12.11.14
BỨC TƯỜNG BERLIN (Bá Lin) đã được mở nhừ thế nào?
BỨC TƯỜNG BERLIN ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO
Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014
BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra!
Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân.
THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào?
BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!”
THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử!
BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc.
THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra?
BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người!
THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không?
BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới."
THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông?
BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân.
ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO
Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014
BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra!
Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân.
THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào?
BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!”
THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử!
BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc.
THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra?
BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người!
THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không?
BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới."
THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông?
BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)