8.12.14

Ba tàu tự sự

" Họ không bao giờ có được sức mạnh như chúng ta,vì ngoài việc chống Cộng, họ còn bận chống nhau suốt 37 năm !!!!! " Người Việt chống cộng ở Mỹ tự hào rằng họ có một thủ phủ người Việt ở Mỹ như thủ Phủ Hoa Kiều Chợ Lớn một thời. Nhưng không bao giờ họ có được sức mạnh như chúng ta vì ngoài việc chống cộng họ còn bận chống nhau suốt 37 năm rồi. Chính họ làm tổn thương và suy yếu lẫn nhau. Họ không thể có những bang hội đoàn kết giúp nhau tạo sức mạnh như chúng ta mà chỉ có những hội đoàn chỉ chú tâm việc phô trương thanh thế và đầy ảo vọng. Họ thích được phô trương, thích được khen, được nịnh mà thiếu trầm trọng cái thực chất. Thậm chí họ ảo tưởng họ đang sở hữu một quyền lực khả dĩ có thể làm thay đổi chế độ chính trị ở VN. Họ tâng bốc nhau, vinh danh nhau, gắn lon cho nhau và tự xem đó là … quân lực của họ". quá đúng Một bài viết của người Việt gốc Hoa đáng đọc và suy nghĩ Không biết xuất phát từ đâu và từ bao giờ, người VN gọi chúng ta là “Ba Tàu”, là “thằng chệt” với hàm ý phân biệt đối xử và miệt thị. Có lẽ họ còn hận cha ông chúng ta ngày xưa đã đặt ách thống trị cả ngàn năm lên đất nước này. Và cũng có thể họ ghen tức với sự thành công của chúng ta tại miền Nam trước đây. Dù cho ngày nay hai nước có 16 chữ vàng để vuốt ve nhau, dù cho người ta hát lên những bài ca hữu nghị núi liền núi sông liền sông để ca ngợi nhau, dưới mắt người dân VN, chúng ta vẫn là là “Chệt Ba Tàu ăn rau sình bụng” Hoa Kiều Saigon chúng ta ở Chợ Lớn từng có một thời hoàng kim, từng có tiếng tăm lẫy lừng trước ngày 30.4.1975. Ngày xưa cha ông chúng ta qua đây để chạy loạn và cũng để kiếm sống. Đất nước VN đã nối tiếp bao thế hệ chúng ta kể từ những người di cư đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Người Hoa Chợ Lớn của chúng ta chỉ mới định cư từ thế kỷ 19 khi người Pháp tuyển mộ hàng loạt phu đồn điền. Năm 1949 khi Tưởng Giới Thạch thua ở lục địa, một số người Hoa chúng ta di cư sang VN chẳng khác gì những người Mỹ gốc việt ra đi năm 1975. Cha ông chúng ta tha phương cầu thực đến đây lấy sức làm phu, bán mồ hôi cho chủ đồn điền để kiếm sống, hay oằn vai với gánh ve chai trên lưng, và cũng từ gánh ve chai đó mà hôm nay thế hệ chúng ta đã thành đạt trên đất nước này. Dù chúng ta nói tiếng Việt rành hơn là tiếng mẹ đẻ nhưng chúng ta vẫn luôn tự hào và hãnh diện rằng ta là người Trung Hoa vì tổ quốc Trung Hoa chúng ta đã vươn lên hàng đầu thế gkiới về nhiều mặt. Đất nước chúng ta có rất nhiều điểm giống với VN. Cũng da vàng mũi tẹt cũng văn hóa Á Đông, cũng tương đồng về tập quán tín ngưỡng, giống nhau về thể chế chính trị và ta cũng có một bộ phận không chấp nhận CS sống riêng biệt ở Đài Loan. NGƯỜI VIỆT Ở MỸ cũng bỏ nước ra đi như chúng ta, nhưng có điều lạ là trong số họ có những nhóm người rất ồn ào không hề tự hào về đất nước họ dù rằng VN ngày nay đang được cả thế giới khen ngợi. Họ đến Mỹ cũng y như cha ông chúng ta ngày xưa chỉ với bộ quần áo trên người, nhưng họ sướng hơn cha ông chúng ta rất nhiều vì nước Mỹ có những chính sách an sinh xã hội rất tốt cho nên họ không phải quảy trên lưng gánh ve chai. Tuy nhiên họ không dám cam đảm như chúng ta để nhận rằng họ bỏ nước ra đi vì nạn đói kém sau chiến tranh ở VN mà họ cho rằng họ bỏ nước ra đi không phải vì đói mà vì tị nạn CS, nói như thế nó mới chính trị, nó mới sang. Thừa nhận chạy trốn đói tha phương cầu thực thì quá tầm thường. Phải chăng cuộc sống tốt ở Mỹ đã làm thay đổi nhân cách của họ. Phải chăng không phải quảy gánh ve chai, không phải lo mưu sinh cho nên họ mới có thì giờ tụ tập nhau lại để cùng nhau đốt lửa hận thù. Họ chống lại đất nước họ thậm tệ, họ không muốn nước họ giàu lên, họ chống lại bất cứ điều gì làm cho nước họ phát triển và thật khó hiểu là họ còn muốn nước chúng ta phải xâm lăng nước họ cho dân họ lầm than thì họ mới hả dạ. Cha ông chúng ta tha phương cầu thực rồi định cư ở VN vì đây là đất lành, chúng ta lập ra những bang hội để giúp nhau, sự đoàn kết giúp chúng ta tồn tại và giàu có. Chúng ta ra sức làm ăn cần mẫn để phát triển và hướng đến tương lai con cháu, chúng ta đã thành công nhưng bao đời nay chúng ta vẫn luôn mơ về tổ quốc. Phải nói rằng thời cực thịnh của chúng ta là thời trước 30.4.1975. Chúng ta cám ơn chế độ VNCH, chế độ mà những người Việt chống cộng ở Mỹ đang tôn vinh. Chế độ này đã giúp cho chúng ta ăn nên làm ra và nắm giữ một tỷ lệ rất quan trọng của nền kinh tế. Nhờ chế độ này mà từ gánh ve chai của tiền nhân, chúng ta đã nắm giữ và kiểm soát hầu như toàn bộ các vị trí quan trọng của nền kinh tế miền Nam VN đặc biết trong 3 lãnh vực, sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, chúng ta đã kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập cảng. Ỏ miền Nam VN Hoa kiều chúng ta gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Người Việt cứ khen rằng chúng ta giỏi thương mại nhưng không hẳn thế. Chính cái chế độ VNCH đã quá ưu đãi chúng ta và trong chế độ này bất cứ điều gì chúng ta cũng có thể mua được bằng tiền. TRƯỚC 30/4/1975 CHÚNG TA MUA ĐỨT suốt mọi thời kỳ cái ghế quận trưởng quận 5 là cái chức quyền lực cai quản vùng Chợ Lớn. Chúng ta mua thông tin từ các bộ, từ các tướng lãnh quân đội, từ các tỉnh trưởng, quận trưởng, tiểu khu trưởng để nắm thời cơ. Chúng ta mua đứt những gói thầu béo bở , thâu tóm vật liệu chiến tranh, và hầu hết những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế. Chính vì vậy Chợ Lớn, thủ phủ Hoa Kiều tại VN của chúng ta là nơi kiểm soát nền kinh tế miền Nam. Những ông cán bộ nằm vùng CS cư trú trong địa bàn Chợ Lớn an toàn hơn bất cứ nơi nào ở SaiGon. Ngô Đình Diệm cũng chọn Chợ Lớn để ẩn náu khi bị quân đảo chính truy lùng. Trong những ví dụ cho sinh viên kinh tế, những người giảng dạy thường nêu hình ảnh một con đường có 2 tiệm tạp hóa, một của người VN và một của người Tàu. Một thời gian sau, tiệm của người VN chết trước, cuối cùng chỉ còn tiệm của người Tàu. Người ta lý giải rằng, nếu một thùng dầu lửa mua 20 đồng người VN chỉ bán 20 đồng rưỡi thì người Tàu bán có 20 đồng xem như không có lãi. Dĩ nhiên người VN chẳng thể hiểu được tại sao và phải dẹp tiệm. Chẳng phải chúng ta có vốn liếng, chẳng phải chúng ta có tài giảm chi phí. Bí quyết nằm ở chỗ chúng ta đục một lỗ kim ở đáy thùng rôì rút bớt ra nửa lít thế thôi. Sau khi tiệm người VN đóng cửa thì chúng ta bán 21 đồng thậm chí 22 đồng mà vẫn chẳng có ai phàn nàn. NGƯỜI VIỆT KHÔNG THỂ CẠNH TRANH thương mại với chúng ta vì chúng ta đoàn kết, vì chúng ta thừa khả năng làm hàng nhái, hàng giả, thừa ma giáo trong thương trường. vì thế mới có câu nói của người Việt là “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”. Và điều quyết định nhất là chúng ta có cái ô dù rất lớn của chế độ VNCH. Những ông vua lúa gạo, vua sắt thép, những ông trùm hàng quân tiếp vụ đều là người Tàu chúng ta. Chúng ta có khả năng biến hóa giá cả bất cứ mặt hàng nào, chỉ cần một tin đồn chúng ta có thể giải quyết xong hàng tồn kho một sớm một chiều. Chúng ta có khả năng tích trữ rất lớn những mặt hàng khan hiếm để tung ra thị trường khi cần. Khi ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ nhậm chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ông đã nhận ra mối đe dọa từ khả năng thống trị và lũng đoạn của chúng ta về thương mại, ông ra lệnh tử hình ông Tạ Vinh, một tay trùm lúa gạo người Tàu để răn đe, nhưng một ông Tạ Vinh chết chằng ảnh hưởng gì đến Chợ Lớn, một mình ông Kỳ chẳng thể đội đã vá trời, với đồng tiền chúng ta vẫn phây phây tồn tại. NẾU NÓI ĐẾN THÙ HẬN thì phải nói dân Chợ Lớn chúng ta cùng chung mối thù với những người Việt đang chống cộng tại Mỹ. Ngày xưa, chúng ta có thể mua được ông bộ trưởng, chúng ta có thể mua đứt cái ghế quận trưởng có thể làm mưa làm gió thương trường ở miền Nam nhưng chúng ta vẫn phải cay đắng bóp bụng đóng thuế đều đặn cho các ông giải phóng nằm vùng mà không thể báo cho cảnh sát và cũng không có cách nào khác, không thể làm gì được nếu muốn yên thân. Sau 30.4.1975 họ mở chiến dịch đánh tư sản mại bản mà nạn nhân hầu hết là Hoa kiều Chợ Lớn. Với chế độ này chúng ta chỉ biết tích trữ vàng bạc chờ thời cơ tuy nhiên thời hoàng kim của chúng ta đã thực sự chấm dứt rồi. Năm 1979 khi Trung Quốc tấn công VN, một bầu không khí nặng nề bao trùm cộng đồng Hoa kiều chúng ta. Tất cả những viên chức có chút chức vụ trong chính quyền đều bị phế truất, Hoa kiều bị phân biệt đối xử và giám sát nghiêm ngặt. Vào những năm này, VN chưa mở cửa thị trường với thế giới nên chúng ta không thể phát huy sở trường của mình là thương mại. Họ cài cắm những cán bộ Hoa vận vào cộng đồng chúng ta để giám sát. Hoa kiều và Thiên Chúa Giáo là hai đối tượng không thể kết nạp đảng. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Áp lực nặng nề lên người Hoa chúng ta đến nỗi nhiều người đã sống mấy đời ở VN phải bỏ lại tài sản để về Trung Hoa làm lại từ đầu. 250 ngàn người Hoa đã chạy sang TQ năm 1979 qua biên giới phía Bắc chúng ta gọi sự kiện này là nạn kiều. Họ cảnh giác với chúng ta là lẽ đương nhiên vì dòng máu Trung Hoa vẫn chảy trong huyết quản chúng ta, nếu xung đột lan rộng giữa nước chúng ta và VN thì chúng ta là mối nguy hiểm tiềm tàng. Những người Việt chống cộng ở Mỹ thường hay nói rằng VN khiếp nhược trước Trung Cộng, là tay sai của người Tàu. Họ chẳng hiểu tí gì về chúng ta, chẳng hiểu gì về chính dân tộc của họ, họ chẳng hiểu tí gì về CS đối tượng mà họ đang chống. So với chế độ VNCH trước đây, trong chế độ CSVN Hoa Kiều chúng ta như những con hổ bị vặn hết nanh, con cua bị bẻ hết càng. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Việt rất ghê sợ, nếu có chủ trương của chính quyền để kích động bài Hoa thì chắc chắn chúng ta không còn đất sống. Những người lãnh đạo VN hiểu rất rõ vũ khí từ tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Họ đã sử dụng vũ khí đó đánh bại người Mỹ mà họ gọi là chiến tranh nhân dân. THÁI ĐỘ MỀM DẺO CỦA CHÍNH QUYỀN VN đối với những tranh chấp căng thẳng với chúng ta ở biển Đông nằm trong sách lược ngoại giao rất khôn ngoan của họ. Họ tự tin vì đằng sau họ là cả một dân tộc anh hùng. Những nhà lãnh đạo Trung quốc hiểu rõ và rất e ngại một khi tinh thần dân tộc ở VN được phát động thì làn sóng bài Hoa sẽ không thể ngăn cản được và mối nguy hiểm cho Hoa Kiều sẽ gấp nhiều lần năm 1979. Thế nên mới có chuyện các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau để giảm nhiệt làn sóng chống Trung Quốc trong nước. Những người Mỹ gốc Việt chống cộng hiểu rõ điều này cho nên họ luôn tìm cách kích động bài Hoa để gây xáo trộn trong nước gây khó khăn cho chính quyền, thỏa mãn khát vọng trả thù.. Những năm tháng VN gọi Trung Quốc là “bọn bành trướng Bắc Kinh” là những năm tháng khổ nạn cho Hoa Kiều chúng ta. Chúng ta phải cố giấu đi cái gốc gác của mình. Con cháu chúng ta mang họ Tàu bị kỳ thị, công chức bị sa thải, bị phân biệt đối xử, hàng hóa chúng ta bị tẩy chay. Xưa nay người Việt vẫn không ưa thích người Tàu vì nhiều lý do như ta đã biết. Chính yếu tố này được những người Việt chống cộng ở Mỹ khai thác để kích động lòng dân. Họ kích động dân không phải họ yêu nước mà chống chúng ta.Họ chỉ muốn làm khó cho nhà cầm quyền VN, càng gây rối được họ càng thỏa mãn. Họ nói chính quyền VN cho chúng ta vào khai thác Bô Xít ở Tây Nguyên là mắc bẫy âm mưu người Tàu, sau này ta sẽ sinh con đẻ cái rồi thôn tính VN. Họ nói cho chúng ta trúng được những gói thầu lớn vì chính quyền VN là tay sai người Tàu, khiếp nhược Tàu, phải dành ưu ái cho người Tàu v.v… Họ đánh lừa và kích động được rất nhiều người Việt yêu nước hải ngoại bằng chiêu bài này. Nếu là người Hoa sống ở VN ai cũng thấm thía rằng những nhà lãnh đạo VN luôn xem chúng ta là đối tượng cảnh giác số 1. Mỹ tuy đã gây biết bao thảm họa chiến tranh trên đất nước VN, Trung Quốc bỏ biết bao của cải để yểm trợ VN trong cuộc chiến này. Thế nhưng nhân dân và những nhà lãnh đạo VN ngày nay chẳng ai còn xem Mỹ là kẻ thù mà ngược lại, TQ lại bị xem là mối đe dọa nguy hiểm, là kẻ thù tiềm tàng số 1. Những chính sách của VN về ngoại giao và quốc phòng đã cho thấy càng ngày họ càng xích gần đến Mỹ và cảnh giác cao độ với chúng ta. Chợ Lớn ngày nay không còn thời hoàng kim cũ, hàng hóa xuất xứ từ TQ bị kỳ thị, dù có tốt đến đâu vẫn bị xem là hàng kém chất lượng chỉ được giới bình dân sử dụng vì giá rẻ. Chúng ta đang sống khá bình đẳng với người Việt trong nước nhưng chúng ta vẫn có cảm giác rằng chúng ta là công dân loại 2 vì họ vẫn cảnh giác chúng ta, không tin tưởng chúng ta, vẫn không xếp chúng ta vào các chức vụ quan trọng, không cho chúng ta làm việc trong những ngành liên quan đến an ninh quốc phòng. Tuyệt đối không có dây mơ rễ má huyết thống người Tàu khi làm trong những lãnh vực bí mật quốc gia. Còn nhớ những năm chiến tranh, khi họ còn nhận viện trợ của chúng ta nhưng Miền Bắc họ không bao giờ cho người Hoa chúng ta đi nghĩa vụ quân sự. Bởi vì họ không muốn có người Tàu tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của riêng họ và lý do lớn nhất là vì họ rất cảnh giác với chúng ta. Thế mà những người Việt chống cộng cứ rêu rao rằng VN đang khiếp nhược và phục tùng TQ. Nói được như thế vì họ không phải là người Tàu để có thể hiểu và thấm thía nỗi niềm cư dân loại 2 như chúng ta và họ cũng không phải là người Việt để có những cảm xúc tự hào của người Việt. Họ luôn nói rằng chế độ CS ở VN là lệ thuộc là tay sai Tàu, là bán nước cho Tàu, là nhu nhược v.v… nhưng họ không biết hoặc cố tình bịt mắt để không thấy rằng chính những người CS luôn tìm cách loại trừ những tàn tích văn hóa, ngôn ngữ ảnh hưởng từ người Tàu chúng ta. Họ giảm thiểu đến mức có thể để hạn chế tối đa những từ ngữ Hán Việt làm cho nó thuần Việt, bình dân, trong sáng và dễ hiểu. Họ không nói “quốc gia“ mà họ gọi là “nhà nước” họ nói “nhà máy nước Saigon” chứ không nói “Saigon thủy cục“ như những người VNCH. Những từ ngữ dịch từ nước ngoài như sofware chẳng hạn họ dịch là “phần mềm” chứ không dịch là “nhu liệu” như những người Việt hải ngoại thích dùng từ Hán Việt. Họ dùng từ “làm sáng tỏ” chứ không dùng từ “bạch hóa” họ dùng từ “người cao tuổi” chứ không nói “niên trưởng” . Họ nói máy bay chứ không nói phi cơ, họ nói xe bọc thép chứ không nói thiết vận xa v.v … Bất cứ từ ngữ nào nếu Việt hóa được là họ làm , không như những người Việt chống cộng ở Mỹ cứ cho rằng sử dụng càng nhiều ngôn ngữ Hán Việt mới thể hiện ta là người có học. Những người chống cộng luôn chê Việt Cộng là dốt nát vì không biết sử dụng những từ Hán Việt mà họ cho rẳng như thế mới có học, mới sang. Họ đâu biết rằng chính mình mới là đầu óc bã đậu. Họ đâu biết rằng chính những người CS đang cố bóc ra những tàn tích văn hóa ngôn ngữ ngoại bang. bảo tồn bản sắc đặc thù của dân tộc họ. Chính những người chống cộng mới là người vọng ngoại và tôn vinh chúng ta. Như vậy chúng ta có thể thấy tinh thần dân tộc của những người CS mới là đáng sợ. Những người chống cộng ở Mỹ đối với chúng ta rất tầm thường nhưng họ lại là bạn ta vì cùng chung với chúng ta một kẻ thù. Họ biểu tình chống TQ nhưng mặt trái là họ chống chính đất nước mình. Họ chẳng có gì đáng sợ cho chúng ta, ngược lại ta cần khuyến khích họ. Họ bài hàng Việt, chống hàng Việt nhưng chẳng bao giờ họ chống hàng hóa chúng ta, có chống cũng chỉ giới hạn ở cái mồm hô khẩu hiệu. Nếu có xung đột cần đến nội công ngoại kích thì chính họ là lực lượng chúng ta cần. Chế độ VNCH là ân nhân của chúng ta, là bệ phóng cho chúng ta một thời, chế độ này tạo ra thời hoàng kim của Hoa Kiều Chợ Lớn. Chế độ này chết đi kéo theo sự chết thảm của chúng ta. Nguyên nhân tận cùng cũng là bởi những người CSVN. Chúng ta hận họ nhưng chúng ta không cô độc vì chúng ta có bạn là chính những ngưởi Việt chống cộng ở Mỹ cũng hận họ như chúng ta. Với người Tàu chúng ta, họ là bạn, là đồng minh. Chúng ta đang ở VN, chống lại nhà cầm quyền là điều dại dột, dường như chẳng có Hoa Kiều thứ thiệt nào chơi dại chống lại nhà cầm quyền, chỉ những anh VN chống cộng ngựa non háu đá hay những anh chẳng hiểu gì về CS mới dại dột tự dẫn mình vào tù. Còn nhớ những năm đầu sau chiến tranh, chúng ta treo hình Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc ở Chợ Lớn, chúng ta chống lại việc nhập quốc tịch VN ngỡ rằng người Tàu chúng ta đã giúp họ làm nên chiến thắng thì người Hoa Chợ lớn cũng phải có những ưu tiên và được nể nang, nhưng chúng ta đã lầm to. Chính lầm lẫn đó đã dẫn đến sự kiện “nạn kiều”. NGƯỜI VIỆT CHỐNG CỘNG Ở MỸ ĐANG LÀM THAY NHỮNG GÌ CHÚNG TA MONG MỎI. Giả dụ rằng tương lai VN có nghèo đi bởi những người Việt chống cộng này cố vận động, thỉnh nguyện Mỹ ngưng giao thương với nước họ thành công thì cái công làm nghèo đất nước của họ sẽ rất đáng được chúng ta ghi nhận, đáng được chúng ta vinh danh và biết ơn. Một nước VN hùng mạnh sẽ là trở ngại lớn nhất chúng ta vấp phải trên con đường Nam tiến. Người Việt chống cộng ở Mỹ tự hào rằng họ có một thủ phủ người Việt ở Mỹ như thủ Phủ Hoa Kiều Chợ Lớn một thời. Nhưng không bao giờ họ có được sức mạnh như chúng ta vì ngoài việc chống cộng họ còn bận chống nhau suốt 37 năm rồi. Chính họ làm tổn thương và suy yếu lẫn nhau. Họ không thể có những bang hội đoàn kết giúp nhau tạo sức mạnh như chúng ta mà chỉ có những hội đoàn chỉ chú tâm việc phô trương thanh thế và đầy ảo vọng. Họ thích được phô truơng, thích được khen, được nịnh mà thiếu trầm trọng cái thực chất. Thậm chí họ ảo tưởng họ đang sở hữu một quyền lực khả dĩ có thể làm thay đổi chế độ chính trị ở VN. Họ tâng bốc nhau, vinh danh nhau, gắn lon cho nhau và tự xem đó là … quân lực của họ. Họ chưa bao giờ là một thế lực, chưa bao giờ là một tổ chức có quy củ và kỷ luật có thể gây áp lực gì với chính quyền VN, nhưng ít ra họ với ta là bạn, Chế độ VNCH của họ với ta là ân nhân, ta với họ có chung những mất mát và hận thù. Điểm duy nhất chúng ta hoàn toàn khác biệt với họ là chúng ta không có khái niệm về “người Tàu Quốc gia” và “người Tàu Cộng sản” dù rằng nước ta có hoàn cảnh chẳng khác họ bao nhiêu. Chúng ta chỉ có một tổ quốc Trung Hoa vĩ đại và đó chính là niềm tự hào của dân tộc chúng ta . Ba Tàu

21.11.14

Y khoa của Cộng Sản Việt Nam

CÂU CHUYỆN Y KHOA Sinh nhật lần thứ bốn mươi của tôi, vợ tôi bảo năm chẵn nên làm mấy mâm cơm mời bạn bè tôi đến nhà lai rai chúc mừng. Tôi vốn không uống được bia rượu nhưng có món thịt bò xào hành Tây mà tôi ưa thích, lại có bạn bè hàn huyên, vui quá thành ra uống tới năm cốc bia Hà Nội. Cuộc nhậu bắt đầu từ lúc năm giờ chiều, mãi đến tám giờ tối mới kết thúc. Tiễn bạn bè ra về xong, tôi leo ngay lên giường, định sẽ lấy giấc ngủ vùi lấp cơn say chếnh choáng trong người. Nhưng quái sao cổ họng tôi có cái gì vương vướng, tôi khạc nhổ ầm ĩ cả nhà nhưng vẫn không khỏi. Hay là hóc xương gà? Vô lý, hóc xương thì phải đau chứ! Chợt tôi nghĩ đến cái chết ung thư vòm họng của ông chú tôi mà bủn rủn hết cả người. Ông chú tôi lúc đầu cũng thấy cổ họng vương vướng, ông lười không đi khám đến khi đau phát sốt, ông mới đi bệnh viện thì mới hay mình bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, ông nằm viện được đúng ba tuần thì ra đi. Không khéo dòng họ tôi trước đây có người bị ung thư vòm họng rồi di truyền lại cho thế hệ sau cũng nên. Nghĩ đến đây, tôi quyết định phải đi khám ngay để nếu có bị di truyền, phát hiện sớm chạy chữa còn cứu được. Ban đêm, bệnh viện công không khám bệnh, chỉ trừ những trường hợp cấp cứu; tôi đi xe máy ra đường Giải Phóng, nơi có hàng chục phòng khám tư nhân san sát bên nhau. Tôi vừa dừng xe thì đã thấy nhiều người từ vỉa hè lao ra mời chào tôi vào khám bệnh với những lời hết sức hấp dẫn, có giáo sư, tiến sĩ khám; nhanh rẻ, chính xác; có máy siêu âm màu; xét nghiệm có kết quả ngay... Tôi ngước mắt nhìn các bảng hiệu quảng cáo và dắt xe vào một phòng khám có đề giáo sư, tiến sĩ; đằng nào thì cũng mất tiền, bác sĩ khám mất hai mươi lăm ngàn, tiến sỹ khám mất ba lăm ngàn, giáo sư mất bốn mươi ngàn, tốn hơn mươi mười lăm ngàn nhưng chắc ăn hơn. Tôi đi đến chỗ một nữ nhân viên thu tiền và đề nghị được khám giáo sư Hào, cô bảo tiếc quá giáo sư Hào vừa đi công tác chiều nay. Tôi lại bảo không có giáo sư thì tiến sỹ khám, cô lại nói tiến sĩ Mạnh hiện đang mổ cấp cứu trong bệnh viện. Tôi bực tức quay ra, đi tìm một phòng khám khác. Nghe tôi đề nghị được giáo sư hoặc tiến sĩ khám, ông chủ phòng khám vốn là chủ đề vỡ nợ nay quay sang mở phòng khám tư, chân tình nói với tôi rằng duy nhất phòng khám của ông là có thuê giáo sư, bác sĩ thật, còn tất cả các phòng khám kia, họ chỉ treo cái biển có giáo sư, tiến sỹ khám nhưng là treo đầu dê, bán thịt chó; thậm chí nhiều lúc chỉ là y sĩ khám chứ cũng chẳng có bác sĩ vì theo ông giải thích, những ông chủ phòng khám đều phải đi thuê tất tật, từ nhà, y bác sĩ, máy móc nên phải chắt bóp từng đồng, tiền đâu mà thuê giáo sư, tiến sĩ? Phòng khám của ông có giáo sư, tiến sỹ thật nhưng họ chỉ khám ban ngày, ông bảo tôi yên tâm, ông sẽ bảo một bác sĩ đa khoa có tiếng đích thân khám cho tôi. Thấy ông chủ có vẻ thật thà, tôi đồng ý nộp hai lăm ngàn và được một nhân viên dẫn lên tầng hai bảo tôi ngồi chờ, khi nào bệnh nhân bên trong đi ra thì hãy vào. Tôi ngồi đợi gần nửa tiếng thì cửa phòng mở, một cô gái mặt non choẹt nhăn nhó ôm bụng đi ra. Tôi vội vã bước vào, nghe thấy ông bác sĩ nói với một cô ý tá: - Mẹ kiếp mới mười sáu cái tuổi đầu mà đã ễnh bụng ra, lúc làm tình thì rên rỉ sung sướng, còn khi nạo thai thì rống lên như lợn bị chọc tiết... Nhìn thấy tôi, ông bác sĩ hỏi tôi khám gì? Tôi nói khám họng, ông bảo tôi ngồi vào ghế. Tôi tưởng một bác sĩ khác sẽ khám cho tôi nhưng người khám vẫn chính là ông, tôi thắc mắc: - Tôi khám họng chứ có khám ”phụ khoa” đâu? Ông bác sĩ nói, giọng lanh tanh: - Tôi là bác sĩ đa khoa, cái gì chả khám được, nào há mồm ra! Tôi kiên quyết không cho ông khám và đề nghị để bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng khám. Thấy có tiếng ầm ĩ, ông chủ phòng khám chạy lên giải thích cho tôi, rằng bác sĩ Quang đây là bác sĩ đa khoa có tiếng ở Hà Nội, cứ yên tâm đúng bệnh, đúng thuốc, vài ngày là khỏi. Tôi đề nghị trả lại tiền cho tôi đi khám chuyên khoa, ông chủ phòng khám lên giọng: - Tiền thu rồi không trả lại, chúng tôi có bác sĩ khám, anh không khám là lỗi tại anh chứ không phải chúng tôi. Tôi giận dữ ném cái hoá đơn thu tiền vào mặt ông chủ phòng khám rồi hầm hầm đi xuống. Rút kinh nghiệm, lần này tôi tìm đến đích danh phòng khám chuyên khoa Tai- Mũi- Họng. Sau khi nghe tôi trình bày về triệu chứng, bảo tôi há mồm ra, ông bác sĩ hí hoáy ghi cho tôi một loạt các phiếu: xét nghiệm máu, nước tiểu, phân; điện não tâm đồ; siêu âm ổ bụng; nội soi dạ dày. Tôi hỏi ông tôi chỉ khám có mỗi họng, sao lại phải làm nhiều thứ thế, ông bảo phải làm tổng hợp để có kết luận chính xác căn nguyên của bệnh, vì trong thực tế bệnh nọ nếu để lâu không chữa rất hay xọ sang bệnh kia. Giải thích xong, ông bác sĩ bảo tôi sáng mai nhịn ăn, nhịn uống để đến làm các xét nghiệm và siêu âm. Sáng hôm sau tôi đến phòng khám, một nhân viên dẫn tôi đi lấy máu, nước tiểu; lấy xong cô cầm ra, đưa cho một thanh niên phóng xe máy đi thuê xét nghiệm tại một bệnh viện công. Rồi cô nhân viên lại dẫn tôi sang một phòng khám tư nhân khác để điện não tâm đồ; rồi lại một phòng khám khác để nội soi. Mười giờ, tôi có đủ mọi kết quả xét nghiệm, điện não tâm đồ, siêu âm, nội soi. Ông bác sĩ hôm qua đọc các kết quả xong, kết luận tôi bị viêm họng, họng sưng có mủ và ghi cho tôi một đơn thuốc gồm tám loại. Dặn dò phải ra đúng cái hiệu thuốc Hoàn Mỹ mà mua mới có thuốc mà ông kê, không những thế thuốc ở đấy không có thuốc giả, đảm bảo chỉ uống năm ngày là bệnh khỏi hoàn toàn. Tiền xét nghiệm, điện não tâm đồ, nọi soi, siêu âm hết bốn trăm ngàn đã làm tôi giật mình nhưng khi trả tiền cho đơn thuốc tôi còn thót tim hơn, những sáu trăm tám lăm ngàn. Tôi thốt lên thành tiếng: - Chỉ là viêm họng thôi sao nhiều tiền thế? Cô bán thuốc không thèm nhìn tôi, đáp: - Bác sĩ kê toàn thuốc của Mỹ, Pháp, thuốc này uống mới có chất lượng chứ ham rẻ uống thuốc nội có đến mùng thất cũng không khỏi. Tôi cắn răng móc ví trả tiền, cô bán thuốc ở hiệu bên cạnh nhìn thấy tôi nhăn nhó, cười hỏi tôi có ngửi thấy mùi hoa hồng không? Tôi bảo làm gì có hoa hồng mà ngửi? Cô cười ngặt ngẽo như thể tôi đang cù nách cô. Uống xong năm ngày thuốc mà cổ họng vẫn không thấy hết vương vướng, tôi lại ra phòng khám tư hôm nọ để bác sĩ khám lại. Vẫn ông bác sĩ về hưu bữa trước đi làm thêm khám cho tôi, ông bảo mua tiếp thuốc theo đơn cũ, uống năm ngày nữa. Người tôi mệt mỏi, chẳng còn hơi sức để phi xe đến cái hiệu thuốc Hoàn Mỹ nữa, tôi tạt ngay vào một hiệu thuốc trên đường Minh Khai để mua. Tôi móc sẵn ra sáu trăm tám mươi lăm ngàn, nhưng mà lạ chưa, chỉ hết có bốn trăm mười lăm ngàn, ông bán thuốc có khuôn mặt rất phúc hậu còn bảo một số thuốc như thuốc ngủ, thuốc bổ, thuốc hạ sốt có thể chẳng cần phải dùng đến cho đỡ tốn tiền. Thêm bốn ngày uống thuốc nữa trôi qua, họng tôi vẫn vương vướng. Tôi cầu trời khấn phật cho ngày thứ mười cuối cùng, cái họng của tôi trở lại bình thường nhưng khốn khổ cái thân tôi, bệnh cũ chưa khỏi thì bệnh mới đã xuất hiện. Chả là uống quá nhiều kháng sinh mạnh nên mồm tôi bị nhiệt, hễ cứ ăn cái gì vào, nhất là nước mắm thì buốt đến tận xương tuỷ. Người tôi bắt đầu ngây ngấy sốt. Vợ tôi tức tốc gọi điện về quê bảo cậu em mang lên một cân bột sắn thứ thiệt để tôi uống cho khỏi cái bệnh” lở mồm, long móng”. Ngày thứ mười một, vẫn vương vướng, tôi quyết định đi khám bệnh viện công. Tôi đến bệnh viện lúc tám giờ thì đã thấy gần trăm người đang ngồi chờ khám ở phòng bảo hiểm, tôi xếp sổ vào ô, đợi đến gần mười giờ vẫn chưa đến lượt. Thấy một người đến sau tôi đã khám được, tôi bổ theo bà ta hỏi bí quyết, bà giơ ngón tay ra đếm đếm, tôi hiểu ý đi lại ô xếp sổ, lấy cuốn y bạ, kín đáo kẹp vào đó một tờ năm mươi ngàn, chỉ ba phút sau, tôi có số vào phòng khám. Đến phòng khám số 1, lại phải chờ đến lượt. Tôi nghĩ mình đã bồi dưỡng cho cô ghi số rồi thì thế nào họ cũng ưu tiên cho tôi nên tôi bảo với cô y sĩ ngồi ở ngay cửa phòng khám rằng tôi tôi đang rất bận, tôi đã nói với cô ghi số rồi, cô có thể cho tôi vào khám trước được không? Cô hất hàm: - Đợi theo thứ tự! Tôi đi ra nhà vệ sinh, rút một tờ năm mươi ngàn nữa kẹp vào sổ y bạ rồi quay lại phòng khám. Sau khi đã đút tờ năm mươi ngàn vào túi áo Blu, cô y tá dịu dàng bảo tôi đợi một tí, ghi xong cho một bệnh nhân, cô cầm cuốn y bạ của tôi dẫn thẳng đến phòng ông trưởng khoa cách đó ba phòng. Nhìn thấy tấm biển đeo trên ngực ông trưởng khoa có đề học vị tiến sỹ, tôi đã mừng thầm, cuối cùng thì nguyện vọng được tiến sỹ khám của tôi cũng thấu được đến trời cao qua những lần tôi cầu khấn. Ông trưởng khoa hỏi tôi, tôi kể lại toàn bộ diễn biến từ lúc ăn nhậu đến khi đi khám tư, uống hết mười ngày thuốc mà vẫn chưa khỏi. Ông bảo tôi há mồm ra, tôi há, ông chiếu đèn xem xét. Xem xong họng, ông xem đến cái đơn thuốc mà tôi đã uống: - Toàn những loại thuốc tốt nhất thế giới mà vẫn không khỏi à? - Ông bác sĩ có vẻ trầm ngâm, ngước nhìn tôi một lúc, ông hỏi: - Nhà anh có ai bị tiền sử bị ung thư vòm họng không? Tôi choáng váng, phải cố hết sức tôi mới không bị ngã lộn cổ xuống đất. Mãi một lúc sau tôi mới cất nổi lời, kể với ông về trường hợp ông chú tôi. Nghe xong, bác sĩ ghi cho tôi một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu. May mắn làm sao, do có sự phòng xa nên sáng nay tôi đã nhịn ăn cháo và uống nước, như vậy là có thể thử máu, nước tiểu được ngay mà không phải đợi đến sáng mai. Rút kinh nghiệm, cứ đến cửa phòng nào là tôi lại kẹp vào cuốn sổ y bạ tờ năm mươi ngàn, và dù có hàng chục người đang xếp hàng chờ trước tôi thì tôi vẫn được tiếp đón theo đúng tinh thần lương y như từ mẫu và được ưu tiên khám trước. Cũng có một vài ông, bà già khó tính thắc mắc tại sao tôi đến sau mà lại được vào trước thì được giải thích rằng tôi là trường hợp cấp cứu, hoặc là thương binh. Đầu giờ chiều tôi đến lấy kết quả xét nghiệm, chụp chiếu rồi quay lại phòng bác sĩ trưởng khoa. Xem kết quả xong ông ân tình bảo tôi có lẽ tôi bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Mặt tôi tái mét, bác sĩ khuyên tôi nên bình tĩnh, cũng may mà phát hiện sớm, mổ ngay thì không sao, chứ để lâu thành di căn thì vô phương. Tôi khẩn thiết nhờ ông trưởng khoa trực tiếp mổ cho tôi, ông bảo ông bận lắm, ngoài làm ở bệnh viện, ông còn phải tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi nhìn ra cửa, chỉ sợ cô y sĩ ban sáng lại dẫn một người bệnh vào nữa nhưng vẫn cửa đóng, không có tiếng gõ cửa, cũng không thấy ai thập thò, tôi rút ví lấy ra năm tờ một trăm ngàn đưa cho ông, gọi có chút bồi dưỡng ban đầu, mong ông trực tiếp mổ cho, nếu được toại nguyện sau này sẽ có bồi dưỡng chính thức, xứng với công lao và trí tuệ của ông. Lúc đầu ông trưởng khoa từ chối nhưng thấy tôi nhiệt tình, lại còn nói rằng tôi đã từng nghe đến tên tuổi ông là một bác sĩ nổi tiếng, ai mà được ông chữa bệnh, mổ thì thần may mắn luôn mỉm cười; cái đoạn này tôi cố bịa ra, song hiệu quả lại có thật, ông cầm tiền bỏ vào ngăn kéo bàn rồi hứa sẽ xếp lịch hội chuẩn và trực tiếp mổ cho tôi. Tôi xiết chặt tay ông, lòng biết ơn vô bờ vô bến Tôi về nhà, thần chết treo lơ lửng trên đầu, chưa lúc nào tôi lại ham sống sợ chết như lúc này. Vợ tôi thuộc vào loại xinh xắn, còn quá trẻ, thua tôi những mười lăm tuổi, chúng tôi mới có một đứa con trai mười tám tháng tuổi; tôi chết đi, nhất định nàng sẽ đi bước nữa. Cứ nghĩ đến cảnh một thằng đàn ông khác đến ngôi nhà này chung sống với nàng, tim tôi lại nhoi nhói. Ngôi nhà trị giá hai tỷ ba trăm triệu này do chính đôi bàn tay tôi làm nên trước khi tôi cưới nàng và có lẽ nàng đồng ý lấy tôi phần vì tôi có một chút học thức, khá đẹp trai và phần vì tôi có sẵn ngôi nhà này. Đất đai ở Hà Nội đang vào thời điểm đắt đỏ, một công chức có nằm mơ cũng chẳng có nổi hai mươi mét vuông đất chứ đừng nói ngôi nhà bốn tầng, diện tích sàn bảy mươi mét vuông như của tôi. Hồi tôi mua mảnh đất này chỉ có năm trăm ngàn một mét vuông, cả thảy là ba tư triệu hai trăm ngàn đồng, ông chủ bớt cho ba trăm ngàn để tôi lấy lộc; chỉ hai năm sau, cơn sốt đất lên cơn giật đùng đùng, có người trả tôi một tỷ, rồi tỷ rưỡi, tỷ bảy nhưng tôi không bán, quyết định gom góp chút vốn liếng cuối cùng và vay thêm ba trăm triệu để xây nhà. Tôi phải kiệt sức, mất gần ba năm làm thuê, dịch thuê tiếng Anh, đánh quả mới trả hết nợ nhà. Thế rồi trong một lần khiêu vũ, tôi gặp nàng. Nàng mặc bộ váy mỏng màu thiên thanh, ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã bị nàng hớp mất hồn. Phải lấy hết can đảm, tôi mới dám đi lại mời nàng nhảy điệu Tănggô. Người nàng áp sát người tôi, nhất là cặp vú nở nang của nàng thỉnh thoảng lại cọ cọ vào ngực, làm tôi ngất ngây cứ tưởng mình đang ở thiên đường. Xong điệu nhảy, tôi mời nàng ra bàn uống nước, qua tâm sự mới biết nàng quê ở Thái Bình, đang là sinh viên năm thứ tư trường đại học Ngoại ngữ, nàng có ước mơ ra trường tìm được việc làm ở thủ đô. Biết tôi còn độc thân, có nhà riêng, có việc làm ổn định, nàng rất có cảm tình với tôi. Thế rồi duyên số trời xe, đám cưới của tôi và nàng được tổ chức trước ngày nàng ra trường hai mươi ngày. Tôi đã phải lìa xa cõi đời, mất nàng, mất cả ngôi nhà này ư? Đau buồn và nuối tiếc quá! Chợt một ý nghĩ vụt ra trong đầu tôi, theo Luật hôn nhân mới, tài sản trước khi kết hôn của ai thì sau khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy; nếu ly hôn thì ngôi nhà này vẫn hoàn toàn là của tôi, nhưng nếu tôi chết đi thì nó lại thuộc quyền thừa kế của vợ. Phải rồi tôi sẽ ly hôn để phòng khi có đi theo ông chú thì tôi sẽ viết di chúc thừa kế lại duy nhất cho thằng con trai tôi; trong bản di chúc, tôi sẽ nói rõ, ngôi nhà chỉ để ở chứ không được bán nếu con tôi chưa đủ tuổi công dân và mẹ nó nếu chưa đi lấy chồng khác có thể về chung sống với con nhưng không được sở hữu ngôi nhà; đặc biệt khi đi lấy chồng sẽ không được đưa người chồng mới về ở ngôi nhà này. Sau khi nghe tôi nói, bệnh tình của tôi khó mà qua khỏi, nếu ca mổ thành công, tôi cũng chỉ kéo dài thêm sự sống tối đa năm năm nữa, tôi muốn ly hôn, nhận nuôi con để giải phóng cho nàng càng sớm càng tốt để nàng có điều kiện tìm kiếm cho mình một người chồng mới xứng đáng với nàng; nàng đã khóc nức nở. Nàng khóc vì thương tôi, khóc vì tấm lòng hy sinh của tôi và khóc cả cho thân phận nàng còn trẻ mà đã phải goá bụa. - Không!_ Nàng thổn thức_ Em không thể bỏ mặc anh trong lúc này. Sự quan tâm và tấm lòng thuỷ chung của nàng đã làm tôi rơi nước mắt, tôi đành phải xuống giọng nói với nàng để tôi suy nghĩ lại, nhưng trong thâm dù tôi rất yêu nàng, mong muốn được sống mãi mãi bên nàng nhưng tôi không thể ích kỷ, giết chết cuộc đời của nàng. Tôi nói với nàng là thế nhưng chẳng kịp để suy nghĩ, ông bác sĩ trưởng khoa đã điện di động cho tôi biết tuần sau ông phải đi công tác nước ngoài gấp, hộ chiếu đã làm xong nhưng đã trót hứa với tôi nên ngay ngày mai tôi phải đến bệnh viện, sáng hội chuẩn, chiều mổ ngay. Mọi thứ tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nhất là tiền. Để tập trung cho ca mổ tôi đã trù liệu hai mươi triệu chẵn; tám triệu cho tiền thuốc và viện phí, năm triệu bồi dưỡng cho ông trưởng khoa như đã hứa, bốn triệu bồi dưỡng cho kíp mổ, số còn lại bồi dưỡng cho y tá, y sĩ kẻo không có, mỗi khi tiêm cô lại ngoáy cho một cái thì đau lắm như nhiều người kể lại. Ngày mai tôi sẽ lên bàn mổ, lẽ ra tôi phải bình tĩnh, tự tin nhưng vì phải uống quá nhiều thuốc kháng sinh mạnh, vì tốn quá nhiều tiền và quá sợ chết nên người tôi gày rộc đi như cái xác ve, tinh thần tôi hoảng loạn. Đã thế đài báo ngày mai có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống 12 độ C; trời lạnh chắc là mổ xong, hết thuốc mê sẽ đau buốt lắm! Quả nhiên đêm đó gió mùa Đông Bắc đổ về ầm ầm, mặc dù chăn ấm, nệm êm, vợ ôm chặt nhưng tôi vẫn cảm thấy hình như tất cả cái lạnh trong trời đất đang lùa vào từng thớ thịt của tôi. Sáng hôm sau, tôi vốn rất nhạy cảm với thời tiết nên vừa bước ra khỏi giường, tôi đã sổ ra một tràng: - Hắt, hắt xì hơi! Hắt xì xì hơi! Có cái gì đó trăng trắng bắn ra khỏi mồm và tự nhiên họng tôi hết vương vướng. Tôi quỳ xuống tìm kiếm vật đã cứu sống tôi thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Chúa ơi thì ra đó là một mẩu gân bò dai nhách! --

14.11.14

Cộng sản Việt nam tìm cách ém nhẹm...

CSVN tìm cách ém nhẹm thất bại việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam T5, 11/13/2014 - 12:21 Sự thất bại của CSVN trong việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam là một nỗi nhục nhã. Chính vì vậy, lệnh từ Trung ương đưa xuống là làm bằng mọi cách phải bưng bít thông tin này. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung về chuyện thất bại này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở giới truyền thông tự do. Đeo bám vụ kiện này từ nhiều năm nay, Bộ chính trị CSVN coi đây là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm ăn vạ chính phủ Hoa Kỳ, cũng như nuôi hận thù trong đầu óc dân chúng, vẫn bị nền tuyên truyền chế độ nhồi sọ suốt trong bao nhiêu năm nay. Tuy nhiên, ngay trong sự tuyên truyền, CSVN cũng thiếu kiến thức và tạo ra những người làm chứng giả tạo. Mọi này đã bị các luật sư trước toà án quốc tế lột trần, và trở thành một vết nhơ không thể xoá của Hà Nội. Trong cuộc điều tra của giới quốc tế với dân chúng, khi được hỏi chất độc màu da cam có màu gì? Đã có tới 90% người Việt trả lời theo thông tin tuyền truyền là thì màu cam. Thực tế, đây là chất bột khai hoang có màu trắng. Những chất này chỉ được chứa trong thùng màu cam để dễ nhận diện chứ không có màu cam. Sự thiếu kiến thức này đã khiến các nhân chứng giả của CSVN trước toà án quốc tế, nói là họ chứng kiến máy bay Mỹ rãi chất độc màu cam cả một vùng trời. CSVN đã đưa nhân chứng ra trước toà là một du kích ở tỉnh Bến Tre ra nói anh ta chứng kiến vùng đất của mình bị rãi chất độc màu da cam. Tuy nhiên, phía Mỹ khi trình chiếu tấm bản đồ minh họa khu vực xịt chất khai hoang được lưu tại bộ quốc phòng Mỹ, cho thấy vùng ngoại vi thị xã Bến Tre không được xịt thuốc, lý do đơn giản là vùng đó có mật độ cư dân đông đúc, thì phía Việt Nam im lặng, không nói gì thêm. Thậm chí, khi Việt Nam đưa một nhân chứng là cựu binh Bắc Việt cho là đã bị nhiễm chất độc da cam trong Nam, thì chính sự kiện này lại tố cáo Bắc Việt đã vi phạm hiệp định Geneve, cho quân xâm nhập biên giới bất hợp pháp vào miền Nam. Việt Nam đã bị tố cáo ngay tại toà về việc đã dùng nhiều nhân chứng giả bị dị tật bẩm sinh và bệnh down để kết tội Hoa Kỳ sử dụng chất da cam. Và chính việc này đã khiến Hà Nội ra lệnh cho giới truyền thông tay sai phải bằng mọi cách ém nhẹm sự kiện. Thậm chí, giới truyền thông tự do cho cho biết rằng chất độc mà Hà Nội tố cáo Hoa Kỳ, hiện nay còn ít tai hại hơn các loại chất độc mà Trung Cộng cho người bơm vào trái cây, rau củ… và nhập vào Việt Nam. Nguyễn Khanh / SBTN __._,_.___

12.11.14

BỨC TƯỜNG BERLIN (Bá Lin) đã được mở nhừ thế nào?

BỨC TƯỜNG BERLIN ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014 BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra! Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân. THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào? BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!” THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử! BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc. THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra? BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người! THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không? BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới." THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông? BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân. ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014 BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra! Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân. THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào? BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!” THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử! BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc. THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra? BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người! THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không? BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới." THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông? BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân.

11.11.14

Trinh quốc công bố..

Trung Quốc công bố Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang Thuộc [Click image for larger version Name: 22.jpg Views: 0 Size: 22.1 KB ID: 675674] Báo Cương Sơn (冈山) loan tải hình Hồ Chí Minh tham gia đấu tranh chống xâm lược và chính là Thiếu tá Hồ Quang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Một câu hỏi đặt ra không chỉ cho tác giả bài báo mà cho cả mọi người: Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này vào lúc này. Ý đồ của họ là gì? [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/21.jpg] Trước đây tôi đã viết bài về cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, Thái Văn dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Đài Loan, họ tộc với tác giả. Bây giờ tôi lại vừa đọc tập tài liệu “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam”, dày 141 trang khổ lớn của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương. Tài liệu viết: “Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác tráng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với “Nàng tiên nâu”. [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/22.jpg] Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Hzyen Buhb (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số 00567) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian … Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng. [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/23.jpg] Nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong Hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc như sau: “Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam. Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ”. Kèm theo đó, tài liệu đưa ảnh chân dung mẹ Hồ Tập Chương, gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông và ảnh Hồ Tập Chương cùng em trai thời niên thiếu (nguồn ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam). [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/24.jpg] Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông. Cuốn sách này còn có những dòng sau đây: “Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc “Trăm năm trồng người.” của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Hồ Chí Minh hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính của dân tộc mình …” Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” xuất hiện theo hướng dẫn của cộng sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Aỉ Chi Lăng và lách qua biên giới mời Đảng Cộng Sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển, v v…hầu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh “Tiêu diệt kẻ thù không đồng chủng.”. “Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phần đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của Nhà nước Trung Quốc. Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng Sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập ĐCSVN, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền v.v…nếu không phải do người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm, cung cấp và nuôi dưỡng”. “Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng: Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc”. Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965. [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/25.jpg] Mao Trạch Đông - Hồ Chí Minh Tài liệu còn đăng tấm ảnh nhà ga Bích San với chú thích: ”Trước năm 1940 nhà ga Bích San thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ…” “Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này mà mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười. Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải theo quyết sách quốc gia”. “Hồ Chí Minh vừa đến “Biệt điện” Bắc Kinh gỡ bộ râu cải trang, mặc áo bông nguyên Hán, ông ta khoe khoang với Chu Ân Lai về bộ râu và nhại: San trừ nhiêu râu rậm dung lực đích đã”. Hàm ý họ Hồ: Gỡ bỏ được râu, tất nhiên, đất nước Việt Nam gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi …”. “Ngày 19/4/1961, Chu Ân Lai khẩn bách có mặt tại biên giới Việt Trung, triệu họ Hồ đến Cao Bằng báo cáo thành bại chiến trường. [http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/26.jpg] Chu Ân Lai - Hồ Chí Minh Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh lại bí mật đi Trung Quốc, theo kế hoạch của tình báo Hoa Nam để gặp Mao Trạch tại quê nhà của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam để xin ý kiến. Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì? Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng. Nguồn: Phạm Quế Dương/Blog Dantynan75 (vietinfo.eu)

27.10.14

Đãng CSVN bị đãng viên tố

Một Đảng Viên Cộng Sản kỳ cựu lão thành ở Hà Nội, Nghệ Sĩ Tạ Trí Hải bày tỏ về Chủ Nghĩa Công Sản tại Việt Nam rất hay! Click vào link này https://www.youtube.com/watch?v=lgCejLi8jH8

16.10.14

Thay nội tạng

Thay nội tạng Một ông nhà giàu nọ bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc. Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim. Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm : - Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ? - Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm. - Sao hiếm ? - Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi. Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu… nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm : - Cái này nó hiếm nên mắc phải không ? - Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt ! - Tốt ra sao ? - Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi Ông nhà giàu mua cái bao tử đó. Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay : - Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ? - Nị khéo chọn ghê! Cái này không những hiếm, tốt mà lại còn mới! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó không xài tới nên còn mới ! CĐ LBP

6.10.14

Hà nội sau ngày di cư vào nam

Hà nội sau ngày di cư 1954 Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi: “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?” Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười: “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi,...nữa là bác!” Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển,” vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ Cộng Sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn,” mà đi tìm tự do, trở thành “thuyền nhân,” đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau. Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những dòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư. Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người Cộng Sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài. Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt. Cộng Sản, chưa lộ mặt là Cộng Sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là...Vẹm! Khi họ “tiếp quản” Hà Nội, tôi đang ở Hải Phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tàu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp Ðịnh Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “tổng tuyển cử “ thống nhất. Ai ngờ Cộng Sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam! Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học. Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải Phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang “et xăng” về bán. Những toa tàu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tàu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ... Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung Quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ Cộng Sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ...tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép). Hà Nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách “mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội,” sau này có tên là “nón cối.” Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên,” người Bắc gọi là “dép lốp,” ghi vào lịch sử thành “dép râu.” Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến,” biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng.” Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi,” quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng. Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, tú tài 2, cùng một số “lớp chín hậu phương,” năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm.” Số học sinh “lớp chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức hiệu đoàn,” nhận “chỉ thị của thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng...đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, hiệu đoàn “kiểm tra,” lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi,” lời hô khẩu hiệu “quyết tâm,” và “phát biểu của bí thư thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là ...” cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường,” tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện “ mang ra “đồn công an,” thế là hết, gia tài của tôi! Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp,” “sổ hộ khẩu,” “tem, phiếu thực phẩm,” “lao động nghĩa vụ hàng tháng.” Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường,” miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu,” ...đi tù! Tết đầu tiên sau “tiếp quản,” còn được gọi là “sau hòa bình lập lại,” Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhàu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở,” từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm.” Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại.” Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam,” để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu.” Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua,” thành “tề ngụy,” hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán,” chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập.” “Chỉ thị Ðảng và Ủy Ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó,” từ thành thị đến “nông thôn.” Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể.” Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương,” chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất.” Du kích, công an rình mò, “theo dõi,” “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa. Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ.” Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động “ thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản,” vẫn là “đối tượng của cách mạng.” Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào!” Giáo Sư Trương Văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập,” đã nhày lầu, tự tử. “Tư sản Hà Nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức,” nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình,” coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ,” còn thì “kiểm kê,” đánh “thuế hàng hóa,” “truy thu,” rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!” Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông,” “chuẩn bị thật tốt,” nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...! Một vài vụ, do “Ðảng lãnh đạo,” “vận động tốt,” con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp,” “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với đảng, hiếu với dân ...” là vậy! “Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác,” “làm ăn tập thể,” ruộng đất lại thu hồi về “Cộng Sản.” “Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về XÃ hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối,” nói những gì đảng nói. Nói dối để sống còn, “đàn áp,” lâu rồi thành “nếp sống,” cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ. Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?” Bạn trả lời: “I'm fine, thank you.” Ở miền Bắc, thời đại Hồ Chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!” Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng,” được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to: “Chế độ ta tươi đẹp.” Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất,” người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất!” Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác.” Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí!” Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình.” Ánh điện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước. Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động “Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!” Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung lung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre theo “định mức chỉ tiêu.” Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột,” nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm. Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản,” có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của đảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết. Phố Nguyễn Công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn.” Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản,” không “tiến bộ,” nen không có ngày về...! Ba tháng “kỷ luật,” Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi cổng trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ tình nghệ sĩ ! Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong,” “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động,” nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì đảng ...nói dối! Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ,” “âm mưu lật đổ chính quyền,” trở thành người “Hà Nội di cư,” 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu,” “tạm trú tạm vắng.” “Kinh nghiệm bản thân,” “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ,” số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển. Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tàu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn. Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam.” Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị. miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần Quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây,” bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!” “Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...! Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!” Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài Gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi....,” dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên. Năm 44 tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ “Hanoi năm xưa. Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần,” lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị,” nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước.” Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp,” “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ! Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa Kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội,” còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản xụp đổ rồi. Cộng Sản Việt Nam bây giờ “đổi mới.” Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i.” Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i,” dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình.” Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ,” đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại.” Ôi! “Ðỉnh cao trí tuệ,” một mớ danh từ..

5.10.14

Đảng CSVN :Đổi phân người để lấy phiếu gạo

Chủ nghĩa Cộng sản: phân người và Gạo .. Cơm Nợ Cứt Ngày đó hợp tác xã ở miền Bắc VN xã hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đình một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ thì bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xã hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng thì cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy gì mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà. Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu thì cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà mình mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa thì chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải tìm cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu. Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời thì cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết vì đói, cơm khoai đã không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất thì lấy gì mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi tìm đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ còn ghi rõ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua gì hết. Nhưng không đành lòng nhìn cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát. Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nhìn đi thì cũng phải nhìn lại, nhìn ngược thì cũng phải nhìn xuôi, các người có nhìn vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi thì suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xã, có cục nào tôi đã ỉa ngoài hợp tác xã hết rồi, còn con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó thì lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo thì lấy gì tôi nuôi con, lấy gì ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông." Nói gì thì nói, la gì thì la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không còn gì khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia thì nhà tôi vẫn còn một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./ Phạm Thế Việt

2.10.14

36th Thư gởi quân đội nhân dân.

*** Thư số 36 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Phạm Bá Hoa ****** Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, cho Dân Tộc, trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương cội nguồn của tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự. Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. Với thư này, tôi tổng hợp một số bản tin trong nước lẫn hải ngoại, giúp Các Anh nhận ra số công nhân Trung Hoa lục địa mà tôi gọi là công nhân Trung Cộng trên đất Việt Nam, và thử ước tính mức độ nguy hại của họ trong trường hợp tình hình căng thẳng, thậm chí là xung đột giữa hai nước Việt - Trung. Thứ nhất. 10 dự án do Trung Cộng xây dựng. Tháng 4/2014, Viện Nghiên Cứu Cơ Khí thuộc Bộ Công Thương công bố thống kê, theo đó thì Trung Cộng đang xây dựng 15 (trong số 20) công trình nhiệt điện. Ngoài ra, còn có 24 công trình xi măng, nhưng tài liệu không nói rõ con số mà chỉ nói Trung Cộng là tổng thầu. Một tài liệu của Ủy Ban Tài Chánh và Ngân Sách Quốc Hội công bố năm 2011, theo đó thì tính đến cuối năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu theo hình thức EPC về dầu khí, hóa chất, điện, và dệt kim, do nhà thầu Trung Cộng trúng thầu. Trong số đó có 30 dự án trọng điểm quốc gia, mà những dự án điện lực trị giá hằng tỷ mỹ kim. Dưới đây là 10 dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu Trung Cộng thực hiện: 1. Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông. Đây là đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với số vốn đầu tư 552 triệu mỹ kim (MK). Thời gian xây dựng từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2013, nhưng chậm trễ phải đến cuối năm 2015 mới xong, trong khi số vốn phải tăng thêm 339 triệu MK, hay là tăng 63%. 2. Xa lộ Hà Nội - Hải Phòng dài 105 cây số, với vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng. Khởi công năm 2008 và dự trù hoàn thành vào tháng 10/2015. Nhưng chậm trễ, và nhà thầu không trả lời về thời gian đưa vào sử dụng. 3. Xa lộ Nội Bài - Lào Cai dài 245 cây số, ngang qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, với vốn đầu tư là 20.000 tỷ đồng. Khởi công từ tháng 9/2009, dự trù đưa vào sử dụng vào cuối tháng 6/2014. Nhưng chậm trễ khoảng 2 năm, . 4. Bô xít Tây Nguyên. Ngày 1/11/2007, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167 phê duyệt thăm dò, khai thác, chế biến quặng bô xít trong thời gian 2007-2015, có xét đến năm 2025. Ngày 8/5/2009, Báo Financial Times cho rằng “dự án này nói lên tính phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc, và dự án này là một món quà của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi triều kiến Trung Quốc”. Ngày 18/5/2009, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và hơn 150 trí thức Việt Nam, đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi đảng Cộng sản và chánh phủ dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ngày 09/10/2010, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, cùng nhiều cựu lãnh đạo cấp cao và nhiều nhân sĩ, đã đồng loạt ký đơn thỉnh nguyện gởi Bộ Chính Trị, Thủ Tướng, và Chủ Tịch Quốc Hội, yêu cầu ngưng ngay dự án Boxit Tây Nguyên. Đơn thỉnh nguyện này lần lượt có chữ ký của 2000 vị cựu lãnh đạo và trí thức. Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư, và nhà thầu Chalieco của Trung Cộng là đơn vị tổng thầu. Nhà máy Tân Rai khởi công năm 2008, và nhà máy Nhân Cơ khởi công năm 2010. Nhà máy Tân Rai hoạt động từ tháng 9/2013, dự trù trong 3 năm đẩu lỗ khoảng 460 tỷ đồng, trong khi nhà máy Nhân Cơ sẽ lỗ khoảng 3.000 tỷ đồng trong 6 năm đầu. 5. Nhà máy gang thép Lào Cai. Khởi công tháng 4/2008, do Công ty TNHH Khoáng sản & Luyện Kim Việt-Trung làm chủ đầu tư, và Công ty TNHH Côn Minh Trung Cộng trúng thầu. Dự trù khai thác qua 3 giai đoạn tính chung từ năm 2008 đến 2015, nhưng năm 2012 bắt đầu trì trệ vì một nhà thầu phụ cũng của Trung Cộng đã bỏ trốn sau khi nhận tiền hợp đồng, để lại khoản nợ cho Việt Nam là 5.000 tỷ đồng. Điều lạ là nhà tổng thầu không chịu trách nhiệm. 6. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 tại Trà Vinh, do EVN làm chủ đầu tư. Công trình dự trù góp phần phát triển điện lực toàn quốc trong giai đoạn 2006 - 2015 , xét đến năm 2025 và được Thủ Tướng phê duyệt. Tổng vốn đầu tư dự án gần 1 tỷ 600 triệu mỹ kim. Trong số vốn này có đến 85% là vốn vay của Ngân Hàng Xuất Nhập khẩu Trung Cộng. Dự án do nhà thầu Trung Cộng Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu EPC. Khởi công năm 2010, và dự trù vận hành vào tháng 11/2014. Có thể không chậm trễ. 7. Nhiệt điện Mông Dương 2 tỉnh Quảng Ninh với vốn đầu tư khoảng 1 tỷ mỹ kim..Thời gian khởi công năm 2011, dự trù hoàn tất năm 2015. Sau 25 năm khai thác, sẽ giao cho Việt Nam. Dự án này vừa tăng thêm 550 triệu mỹ kim, hay là 55%. Dự án do Tập đoàn Posco Power và tập đoàn đầu tư Trung Cộng thực hiện. 8. Nhà máy thủy điện sông Bung 4 tỉnh Quảng Nam, do Công ty cổ phần tư vấn Xây Dựng Điện 1 (thuộc EVN), và nhà thầu Trung Cộng thực hiện. Khởi công từ tháng 6/2010, dự trù hoàn thành vào năm 2015. Cuối năm 2013, do đưa công nhân Trung Cộng vào Việt Nam mà chưa có giấy phép làm việc, nên nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted bị phạt 570 triệu đồng. 9. Golden Westlake là khu chung cư với 2 toà nhà 23 tầng tại Hà Nội, do công ty TNHH Hà Việt-Tung Shing là chủ đầu tư. Khởi công cuối năm 2005, dự trù hoàn thành vào năm 2007. Nhưng, chủ dự án gặp nhiều rắc rối khi xây dựng khu biệt thự sát bên khu chung cư đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 gia đình chung quanh, làm các căn nhà này bị sụt, lún, nứt, xô nghiêng... Một số chủ gia đình đã đưa nội vụ ra tòa, và phải trả tiền bồi thường lên đến 500 triệu đồng. 10. Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu tỉnh Hải Dương. Tháng 8/2013, tỉnh Hải Dương cho biết, Tập đoàn Crystal của HongKong sẽ đầu tư khoảng 425 triệu mỹ kim vào dự án dệt Pacific Crystal, và 120 triệu mỹ kim vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng khoảng hơn 70 mẫu tây đất trong khu công nghiệp Lai Vu. Cả hai dự án có số công nhân lên đến 22.900 người. Thứ hai. Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tình. Vũng Áng là khu kinh tế trong khu đô thị Vũng Áng, và khu kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. Thành lập từ tháng 4/2006, với diện tích 227 cây số vuông sát chân dãy Hoành Sơn, gồm các xã Kỳ Nam (dưới chân Đèo Ngang), Kỳ Phương, Kỳ Lợi (có Mũi Ròn Mẹ và Mũi Ròn Con), Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà, và Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh. Toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng bao bọc hai bên quốc lộ 1, chiếm hai phần ba chiều dài quốc lộ 1 đoạn từ Đèo Ngang đến ranh huyện Cẩm Xuyên. Tổng số công nhân lên đến 30.400 người, trong số đó có 980 lao động của chủ đầu tư, và 3.200 công nhân Trung Cộng do nhà thầu trực tiếp tuyển vào. Điều mà dư luận từ người dân đến các tổ chức xã hội dân sự quan tâm hơn hết là vấn đề an ninh. Khu kinh tế Vũng Áng là một trong những vị trí trọng yếu bậc nhất về mặt quân sự, vì lãnh thổ Việt Nam với dạng hình cong chữ S theo chiều nam bắc khoảng 1.500 cây số tính theo đường chim bay, hai đầu phình ra và eo thắt ở giữa. Bề ngang lãnh thổ theo chiều Đông Tây: Nơi rộng nhất của Miền Bắc khoảng 600 cây số là từ A-pa-chài đến Móng Cái. Miền Nam rộng nhất khoảng 370 cây số là từ Hàm Tân đến Hà Tiên, nơi eo thắt ở Miền Trung là Đồng Hới, từ bờ biển vào đến biên giới Việt-Lào chỉ có 37 cây số. Đã eo thắt, lại là vùng núi non hiểm trở, nên người dân chỉ sinh sống trên dãi đất hẹp dọc theo bờ biển. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội, phân tách: “Vị trí Vũng Áng đối diện với đảo Hải Nam ngoài khơi, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng xong cảng Vũng Áng mà bên đảo Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, có thể nói, lúc ấy Vịnh Bắc Việt trở thành cái ao của Trung Quốc, và khi nó ngăn cản sự vận chuyển đường hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì điều gì xảy ra? Ngoài ra, nó còn là nguy cơ về quốc phòng nữa, vì từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 cây số, và khi có vấn đề gì thì làm sao phòng thủ được, khi Trung Quốc từ bên Lào tràn qua Vũng Áng chỉ 50 cây số đường bộ là họ cắt đôi Việt Nam rồi!” 10.000 công nhân Trung Cộng sắp đến Vũng Áng? Theo báo VietnamNet, trong tháng 6 và 7/2014, “hơn 30 nhà thầu thực hiện dự án của Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động ngoại quốc”. Báo này dẫn nguồn tin từ nhân vật giấu tên nói rằng, "trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới là Trung Quốc. Một trong các lý do sử dụng nhiều lao động Trung Quốc là vì đại đa số các nhà thầu là người Trung Quốc. Chẳng những thế, có những công ty Việt Nam cũng đặt vấn đề xin tuyển lao động Trung Quốc nữa”. Vẫn theo VietnamNet, "trong số hơn 10.000 công nhân ngoại quốc sắp tới Vũng Áng, có từ 6.000 đến 7.000 công nhân làm việc cho Formosa". Ngày 26/8/2014, bản tin của đài BBC cho biết “Có thể có 10.000 lao động Trung Quốc sắp vào làm việc cho tập đoàn Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng”. BBC đã liên lạc với các lãnh đạo Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Vũng Áng để xác nhận tin trên, nhưng tất cả đều từ chối trả lời. Ngày 27/8/2014, theo bản tin của Vietinfo thì Ông Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Với báo cáo của Formosa và các nhà thầu thì đề nghị đưa 8.400 công nhân vào làm việc trong “gói thầu” của Formosa là công nhân Trung Quốc. Trong đó, hai gói thầu lớn là lò cao số 1 và số 2 cần đến khoảng 2.000 công nhân”. Ông Thuận cho biết thêm: “Nguyên tắc là tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm luật pháp Việt Nam. Trong tổng số gần 10.000 người, chuyên gia chiếm 10-15%, còn lại là lao động phổ thông. Công nhân Trung Quốc tại Vũng Áng rất đông, chỉ riêng xây dựng hai lò cao số 1 và số 2 đã cần khoảng 2.000 người. Vì các nhà thầu nói rằng, trên thế giới chỉ có Trung Quốc mới xây dựng được lò cao luyện thép nên phải để lao động của họ làm”. .”. Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản ý Khu Tinh Tế Hà Tĩnh cho biết: “Đợt tuyển gần 10.000 lao động này, ban đầu các nhà thầu đã thông báo tuyển dụng đúng theo luật Lao Động Việt Nam, không phân biệt lao động trong hay ngoài nước. Nhưng lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như năng lực, nên không được tuyển”. Ngày 29/8/2014, ông Vương Văn Tường, Trưởng đại diện Formosa Hà Tĩnh, cho báo Đất Việt biết: “Sau cuộc biểu tình bạo động hồi tháng 5/2014, tính tới ngày 25/8/2014 số lượng công nhân trở lại làm việc tại Formosa là 24.000 người, trong đó có 1.900 người Trung Quốc. Dự trù đến cuối tháng 9/2014, tổng số lao động sẽ tăng lên khoảng hơn 30.000 người, trong số đó có hơn 5.000 công nhân Trung Quốc tại Vũng Áng. Về nguồn tin hơn 10.000 công nhân Trung Quốc sắp đến Vũng Áng là do ông Nguyễn Trọng Tuấn, Trưởng Phòng lao động và phát triển nhân lực thuộc Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh công bố: “Theo yêu cầu của công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 10.000 công nhân nước ngoài, mà trong đó có đến 90% là công nhân Trung Quốc đến làm việc tại Formosa”. Trước những tin tức loan truyền từ các cơ quan truyền thông ngoại quốc bằng Việt ngữ, cộng với những tin tức trên các trang Blog trong nước, liên quan đến nguồn tin Trung Cộng sắp đưa 10.000 công nhân vào khu kinh tế Vũng Áng, Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội, khẳng định: "10.000 lao động Trung Quốc vào Vũng Áng (Hà Tĩnh) là làm đúng quy trình". Tóm tắt về 10.000 công nhân Trung Cộng tại Vũng Áng: “Báo VietnamNet loan tin, Formosa xin tuyển 11.000 công nhân mà hơn 90% là tuyển từ Trung Cộng. Đài BBC trong bản tin ngày 26/8/2014 cho rằng có thể có 10.000 công nhân Trung Cộng làm việc cho Formosa. Ngày 27/8/2014, Ông Nguyễn Đức Thuận -Trưởng Phòng xuất nhập cảng Hà Tĩnh- cho biết, trong số 10.000 người nói trên, có khoảng 10-15% là chuyên gia, còn lại là công nhân. Trong khi ông Hồ Anh Tuấn -Trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh- thì các nhà thầu tôn trọng luật lao động Việt Nam, nhưng vì công nhân Việt Nam không có khả năng nên họ tuyển từ Trung Cộng. Ngày 29/8/2014, theo ông Vương Văn Tường -đại diện Formosa- dự trù đến cuối tháng 9/2014, Vũng Áng có khoảng 30.000 công nhân, hơn 5.000 trong số đó là công nhân Trung Cộng. Nhưng bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục Trưởng Cục Việc Làm/Bộ Lao Động & Thương Binh Xã Hội, khẳng định: “10.000 công nhân Trung Cộng vào Vũng Áng là đúng qui trình”. Xin trích bài viết trong CAFEF online trên trang dưới tên “Đột nhập đại công trường Formosa”, để có thêm nét nhìn về cái hào vừa rộng vừa sâu bên ngoài bức tường rào của Formosa, nơi mà vị đại diện Formosa nói là hơn 5.000 công nhân Trung Cộng làm việc trong đó. Và đây là bài viết: “Không chỉ những ai đã từng qua lại quốc lộ 1A, đoạn ngang qua Khu Kinh Tế Vũng Áng, mà ngay cả không ít người dân Hà Tĩnh, cũng đều chung cảm giác ngạc nhiên về mức độ qui mô của dự án Formosa. Nhiều câu hỏi đặt ra về an ninh quốc phòng đối với dự án trên một vùng đất rộng lớn ngay vùng eo thắt của lãnh thổ Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, chỉ cái hàng rào cũng khiến người ta ngạc nhiên với đôi mắt tròn xoe. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 mẫu tây được xây bức tường rào bao quanh cao chừng 5 thước. Khoảng 2/3 chiều cao của tường rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường rào. Bên ngoài là một con kinh nhân tạo rộng chừng 30 thước, chạy bao quanh hàng rào. Họ đã bỏ ra hơn 1 tỷ mỹ kim để san lấp mặt bằng khu đất dự án. Cát được hút lên từ biển để nâng cao toàn bộ mặt nền trung bình là 3 thước, có nơi cao đến 15 thước. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy bên trong hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm thì đèn điện sáng trưng như phố”. Từ góc nhìn quân sự, Các Anh có đồng ý với tôi rằng: “Mức độ kiên cố của bức hàng rào, cộng với con kênh đào bên ngoài, có phải là thực hiện quan niệm phòng thủ của một căn cứ quân sự không? Mà tại sao khu kinh tế lại phòng thủ như căn cứ quân sự vậy? Nếu là chống kẻ trộm thì đâu cần đến “bức tường rào chắn đạn với cái hào sâu làm chướng ngại ngăn chận quân tấn công từ bên ngoài”. Cho dù một phần trong khu kinh tế Vũng Áng có trở thành khu tự trị người Tàu trên đất Việt hay không, tôi vẫn thấy khó hiểu về quyết định của lãnh đạo Việt Cộng khi chấp nhận biến vùng lãnh thổ nhỏ hẹp này trở thành khu kinh tế mà hầu hết là công dân Trung Cộng “làm việc”, như một vùng đất tách biệt khỏi hai bên lãnh thổ Nam Bắc Việt Nam. Thứ ba. Vẫn là công nhân Trung Cộng tại Việt Nam. Ngày 1/3/2010, ông Ðồng Sĩ Nguyên trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, rằng: “Từ báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tôi thấy có là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng. Cụ thể, họ thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia. Vậy là nắm những con đường trọng yếu của mình. Kinh nghiệm cho thấy khi làm các dự án, họ đều đưa người đến rồi biến thành các làng mạc, thị trấn riêng biệt của họ... Trong giai đoạn chiến tranh, Trung Quốc cho quân đội làm đường sắt đã lấn chiếm đất của các tỉnh biên giới phía Bắc, muốn làm gì trong đó, thậm chí có thể xây dựng kho tàng bí mật giấu vũ khí, cũng không ai biết....”. “Tập Ðoàn Ðiện Khí Thượng Hải và Tập Ðoàn Ðông Phương của Trung Quốc, có mặt trong các dự án quan trọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Hải Phòng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1… Các công ty khác cũng của Trung Quốc đã tham gia dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng (Nghệ Tĩnh) và Kiên Lương (Kiên Giang) trị giá tới 2 tỷ đôla, đã ký hợp đồng với Việt Nam hồi tháng 7/2010. “Dự án thủy điện Sông Tranh 2 ký kết với nhà thầu Ecidi-Alstom Trung Quốc. Khởi công từ tháng 3/2006, với tổng mức đầu tư lên đến 5.200 tỷ đồng. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ phát điện vào năm 2010, nhưng tới ngày 7/1/2011 mới khánh thành máy số 1. Đáng quan ngại là cùng với các gói tổng thầu EPC, Trung Quốc đem công nhân vào Việt Nam đảm trách tất cả mọi việc, kể cả công nhân vệ sinh”. Ngày 31/8/2011 (trang Bauxite online). Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit” từ 2007 đến 2015 và xét đến 2015, đế quốc Trung Quốc đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn dọc theo biên giới. Vậy là họ tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm, có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ tổ quốc khi bị Trung Quốc tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1.300.000 người lao động Trung Quốc. Bọn chúng được các “đồng chí” tại địa phương sắp xếp rãi khắp mọi miền đất nước, đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp lãnh thổ Việt Nam. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!” Ngày 18/6/2012, phóng viên Thanh Quang đài Á Châu Tự Do có bài phóng sự về công nhân Trung Cộng trên đất Việt. Bắt đầu như một lời than: “Tâm trạng người dân Việt Nam trong nước có tinh thần dân chủ tự do luôn khắc khoải và bất an cho vận nước, bởi rừng đầu nguồn trọng yếu của tổ quốc bị Trung Hoa đưa dân (hay quân) thuê mướn hàng loạt và dài hạn. Vùng đất đầu nguồn là “xương sống của quê hương” bị họ án ngữ theo sự mời gọi của lãnh đạo đáng với nhà nước đã cho họ khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nhiều công trình trọng yếu được lãnh đạo nhà nước cho người Trung Hoa trúng thầu, nền kinh tế nước nhà bị họ lũng đoạn, biển cả của tổ tiên bị Trung Quốc lấn chiếm…, và mới đây, người dân lại càng bất an trước tình trạng người phương Bắc dưới dạng “doanh nhân” tới “an nhiên nuôi cá” ở Vũng Rô, thậm chí ngay tại cảng chiến lược trọng yếu Cam Ranh nữa. Chưa hết, hiện nay tại Hải Phòng tràn ngập lao động Trung Hoa”. Hãy nghe ông Nguyễn Đại Nghĩa, Phó chánh văn phòng Sở Lao Động thành phố Hải Phòng bị đại diện công nhân nêu câu hỏi: “Vì sao thành phố cho phép hằng ngàn lao động người Tàu vào Việt Nam làm công nhân như đào đất, phụ hồ, quét dọn, ... nói chung là những công việc này lao động Việt Nam không được thuê mướn trong khi công nhân thất nghiệp lang thang đầy đường?” Ông Nghĩa trả lời như không có gì phải quan tâm: “Ta phải đáp ứng nhu cầu nhà thầu, vì chủ trương của thành phố là luôn luôn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nên phải tạo điều kiện dễ dàng cho người ta”. Ngày 28/11/203, (bào Dân trí) trong khi Quốc Hội đang thảo luận dự thảo Luật Xuất Nhập Cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các đại biểu Quốc Hội nêu lên một vấn đề rất lo ngại là lao động ngoại quốc mà đông nhất là từ Trung Cộng, tràn ngập vào Việt Nam và lập làng lập xóm lập phố ở một số địa phương, Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu: “Đã có nhiều chục ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu, như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng. Nói là lao động nước ngoài nhưng ai cũng biết đó là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Mũi Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương là một ví dụ. Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép cũng như không được cấp phép, nên rất khó kiểm soát.....” Tóm tắt công nhân Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo tài liệu của Viện Nghiên Cứu Cơ Khí/Bộ Công Thương, và của Ủy Ban Tài Chánh Ngân Sách Quốc Hội, đã có 74 dự án lớn mà hầu hết đều do các nhà thầu Trung Cộng thực hiện, tuy không đầy đủ nhưng ít ra công nhân Trung Cộng cũng có mặt tại các tỉnh, như sau: “Nhiệt điện tại Quảng Ninh, nhà máy xi măng tại Ninh Bình, đường sắt tại Hà Đông, xa lộ Hà Nội - Hải Phòng, xa lộ Hà Nội - Lào Cai, nhà máy gang thép Lào Cai, khu chung cư tại Hà Nội, nhà máy dệt và may tại Hải Dương, thủy Diện tại Quảng Nam, nhà máy bô xít Đắc Nông và Lâm Đồng, nhà máy xi măng tại Tây Ninh, nhà máy nhiệt điện tại Trà Vinh, Kiên Giang, và Cà Mau, khu kinh tế tại Bình Dương, Đông Đô Đại Phố tại Bình Dương, khu kinh tế tại Biên Hòa. Thuê đất tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam, Long An, ..v..v.. Vậy, Các Anh thử ước tính, nếu mỗi dự án trung bình có 500 công nhân Trung Cộng, thì 74 dự án cũng gần 40.000 công nhân Trung Cộng, cộng thêm với 10.000 công nhân Trung Cộng tại Vũng Áng. Dĩ nhiên là công nhân Trung Cộng không phải chỉ có ngần này, mà còn có mặt tại các khu kỹ nghệ và khu kinh tế khác nữa, vì tài liệu của Viện Kiến Trúc & Quy Hoạch/Bộ Xây Dựng (trong Wikipedia) cho biết: “Tính đến tháng 2/2011, Việt Nam có 256 khu kỹ nghệ và 20 khu kinh tế tại 62 tỉnh và thành phố. Mục tiêu phát triển hướng đến năm 2020”. Chỉ với con số công nhân Trung Cộng trên đây thôi, Các Anh có nghĩ đến những hậu quả từ số công nhân Trung Cộng không? Chẳng hạn như “liệu trong số đó có bao nhiêu người cầm súng khi tình hình căng thẳng giữa Việt Cộng với Trung Cộng vượt khỏi tầm kiểm soát? Hoẵc tất cả đều cầm súng? Một cách nghĩ khác như một giả thuyết: “Nếu tình hình Biển Đông căng thẳng do Trung Cộng giành lấy tài nguyên, trong khi áp lực quốc tế đè nặng lên Trung Cộng, liệu số công nhân Trung Cộng có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, có đứng lên làm cuộc lật đổ nhóm cầm quyền hiện nay để đưa nhóm tay sai tín cẩn lên cầm quyền, lúc ấy Trung Cộng thản nhiên tung hoành Biển Đông vì lãnh đạo Việt Cộng là tay sai của Trung Cộng nên phải im lặng? Kết luận. Với phương tiện truyền thông ngày nay, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh phải suy nghĩ ....Thời cơ ngay trước mặt rồi Các Anh à ... Hãy nhanh lên, để kịp hòa nhập cùng 90 triệu đồng bào làm nên lịch sử, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng tại Việt Nam: Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. Và hãy nhớ: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. Tháng 10 năm 2014 ********.

Thư gởi quân đội nhân dân

Thư số 35 gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. ****** Phạm Bá Hoa Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưnglinh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự. Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó. Nội dung thư này, tôi tổng hợp các nguồn tin tức khác nhau, liên quan đến hối lộ trong vụ Việt Nam “in tiền polymer tại Australia”. Thứ nhất. Tư Pháp Australia và vụ hối lộ in tiền Polymer. Ngày 29/7/2014, tổ chức Wikileaks đưa lên internet vụ công ty Securency International hối lộ cho các quốc gia -trong đó có Việt Nam- để được hợp đồng in tiền Polymer. Theo đó, “ngày 19/6/2014, ông Hollingworth, Thấm Phán Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria, Australia, căn cứ theo thủ tục pháp lý khi phổ biến một văn kiện đối với 14 vị cựu lãnh đạo và đương kim lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia, Indonesia, và Việt Nam”. Xin trích hai điều liên quan: “2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau đây: Bảy vị lãnh đạo trong chánh phủ Malaysia. Ba vị lãnh đạo trong chánh phủ Indonesia. Bốn vị lãnh đạo của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tất cả đều ghi tên từng vị cùng với chức vụ theo từng thời gian, nhưng trong điều 2 này, tôi trích riêng các vị lãnh đạo Việt Cộng, là: - Ông Trương Tấn Sang , Chủ Tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011). - Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006). - Ông Lê Đức Thúy, cựu Chủ Tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc gia (2007-2011), trước đó là Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (1999-2007). - Và ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001- 2011)”. “5. Mục đích của lệnh tòa là để ngăn chận thiệt hại cho bang giao quốc tế của Úc, có thể bị gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hại tiếng tăm của cá nhân được đề cập, mà không phải là đối tượng của cáo buôc trong các thủ tục tố tụng”..... Các Anh hãy đọc lại lần nữa để nhận ra “lệnh cấm phổ biến...” của Tối Cao Pháp Viện Victoria. Điều đó được hiểu là 4 ông lãnh đạo Việt Cộng có liên quan đến vụ nhận hối lộ của công ty Securency International để ký hợp đồng giao cho công ty này in tiền Polymer cho Việt Nam. Theo lời lẽ trong văn kiện của ông Thấm Phán Hollingworth, trong một mức độ nào đó, tôi tin là cả 14 vị của 3 quốc gia đều có liên quan đến những vụ án hối lộ in tiền Polymer tại Australia. Nhưng vì thể diện trong bang giao quốc tế, nên ông ra lệnh ngăn cấm phổ biến tin tức này. Vô tình, chính cái văn kiện ngăn cấm ấy lại phơi bày cái xấu xa của những người lãnh đạo đáng khinh bỉ đó được loan đi khắp thế giới. Nếu không liên quan, ắt hẳn các vị lãnh đạo có tên trong văn kiện đó, còn chờ gì nữa mà không kiện Tối Cao Pháp Viện Victoria đòi 1 đồng bạc danh dự. Ngày 7/8/2014, Bộ Ngoại Giao Việt Nam mời ông Đại Sứ Australia tại Hà Nội đến để trao Công Hàm với nội dung: “Việt Nam cực lực phản đối việc tòa án tối cao Victoria của Australia ban hành lệnh kiểm duyệt, liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam. Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam, và yêu cầu Australia giải thích lệnh kiểm duyệt này và công khai khách quan vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật”. Không biết Các Anh nghĩ sao, chớ tôi thì thấy lạ quá! “Bản chất độc tài, dối trá” lại đòi hiểu đúng sự thật! Mà cần gì tìm đâu xa, chỉ cần đọc phần thứ ba trong thư này là có ngay sự thật mà... Đại Sứ Australia đã ghi nhận ý kiến của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, và cho biết chánh phủ Australia sẽ xem xét việc này. Và ngày 23/8/2014, trên trang Web của tòa đại sứ Australia, Đại sứ Hugh Borrowman cho biết: “Đây là vụ án kéo dài, phức tạp có đề cập tới danh tính của một số lượng lớn các cá nhân. Việc lệnh cấm đề cập tới tên các cá nhân không ám chỉ rằng họ có sai phạm. Chính phủ Úc nhấn mạnh rằng các cá nhân được đề cập tên không khẳng định việc nêu danh các nhân vật này trong lệnh kiểm duyệt, không có nghĩa họ làm điều gì sai hay họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency”. Vậy, tại sao có tên họ trong hồ sơ vụ án? Các Anh có thấy lạ không? Ông Julian Assange, người điều hành tổ chức Wikileaks, chuyên thu thập và phổ biến những tin tức loại mật và tối mật, đã gay gắt và mỉa mai chánh phủ Australia, nhưng câu cuối cùng của ông nói lên điều xấu xa của một số vị lãnh đạo Châu Á, trong đó có Việt Nam cộng sản: "Lệnh cấm này là lệnh tồi tệ nhất từ trước đến nay. Với nó, chính phủ Úc đã không chỉ bịt miệng báo chí Úc, mà còn bịt mắt cả công chúng Úc. Đây không chỉ là vấn đề chính phủ Úc thất bại trong việc đưa một vụ án tham nhũng quốc tế ra trước công luận như nó xứng đáng phải thế. Bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop phải giải thích, tại sao bà lại đe dọa mỗi người dân Úc bằng bản án tù để che dấu một vụ bê bối tham nhũng đáng xấu hổ có liên quan đến chính phủ Úc." "Khái niệm về "an ninh quốc gia" không phải để làm tấm mền che đậy những cáo buộc tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các quan chức chính phủ, ở Úc hay ở đâu cũng thế. Đây là vì lợi ích chung của cộng đồng mà báo chí phải có quyền đưa tin về vụ việc này, trong đó có liên quan đến công ty con của ngân hàng Trung ương Úc. Ai là người môi giới giao dịch này, và chúng ta đã môi giới họ ở cấp quốc gia? Điều tra tham nhũng và lệnh kiểm duyệt thông tin với lý do "an ninh quốc gia" là hai thứ không thể đi đôi với nhau. Thật là mỉa mai khi Tony Abbott đã đem những điều tồi tệ nhất của Châu Á đến Châu Úc". Thứ hai. Tiền giấy polymer lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam. Mời Các Anh vào trang để biết qua tiền giấy Polymer do công ty Securency International in và chánh phủ Việt Nam phát hành ra sao nhé! Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân Hàng Nhà Nước lần lượt phát hành 6 loại tiền Polymer, và từ đó ngân hàng nhà nước chấm dứt in loại tiền giấy làm bằng cotton: Ngày 17/12/2003, phát hành loại tiền mới Polymer với 20 triệu tờ loại 50.000 đồng, và loại 500.000 đồng(lớn nhất từ trước tới nay). Ngày 1/9/2004, hành tiền giấy loại 100.000 đồng in trên giấy Polymer”. Ngày 1/7/2006, phát hành tiền mới loại 20.000 đồng, trong khi tiền giấy loại 20.000 đồng in bằng cotton đang lưu hành, vẫn có giá trị”. Ngày 30/8/2006, phát hành tiền giấy loại 10.000 đồngvà 200.000 đồng. Vậy là 6 loại tiền Polymer đã phát hành, riêng các loại từ 5.000 đồng trở xuống thì ngân hàng sẽ phát hành bằng tiền xu. Chính tiền Polymer in tại Australia, là nguồn gốc của vụ hối lộ mà báo chí ngoại quốc loan tải. Theo tác giả Nguyên Anh trong bài viết ngày 1/8/2014, nhận định: Chuyện cựu Thống Đốc ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam là ông Lê Đức Thúy, đã nhận hối lộ hằng chục triệu mỹ kim của công ty in tiền Australia, để duyệt hợp đồng in tiền Polymer cho Việt Nam, với sự tiếp tay của Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh, lâu nay đã chìm vào im lặng một cách đáng sợ”. Thứ ba. Nhìn lại vụ hối lộ in tiền Polymer. Năm 2002, công ty Securency International đã giành được hợp đồng in tiền Polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, bằng cách bắt mối với một công ty Việt Nam tại Hà Nội, nơi có con của cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam làm việc. Theo báo The Age: “.. Securency dùng các khoản hoa hồng lớn, trả cho đại diện giao dịch của các quốc gia có hợp đồng in tiền Polymer, dẫn đến những cáo buộc công ty này dùng tiền hối lộ để giành hợp đồng”. Các Anh đọc tiếp đoạn này mà tôi trích trong Wikipedia về ông Lê Đức Thúy, như sau: “Ngày 15/10/2006, báo chí Việt Nam đăng tải sự kiện bà Nguyễn Thị Việt Nhân, Đại Biểu Quốc Hội tỉnh Kiên Giang, chất vấn ông Lê Đức Thúy 3 điểm: Thứ nhất.Vụ hối lộ trong dịch vụ in tiền Polymer ở Australia. Thứ hai. Vụ hóa giá nhà cho ông Thúy theo Nghị Định 61/CP với giá 472 triệu đồng, trong khi giá thị trường vào khoảng 10 tỷ đồng . Và thứ ba. Con trai ông Thúy là Lê Đức Minh liên quan đến vụ in tiền polymer”. Trong tài liệu không có phần trả lời của ông Thúy (có lẽ báo không được phép đăng), nhưng ít ra cũng có bà đại biểu của cử tri đặt vấn đề chánh thức tại diễn đàn Quốc Hội. Bản tin của đài BBC “Cảnh Sát Úc tìm thấy chứng cứ và đang điều tra vụ hối lộ 10 triệu Úc kim liên quan đến ông Lê Đức Thúy trong đợt in tiền Polymer. Như cách phân tích của báo The Age, người đọc có cảm tưởng từ Đại Tá Lương Ngọc Anh tới ông Lê Ðức Thúy và con trai của ông, trong vụ nhận hối lộ in tiền cho Ngân Hàng Nhà Nước, cũng có thể chỉ là những người trung gian đứng dàn xếp đầu cầu dịch vụ in tiền. Còn tiền hối lộ là 12 triệu Úc kim, hay ít nhất cũng là 10 triệu mỹ kim, được chuyển thẳng vào một số trương mục bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ, và cả ngân hàng một số nước không bị đánh thuế như Bahamas....” (Từ bài của Bà đại biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Việt Nhân, ngày 15/10/2006) Theo báo The Age ngày 26/1/2011: “Công ty in tiền Securency cũng đã trả hối lộ cho ông Lê Đức Thúybằng cách trả tiền học phí cho con ông tại một đại học tại Anh. (tài liệu từ ông Nick McKenzie và Richard Baker ngày 24/1/2011). Tôi nghĩ, nêu thật sự lãnh đạo Các Anh thanh liêm, trong sáng, không dính dáng đồng nào trong vụ Công Ty Securency đưa hối lộ cho phía Việt Nam, thì căn cứ các tài liệu trên đây trong Wikipedia mà đi kiện đài BBC và tờ báo The Age được rồi. Một nét nhìn chung, nếu trong sáng thanh liêm, thì làm sao Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng có tiền mua một cung điện tại Dubai với giá 120.000.000,00 mỹ kim(120 triệu MK) mà bản tin đài RFA ngày 14/4/2014 đã loan? Đài BBC ngày 4/7/2009 có bản tin “Tiền hối lộ quan chức Việt Nam được đưa vào tài khoản ở Thụy Sĩ”. Theo đó, Công ty Securency International (SI) trụ sở tại Melbourne, có hợp đồng in tiền cho 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với tiết lộ mới nhất có liên quan đến số tiền hối lộ trao tay cho khách hàng Việt Nam từ công ty Securency của Úc. Cảnh Sát liên bang Australia xác nhận với ngân hàng trung ương nước này rằng, họ đang điều tra cáo buộc công ty cung cấp vật liệu in tiền polymer Securency của Úc “hối lộ” cho khách hàng Việt Nam để giành hợp đồng in tiền”. Trang VnExpress trên Google.vn ngày 10/3/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc, đứng đầu văn phòng chánh phủ, xác nhận: “Ông Lê Đức Thúy, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia, bị cáo buộc có dính dáng tới tham nhũng trong vụ in tiền Polymer, sẽ vềhưu từ ngày 1/5/2011. Ông giữ vị trí này từ tháng 3/2008, và trước đó là Thống Đđốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 1999 tới giữa năm 2007. Ngày 4/7/2011, Cảnh Sát liên bang Australia tiếp tục điều tra các tòng phạm trong vụ in tiền polymer cho Việt Nam,cho biết: “Rạng sáng 1/7/2011, Cảnh Sát đột kích vào nhiều ngôi nhà ở Melbourne (tiểu bang Victoria), bắt giữ 6 cựu giám đốc cao cấp của công ty Securency International và công ty NPA, với tội danh hối lộ liên quan đến các hợp đồng in tiền Polymer ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Đây là 2 công ty chuyên in tiền Polymer cho hơn 30 quốc gia, cũng là công ty con của Ngân Hàng Trung Ương Australia, gọi tắt là RBA. (trong hình là ông Nitchell Anderson, cựu Giám Đốc Tài Chánh công ty Securency International, gọi tắt là SI). Đây là hành động bắt giữ đầu tiên, trong cuộc điếu tra quốc tế liên quan đến vụ hối lộ giành hợp đồng in tiền Polymer kéo dài từ năm 1999 mà Cảnh Sát tại Australia, Châu Á và Châu Âu, cùng điều tra hình sự để truy tìm đường đi của 25 triệu mỹ kim mà Cảnh Sát quốc tế tình nghi 2 công ty con của ngân hàng quốc gia Australia (RBA) đưa hối lộ cho khách hàng các nước Châu Á và Châu Phi. Những người vừa bị Cảnh Sát Australia bắt giữ, do bị cáo buộc tội đưa hối lộ cho 3 nước khách hàng là Việt Nam, Malaysia, và Indonesia từ năm 1999 đến năm 2005, gồm: (1) Ông Myles Curtis, 55 tuổi, cựu CEO SI, bị cáo buộc 3 tội hối lộ cho khách hàng Việt Nam và Malaysia. (2) Ông John Leckenby, 66 tuổi, cựu CEO NPA, bị cáo buộc 2 tội đưa hối lộ cho khách hàng Indonesia và Malaysia. (3) Ông Mitchell John Anderson, 50 tuổi, bị cáo buộc 2 tội (4) Ông Peter Sinclair Hutchinson, 61 tuổi. (5) Ông Barry Thosmas Brady, 62 tuổi. (6) Ông Rognvald Leslie Marchant, 64 tuổi. Ba vị sau cùng bị cáo buộc mỗi người 1 tội. Mỗi tội danh, có thể bị phạt tối đa là 10 năm tù, và bị phạt đến 1 triệu mỹ kim. Theo bản tin AFP ngày 10/8/2011, ông Clifford John Gerathy, 60 tuổi là người Úc thứ 7 bị truy tố trong vụ án công ty Securency đưa hối lộ 17,8 triệu EURO cho một quan chức Việt Nam. Phiên tòa đầu tiên tại Melbourne. Ngày 14/8/2012, các nghi can đã ra tòa tại Melbourne (Australia) để nghe phía công tố cáo buộc hai công ty trực thuộc Ngân Hàng trung ương Úc, trả hàng chục triệu mỹ kim cho người môi giới ở Việt Nam, Indonesia, và Malaysia để giành hợp đồng in tiền polymer. Xin trích riêng phần cáo buộc liên quan đến Việt Cộng: Công tố viên Nicholas Robinson: “Cựu giám đốc Securency, ông Myles Curtis là vai chính trong vụ đưa hối lộ cho giới chức ngân hàng ở ba nước Đông Nam Á. Bà Elizabeth Masamune, đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (gọi tắt tiếng Anh là Austrade) ở Hà Nội, liên lạc với ông Curtis vào năm 2000 để giới thiệu người môi giới V iệt Nam là Lương Ngọc Anh”. Nội dung một e-mail của Bà Elizabeth đọc tại tòa rằng: “Ông Anh đã tiếp xúc với một viên chức ngân hàng Việt Nam, người muốn hợp tác với Úc trong vụ in tiền”. “Securency đồng ý trả tiền du học cho con trai củaThống Đốc Ngân Hàng nhà nước là ông Lê Đức Thúy. Trong một số vụ, tiền hối lộ được che giấu qua các hóa đơn cho người phiên dịch, tiền đi lại, và quảng cáo. Người môi giới (Đại Tá Lương Ngọc Anh) được hứa trả tiền dựa trên căn bản và sự hiểu biết rằng từ số tiền này, ông ta sẽ hối lộ quan chức ngân hàng để có hợp đồng. Trong 5 năm, hai công ty đã giành được nhiều hợp đồng từ Ngân Hàng nhà nước Việt Nam sau khi trả hơn 15 triệu Úc kim vào các tài khoản của ông Lương Ngọc Anh ở nhiều nước”. “Trong một email đọc tại tòa, thì ông Lương Ngọc Anh yêu cầu tăng tiền thù lao, ông Clifford Gerathy trả lời: “Chúng tôi sẽ tăng tiền thù lao lên 10% khiNgân Hàng nhà nước Việt Nam trao thêm hợp đồng cho Securency, thay vì buộc chúng tôi phải tham gia đấu thầu”. Báo The Age, tờ báo phát hiện trước nhất về vụ án hối lộ để giành hợp đồng in tiền Polymer, tường thuật rằng: “Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc yêu cầu phiên xử kín với lý do sợ tiết lộ thông tin gây hại cho quan hệ ngoại giao của Úc”. Nhưng luật sư Veronica Scott của báo The Age đã thuyết phục được tòa,rằng: “Vụ án vô cùng quan trọng vì lợi ích công chúng. Việc gây xấu hổ hay nhạy cảm cho chính phủ, không phải là lý do để xử kín.” Sau phiên tòa nói trên, báo VN Chronicle onlinengày 15/8/2012, đăng lại từ báo Sydney Morning Herald (SMH). Theo đó, “Công Tố Viên Robinson cáo buộc Lương Ngọc Anh, Đại Tá tình báo Công An là người nhận tiền hối lộ cho cấp lãnh đạo Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam trong dịch vụ công ty Securency in tiền giấy nhựa cho Việt Nam. Lương Ngọc Anh, đang là Tổng Giám Đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) tại Hà Nội. Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là Phó Thủ Tướng thường trực, Chủ Tịch Hội Ðồng Tài Chính Tiền Tệ của chính phủ, và tháng 5/1998 Quốc Hội cử Nguyễn Tấn Dũng kiêm chức Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Đến tháng 12/1999, bàn giao cho ông Lê Đức Thúy. Vụ Đại Tá Lương Ngọc Anh làm trung gian nhận tiền hối lộ của Securency và NPA, diễn ra trong cả 2 thời Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim”. Phán ứng tại các quốc gia liên quan. Tại Malaysia. Ủy Ban Chống Tham Nhũng (ACC), buộc tội ông Mahamad Daud Dol Moin, cựu Phó Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương, đã nhận 100.000 ringgit (33.000USD) tiền hối lộ từ công ty Securency InternationalSI vào khoảng cuối năm 2004 và đầu năm 2005. Người trung gian là doanh nhân Abdul Kayum Syed Ahmad, để giúp NPA ký được hợp đồng in tiền Polymer trị giá 30 triệu mỹ kim. Nếu bị kết tội, mỗi người có thể bị ngồi tù đến 20 năm. Ngày 8/10/2010, Ủy Ban Chống Tham Nhũng của Malaysia (MACC) cho biết: “Đã bắt giữ 3 người liên quan tới vụ hối lộ chung quanh hợp đồng in tiền polymer tại Australia. Việc Malaysia bắt giữ 3 người nói trên chỉ được công bố, sau khi 2 người đàn ông khác bị bắt giữ tại Anh quốc hai ngày trước đó (6/12/2010)”. Tại Indonesia. Công ty Securency International và Công ty NPA ký được một hợp đồng vào năm 1999, để in 500 triệu tờ loại 100.000 rupiah bằng nguyên liệu Polymer. Người trung gian là doanh nhân Radius Christanto, được trả khoảng 4.900.000,00 mỹ kim. Giám Đốc Tiền Tệ của Ngân Hàng Trung Ương Indonesia là ông Herman Joseph Susmanto, bị cho là có liên quan trực tiếp đến vụ nhận hối lộ này. Tại Việt Nam. Sau các thông tin phát đi từ Australia, Việt Nam đưa vào danh sách các vụ tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp mà Ban Chỉ Đạo trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc. Trong báo cáo công tác phòng chống tham nhũng mà chánh phủ gởi Quốc Hội hồi tháng 10/2011, theo đó thì “Bộ Công An đã có báo cáo kết quả xác minh bước đầu chưa phát hiện có tham nhũng, trong việc điều tra nghi án công ty Securency đưa hối lộ cho công ty CFTD (Việt Nam) trong vụ in tiền Polymer”. Theo VnExpress, tiếp xúc với Phó Tổng Thanh Tra chánh phủ là ông Trần Đức Lượng hồi giữa tháng 8/2009, được ông trả lời rằng: “Mới phát hiện dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong vụ này, nên chưa thể kết luận phía Việt Nam có vi phạm hay không”. Với cáo buộc từ tối cao pháp viện Victoria (Australia), Malaysia điều tra và bắt giữ các viên chức liên quan, trong khi Indonesia điều tra và xác nhận vụ nhận hối lộ, còn Việt Nam thì Bộ Công An nói chưa phát hiện tham nhũng. Các Anh nghĩ sao thì tôi chưa biết, nhưng với tôi thì không có gì ngạc nhiên với bản báo cáo của Bộ Công An mà chánh phủ gởi cho Quốc Hội. Vì các cấp lãnh đạo cùng trong hệ thống tham nhũng, thì sự che chắn cho nhau là chuyện bình thường trong xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà sự kiện lãnh đạo Việt Cộng nhận hối lộ của công ty Securency in tiền Polymer, cũng là chuyện bình thường dưới cách nhìn của người cộng sản. Nhưng với những người có ý thức về một xã hội dân chủ tự do thì không thể chấp nhận điều bình thường đó, cho dù đang sống trong lòng xã hội Việt Nam. Tôi muốn nói đến những tổ chức xã hội dân sự lẫn những cá nhân trong nước, xác định được ý thức dân chủ tự do khi sử dụng hệ thống internet với vô số tin tức trên thế giới, và bên cạnh đó là điện thoại cầm tay giúp truyền đạt tin tức và hình ảnh thật nhanh. Lá thư mà Các Anh đang đọc đây, là một trong vô số tin tức đó. Kết luận. Với những tài liệu từ Tối Cao Pháp Viện Australia, Cảnh Sát Australia, từ những nghi can bị bắt tại Australia và Malysia, bị thẩm vấn tại Anh quốc và Indonesia, đã là bằng chứng ít nhất cũng là đối với ông Lê Đức Thúy và Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh. Rồi từ hai ông nhận hối lộ này nối đến các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, và Nguyễn Tấn Dũng. Nếu không, thì tại sao văn kiện của Tối Cao Pháp Viện tiểu bang Victoria (Australia) có tên của các ông ấy. Đó là văn kiện của cơ quan tối cao ngành Tư Pháp trong một vụ án hối lộ quốc tế, chớ đâu phải một văn kiện hành chánh thông thường. Nhân vụ hối lộ in tiền Polymer này, tôi có vài con số dưới đây giúp Các Anh có nét nhìn về những vị lãnh đạo Việt Cộng liên quan, còn suy nghĩ thế nào là tùy Các Anh. Với tài liệu của Poliburos Network ngày 19/12/2000kèm danh sách khoảng 300 đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong hệ thống đảng với nhà nước Việt Nam, là chủ nhân của những số tiền lớn gởi tại các ngân hàng ngoại quốc, cộng với những bất động sản tại Việt Nam. Tôi trích riêng 3 vị lãnh đạo Việt Cộng với các chức vụ lúc ấy có liên quan đến vụ hối lộ in tiền Polymer: Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Tế trung ương đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.124.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 124 triệu MK). Ông Nguyễn Tấn Dũng, đệ nhất Phó Thủ Tướng, số tiền 1.480.000.000,00 mỹ kim (1 tỉ 480 triệu MK). Ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, số tiền 1.300.000.000,00 mỹ kim (1 tỷ 300 triệu MK) Ngày nay, với hệ thống internet thông dụng trên thế giới, Các Anh có nhiều cơ hội tìm đọc những tin tức mà Các Anh cần -trong đó có loạt Thư này- Từ đó, Các Anh hãy phân tách và suy nghĩ để chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới. Tôi xin nhắc để Các Anh nhớ rằng: “Trên thế giới, chưa bao giờ người dân của các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các nước do cộng sản cầm quyền để xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân trong các quốc gia bị cộng sản cai trị ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị. Riêng Việt Nam từ tháng 4/1975 đến cuối năm 1995, theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc phổ biến năm 2000, đã có 839.200 người thoát khỏi Việt Nam đến tị nạn tại 91 quốc gia,cũng trong thời gian đó Liên Hiệp Quốc ước lượng có từ 400.000 đến 500.000 người chết mất xác trên biển và trong rừng sâu, trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do!” Với sự kiện đó, với những con số đó, Các Anh nghĩ gì? Các Anh hãy nhớ lời nói của Đức Đạt Lại Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoàng tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẫy nở trên rác rưởi của cuộc đời”. Và cũng đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng. Texas, tháng 9 năm 2014