thật tình mà nói, thân phân người dân trong khói lửa chiến tranh, hay trong hỗn độn chạy nạn thì cũng như nhau, cũng trơ cũng trụi, cũng mình trần, chân đất, cũng mất cũng mát. Nhưng trước ngày 30 tháng tư, trong khói lửa chiến tranh, chạy nạn chiến tranh người dân còn nhiều hy vọng, có thể mong đi đến trạm cứu trợ, gặp quân nhà, thương binh còn mong gặp đồng đội, còn có xe quân nhà, còn có Hồng Thập Tự, có ý tá, có bệnh viện, trực thăng, xe cấp cứu ….Nhưng trái lại đến lúc sau ngày ấy, sau ngày 30 tháng tư 1975, khi vượt biển tỵ nạn, có khi bị hãm, có khi bị hiếp, có khi bị cướp, có khi bị bỏ lại …hoặc khi bị chìm xuồng, bị đắm tàu… Cũng có vài hình ảnh thuyền nhơn – boat people cũng đã để lại vài dấu ấn, gây một tý ấn tượng, tạo một biểu tượng, một cảm xúc… như hình ảnh một chiếc ghe đầy nhóc người trước khi được cứu! Nhưng chiếc hình ảnh đầy ấn tượng kia, gây một hình ảnh thương xót ấy trái lại là một bức hình đầy sự vui mừng, tràn trề hy vọng! Vì chiếc ghe, chiếc thuyền nào được chụp hình là chiếc ghe, chiếc thuyền ấy đã đến bến an toàn, sắp được cứu thoát, và những thuyền nhơn sẽ được cứu vớt, được tỵ nạn, và ngày nay, các đàn con các đàn cháu thế hệ 2, thế hệ 3 đã nên người, thành công. Nhưng còn những chiếc ghe, những chiếc thuyền không được chụp hình? không ai thấy không ai vớt? …
Anh đàn anh Giao Chỉ ở San José, tuần qua, đã cho đang lại bài viết năm xưa với tựa đề: 30 tháng Tư năm 1975 Bác ở đâu? Vì có một cháu đã nói rằng 30 tháng tư năm ấy, cháu tuy chỉ mới 19 tuổi, đã có mặt tại Nghĩa Trang Quân đội để chôn người yêu, người hôn phu của
cháu vừa chết trận vài ngày trước, và cháu ấy hỏi lại “Ngày ấy các Bác ở đâu?”. Và ông anh Giao chỉ cũng buồn rầu, hối hận tự hỏi mình và bạn bè thế hệ mình “Vậy thì các Bác ở đâu ngày ấy ?”.
Cháu ơi, 30 tháng tư 1975 và những ngày tháng tiếp theo, và những năm tháng tiếp theo, có rất nhiều, có cả bao nhiêu cháu, có cả bao nhiêu Bác, … cũng phải chôn người yêu, chôn người thân, nhưng người yêu họ, người thân họ, không còn anh hùng chết trận, không còn tử sĩ, không chết trận! Cháu à, chết trận là một vinh quang, mặc dù là một may rủi của trai thời loạn, nhưng so sánh trong những cái chết của người Việt Nam chúng ta lớn trong thời chiến, công tâm mà nói, làm trai chết trận, được mang xác về, được phủ lá cờ vàng, và được“lên lon giữa hai hàng nến rơi ..” là một cái may mắn! (hơn những người chết sau nầy) Vì khi ta chết trận, ít ra, chúng ta còn được cái quyền tự vệ, đánh nhau với địch, ta chậm tay, ta yếu thế, ta hết đạn, ta hết sức, ta thua, ta chết, chả có chi tiếc cả, chả có chi buồn cả – buồn chăng là vợ con gia đình người thân!
Những ngày sau 30 tháng Tư, vào giờ thứ 25, hết đánh nhau rồi; những ngày mà thế giới, thiên hạ bảo là hòa bình rồi, gia đình thiên hạ lối xóm cũng bảo là hòa bình rồi, mọi người trong nước cũng bảo là hòa bình rồi, cả cái thằng thắng trận, nay nó là nhà nước, nay nó là nhà cầm quyền, nó quản trị mình nó cũng bảo là hòa bình rồi không còn tiếng súng nữa, và không còn chuyện chết chóc nữa. Và hết rồi không còn cái chuyện:
“Chết nghẹt ngào dọc theo biên giới …” của một Trịnh Công Sơn phản chiến, trốn lính đau khổ sốt ruột, vì thấy bạn bè mình có “người yêu chết trận”.
Tại sao Trịnh Công Sơn hay một du ca phản chiến nào, không khóc cho những ai có những người yêu
“Chết ở Biển Đông … chết ở Đảo hoang Pulau nào đó… hay bị hảm bị hiếp, trên những nẻo đường củng dọc theo biên giới”.
Ôi bất công! Còn chưa kể những người yêu “Chết ở trại tù đày dọc theo biên giới, chết ở những Long Giao, Suối Máu, Cổng trời, Hàm tân… Chết tại những T20, những Z30… và chôn nằm cạnh nhau trên đồi Fanta!”
Không ai làm bài thơ không ai làm bài hát cho những người yêu đã chết nầy cả .
Tôi vẫn không quên và cám ơn những nhạc sĩ đã khóc Hà Nội ngày xưa, khóc Sài Gòn ngày xưa. Hà Nội đẹp trong giấc mơ 36 phố phường, Hồ Gươm, Tháp Rùa. Sài Gòn nắng ấm, đường Tự Do Eden, La Pagode, Givral,… (Lạ nhỉ sau nhớ Hà Nội, nhớ cảnh nhớ phố nhớ phường, nhớ Sài Gòn lại nhớ quán ăn, quán nhậu, với bạn, với em. – và cái đặc biệt là những kỷ niệm ăn nhậu ở Givral, La Pagode không bao giờ có ông Cụ bà Cụ, buổi cơm gia đình nào cả ! Lạ thật có lẽ thế hệ ta quá bất hiếu không dám mời ông Cụ bà cụ đấng sanh thành đi ăn kem Givral, hay uống trà la Pagode? – Xin lỗi ba mẹ con quá bất hiếu!)
Nhưng tôi không bao giờ quên những hình ảnh dân chúng chen lấn hỗn loạn tranh nhau tìm phương tiện hay những ngõ ngách để thoát hiểm: từ leo rào vào Sứ quán Mỹ, đến chen chúc trú ngụ tại Bệnh Viện Grall, hy vọng được núp bóng cái dù Pháp, qua đến những hình ảnh những đoàn người tỵ nạn, trên đường số 9 từ Pleiku về Biển Đông, từ Huế xuôi Nam, hay những chiếc đầu ngụp lặn lội ra biển để mong được các thuyền ghe cứu vớt…
Thay lời kết: 38 năm rồi vẫn chưa định nghĩa được ngày ấy
Cơn sóng gió tranh cải vẫn chưa nguôi. 38 năm đã qua rồi từ ngày 30 tháng tư năm 1975. Suốt tuần qua từ những polémics [luận chiến] nầy đến những polémics [bút chiến] khác.
Chúng tôi sẽ chia sẻ với quý vị tuần tới bài Kỳ 2.
Hồi Nhơn Sơn, 06/05/2013 - TS Phan Văn Song