Tại sao các cháu chửi người ta?
Vừa qua đọc báo trong nước, có tựa đề:
Học sinh lớp 4, gọi 34 cuộc điện thoại… chửi Cảnh Sát 113
Nội dung:
“Liên tiếp nhận được nhiều cuộc điện thoại quấy rối, lực lượng Cảnh sát 113 An Giang đã tiến hành xác minh thì bất ngờ phát hiện “tác giả” là… 2 học sinh lớp 4.
Ngày 3/5, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an tỉnh An Giang cho biết vừa thông báo với chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở em N.T.M.H (SN 2001, học sinh lớp 4, ngụ xã Phú Hội, An Phú, An Giang) vì liên tục gọi điện thoại đến đường dây nóng Cảnh sát 113, dùng những lời lẽ thô tục, xúc phạm đến lực lượng làm nhiệm vụ.
Vừa qua đọc báo trong nước, có tựa đề:
Học sinh lớp 4, gọi 34 cuộc điện thoại… chửi Cảnh Sát 113
Nội dung:
“Liên tiếp nhận được nhiều cuộc điện thoại quấy rối, lực lượng Cảnh sát 113 An Giang đã tiến hành xác minh thì bất ngờ phát hiện “tác giả” là… 2 học sinh lớp 4.
Ngày 3/5, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an tỉnh An Giang cho biết vừa thông báo với chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở em N.T.M.H (SN 2001, học sinh lớp 4, ngụ xã Phú Hội, An Phú, An Giang) vì liên tục gọi điện thoại đến đường dây nóng Cảnh sát 113, dùng những lời lẽ thô tục, xúc phạm đến lực lượng làm nhiệm vụ.
H. (trái) và bạn học – “tác giả” những cuộc điện thoại quấy rối Cảnh sát 113 An Giang.
Sự việc xảy ra từ chiều 1/5, H. lấy điện thoại của mẹ để trên bàn rồi rủ bạn học chung gọi 34 cuộc vào đường dây nóng của Cảnh sát 113 Công an tỉnh An Giang, dùng những lời lẽ thô tục. Qua xác minh, trưa ngày 3/5 Cảnh sát 113 phát hiện “tác giả” là 2 học sinh lớp 4, đồng thời tiến hành lập biên bản thu giữ chiếc điện thoại dùng để “quấy rối” và nhắc nhở gia đình có biện pháp giáo dục con em mình.
Trước đó, Công an tỉnh An Giang đã phát hiện và xử lý 2 đối tượng gọi trên 70 cuộc điện thoại đến đường dây nóng Cảnh sát 113 với lời lẽ nhục mạ, xúc phạm. Cơ quan này cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính, giáo dục công khai trước dân đối tượng Nguyễn Tấn Tài (SN 1985, ngụ ấp 4, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).”
Đọc bài báo có tin ngắn trên đây, tôi đâm tò mò, tìm xin số phone của gia đình cháu Hằng, làm cuộc đàm đạo ngắn, để tìm hiểu nguyên nhân nào, cháu oán ghét, khinh bỉ cán bộ. “Người đầy tớ trung thành của đảng” đến thế.
Vốn người Nam Bộ chất phát, tâm tư khoáng đạt, ba mẹ cháu Hằng, sau khi nghe tôi trình bày nguyện vọng, anh chị trao phone cho cháu ngay:
Chào cháu, chú là Bút, đọc bài báo nói về cháu chửi Công An, thấy ngồ ngộ, nên chú tìm gặp cháu hỏi cho biết, cháu có vui lòng nói chuyện với chú không? (Thông cảm, tôi ghi đúng giọng nói chớt ngọng, và âm địa phương của cháu.)
- Dạ được (hình như bẽn lẽn)
(B) Bút: Năm nay cháu mấy tuổi?
(CH) Cháu Hằng: Thưa bác con mười tuôi.
B: Vì sao cháu gọi ta bằng bác, không gọi bằng chú?
CH: Dạ con nghe giọng bác già lắm.
B: Vậy à, bác 60 tuổi, ba con nhiêu rồi?
CH: Thưa ba con 47 tuổi.
B: Cháu giỏi lắm, biết tuổi của ba mẹ, giỏi lắm.
B: Tại sao cháu chửi Công An?
CH: Vì tụi nó ăn hối lộ, như heo ăn tạp, với lại thường đánh đập bà con, nên cháu ghét tụi nó.
B: Ý, ý cháu đừng gọi họ là tụi này, tụi kia chớ, họ lớn rồi mà cháu.
CH: Thưa bác con biết, mà con chưa thể thay đổi liền được.
B: Vì sao?
CH: Con oán ghét tụi nó qúa đi bác ơi,
B: Con có thể kể vài chuyện, con thấy đáng ghét không?
CH: Thưa bác, ngày nào con cũng nghe bà con nói: “Tụi công an ác với dân, chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, tụi nó đánh chết họ, Công An ăn hối lộ, ăn chặn tiền xe đò, ghe, ăn tạp như heo nái, chúng bắt bỏ tù chị Phương Uyên và anh Nguyên Kha, nhạc sĩ Việt Khang…”
B: Vì sao cháu biết mấy anh chị này?
CH: Dạ người lớn ngày nào cũng nói về những anh chị đó,
B: Nhưng Cảnh Sát 113, đâu có bắt mấy anh chị này?
CH: Dạ biết, nhưng con tức quá, nên hễ thằng nào Công An là con chửi!
B: Con chửi sao, nói lại bác nghe thử,
CH: Dạ con hổng dám đâu bác ơi.
B: Cháu sợ Công An à?
CH: Dạ không, sợ gì tụi nó, tụi nó ăn cướp, ăm trộm của mình, tụi nó hổng sợ mình, tại sao mình phải đi sợ tụi nó, bác?
B: Vậy cháu chửi vài câu thôi, bác nghe thử thế nào.
CH: Dạ thôi, con hổng dám,
B: Cháu hổng dám là đúng rồi, bác là chỉ huy trưởng Cảnh Sát 113 An Giang đây!
CH: Đ m mầy, Cảnh Sát với Cộng Sản dám xưng bác với tau à? Cộng Sản tình nghĩa chó gì mà bác bác, chú chú. Cái thằng chết thúi, phơi thây ngoài Ba Đình kia, tau còn hông thèm kêu bác, huống gì mầy thứ Cảnh Sát, dựa hơi bè đảng hại dân, đm tụi mầy có ngày cái đám to đầu bỏ chạy, bà con lôi đầu tụi mầy ra bằm cho dịt ăn, đm tụi mầy bác hả, bác cái en lờ của bà Phạm Thị Lài…(1)
B: Ê ê cháu, bác đây mà, không phải Cảnh Sát Cộng Sản đâu cháu ơi, xì tốp, xì tốp xi xì!!
CH: hề hề, ai biểu bác dám nhận Cộng An của Cộng Sản làm chi, con xin lỗi bác hén.
B: Này cháu, cháu chửi để làm gì?
CH: Chửi để nó dìa nó nói với tía má nó,
B: Cháu biết tía má người ta à?
CH: Dạ tía má nó là mười mấy thằng với 1 con mụ mập ở ngoải á.
B: Ngoải là đâu vậy cháu?
CH: Ngoài Hà Nội đó bác, mấy đứa tụi nó, đang bày đặt hội chợ, hội nghị trung ương 7, 8 gì đó bác ơi.
B: Tại sao con nói “tụi nó bày đặt”
CH: Còn gì nữa bác, tụi nó hết nghị này, tới nghị khác mà bầy sâu mỗi ngày một tăng trưởng, bọn Trung Cộng chiếm nước mình, cả đảng nó có mỗi một thằng chống Trung Cộng, còn bao nhiêu câm như thóc, hội nghị, hội ngoe ích gì bác, chỉ phí tiền của nhân dân thôi bác ơi.
B: Cháu nói chỉ mỗi thằng chống TC, ai vậy?
CH: Dạ thằng Lương Thanh Nghị đó bác, nói với kẻ thù mà yếu xìu, coi bộ lễ phép ghê lắm, cháu nghe mà ngứa cả lỗ tai.
B: Theo bác thì cháu cũng có chí khí, can đảm, nhưng bác thấy con cần trau dồi thêm văn hóa.
CH: Chời, chời bác ở chên chời sao á, bác hông biết chế độ này mà văn hóa gì bác ơi, bác muốn nghe cháu kể “Chiện Văn Hóa” hông, bác nghe đã lắm.
B: Đâu cháu kể bác nghe với.
CH: Có ông kia ở xa đến Cà Mau, tìm nhà người bạn thân, ông ấy hỏi một đám con nít đang chơi bi, hỏi rằng:
Này mấy cháu ơi! Mấy cháu có biết nhà của ông Nguyễn Tấn Dũng ở đâu không? Tụi nó vừa bắn bi, vừa trả lời: Đéo biết.
Ổng lò dò đi tiếp, gặp một tốp Thanh Niên đang ngồi tán dóc, ông hỏi: Này mấy cháu ở đây có biết nhà ông Nguyễn Tấn Dũng không, làm ơn chỉ bác chút, mấy cháu.
Mấy anh đáp: Biết, đéo chỉ.
Ông ấy tức hộc máu, vừa đi vừa rủa thầm, phen này tìm được nhà, tau mét Dũng xà mâu trị cho biết! Cuối cùng cũng tìm được nhà NTD, vừa bước vào nhà, chưa kịp chào hỏi, ông ta đã kể lại gặp Thiếu Nhi thế này, Thanh Niên thế kia, cô Phượng con của ông Dũng nghe vậy lên tiếng:
Thôi đi bác ơi, Thanh Thiếu Nhi thời đại Hồ Chí Minh, nó khác lắm, mới hồi tháng trước con hỏi một thằng nhóc: Đố mày can đảm là gì? Nó trả lời: Can đảm là đéo sợ ai.
Sau đó con đem chuyện này, nói lại với ông bộ trưởng, bộ Giáo Dục Đào Tạo, và than phiền nền giáo dục của chế độ ta sup sụp một cách tệ hại, thảm thương.
Ông bộ trưởng nghe xong, bóp trán ra chiều tư lự, suy nghĩ lung lắm, rồi ông nói:
- Thằng nhỏ đó hỗn thật, nhưng nó trả lời đéo sai!
CH: Đó bác hiểu chưa, cái văn hóa XHCN là dị đó. (vậy đó)
B: Ôi thôi cháu ơi, bác nghe sỡn da gà, xin “bó tay chấm cháo!” (bịnh qúa, chấm cơm hết nổi, phải chấm cháo.)
Cảm ơn cháu rất nhiều, đã tiếp chuyện với bác, cảm ơn ba mẹ cháu nữa nghe.
CH: Dạ, con xin chào bác!
©Ông Bút