1.8.14

Chống tàu là nghĩa vụ quốc tế


....Ngày Nay, người Việt ta ở Hải ngoại phải chống Tàu tẩy chay một phần hàng hóa Tàu, không ăn tiệm Tàu, không ăn món ăn Tàu, không mặc quần áo Tàu là chúng ta làm nghĩa vụ quốc tế. Tàu bớt thu nhập, bớt giàư bớt du lịch, bớy hống hách và … May ra Tây Mỹ bớt nịnh bợ Tàu.Chống Tàu nhưng cũng không quên thằng đầy tớ Tàu, là Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn Cộng sản Việt Nam, là còn Tàu Cộng, Còn Tàu Cộng là mất Nước.....


Chuyện dài tháng Bảy [Bài 4]:

Chống Tàu Là Làm Nghĩa Vụ Quốc Tế

TS.Phan Văn Song
shipping containers
Chuyện dài tháng Bảy [Bài 4]: Chống Tàu Là Làm Nghĩa Vụ Quốc Tế
Suốt tuần qua dư luận thế giới gần như ngột thở với những tin tức nóng bỏng : nào các tai nạn máy bay, nào cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine, nhưng đối với chúng tôi, với chúng ta người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại, tin làm chúng ta lo ngại nhứt là tình hình chiến sự giữa quân ly khai người Ukraine thân Nga, do Nga xúi dục, đòi Độc lập, đòi tách miền Đông ra khỏi quốc gia Ukraine, có thể tạo một tiền lệ cho Trung Cộng bắt chước Nga, có thể đưa đến một hiện tượng tương tự tại Việt Nam. Trong chiến sự ở Ukraine đang bùng nổ giữa quân đội Ukrine và quân ly khai được Nga xúi dục và viện trợ vũ khí, trong khi để tránh tình hình hổn loạn ở ngay Âu châu ấy, các quốc gia Tây phương thuộc Liên Âu, đang dùng đòn ngoại giao thúc ép Tổng thống Nga Poutine không được viện trợ quân ly khai và buộc phe ly khai Đông Ukraine phải nói chuyện, hòa giải và tìm giải pháp ôn hòa với phe chánh phủ Kiev, thì xảy ra tai nạn chiếc máy bay của Malaysian Airlines bị rơi vì bị quân ly khai dùng hỏa tiển tối tân do Nga viện trợ bắn lầm.
Trong cái rủi cũng có cái may, là đây cũng có thể, là một dịp để phe Tây phương ép Poutine không được che chở phe Ukraine ly khai nữa, và buộc phe ly khai phải thương thuyết làm hòa với chánh phủ Ukraine Kiev. Nhưng giả thuyết, nếu thương thuyết có thể đi đến một giải pháp là cắt đất nước Ukraine ra làm đôi, phe thân Tây phương và phe thân Nga ? Và nếu giải pháp ấy thành hiện thực, thì có thể biến thành một tiền lệ ? Vì mới ngày hôm qua bán đảo Crimée, qua trưng cầu dân ý nhập vào khối thân Nga, để Nga quản trị hành chánh, quốc tế ngậm tăm, tức chấp nhận ; và hôm nay một Ukraine thân Nga sẽ thành hình, và kết cuộc là thế giới cũng chấp nhận vì tiếng súng sẽ yên.
Dỉ nhiên năm kia đã có một tiền lệ với hiện tượng Géorgie, bị cắt làm ba xứ khác nhau, chỉ có Biélorussie, thủ đô Tbilissi độc lập thôi, thân Tây phương, còn hai tỉnh sát biên giới Nga, Abkhazie và Nam Ossétie biến thành thuộc địa Nga. Vì nếu ngày nay người dân trong một chế độ Dân chủ, ai ai cũng có quyền đòi quyền Tự quyết. Nếu đa số dân Ukraine miền Đông đòi tỉnh mình nhập Liên Bang Nga, thì nếu ta là người Dân chủ ta phải chấp nhận thôi.
Tiền lệ ấy có thể xảy ra ở Việt Nam không? Trước mắt, Tàu để giải quyết vấn đề Quần đảo Hoàng Sa, nay có dân cư trú người Hoa nói tiếng Tàu. Dân cư ấy, chỉ cần làm một cuộc trưng cầu dân ý đòi nhập vào đất Trung Hoa Cộng sản ? Ai phủ quyết quyền tự quyết của nhân dân ấy ? Quốc tế vì không lên tiếng vụ Crimée, tức nhìn nhận sự việc Nga tiếp thu Crimée làm của riêng, thì không lý do gì phản đối dân Hoàng Sa nhập đất Hoàng sa vào đất Tàu, mà Hoàng Sa thành đất Tàu hải phận Tàu trở về thế lưỡi bò một cách đương nhiên khỏi phải tranh chấp gì cả. Đó là chỉ nói riêng Hoàng Sa, nhưng nếu giả dụ một vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, nằm sát biên giới ? Dân chúng những vùng ấy, ngày nay trà trôn giữa người thiểu số Nùng nói tiếng Quảng đông và người Hoa di dân, qua lại biên giới sống chung, sanh hoạt, buốn bán trà trộn, nếu tất cả số đông nói tiếng Hoa ấy đòi ly khai, đòi cắt đất, biến làng xã họ, làng mạc họ về Tàu ? Hán hóa ,cũng như Nga hóa, dùng dân xâm chiếm dần dần là một chánh sách. Bài tuần trước chúng tôi kể chuyện Tàu đang cưởng chiếm Tân Cương bằng chánh sách đồng hóa, Hán hóa. Số dân Tân Cương gốc Hán ngày nay xấp xỉ bằng số dân bản xứ bằng chánh sách di dân người Hán xâm nhập Tân Cương. Với Tây Tạng cũng vậy, không phải thjương yêu gì người Tây Tạng mà Trung Cộng xây dựng đường Xe lữa Cao tốc tối tân nhứt xứ Tàu nối Beijing, Thủ đô Trung Hoa Cộng sản với Lhassa, thủ đô Tây tạng.
Những Chinatowns sẽ là những vũ khí xâm lược của Tàu
Ở Mỹ các khu phố của các cộng đồng, nếu Ý thì gọi Little Italy ( New York), Việt thì gọi Little Saigon (Nam Californie), Nga thi gọi Little Odessa (New York), Hy lạp thi Little Athena, nhưng phố Tàu thì gọi đồng nhứt Chinatown. Mà ở mọi nơi, từ New York, qua San Francisco, đến Los Angeles, và ngay cả Paris, hồi xưa còn gọi quartier chinois, nay đã dùng từ quốc tế Chinatown…Thử hỏi tại sao ? Hỏi tức trả lời. Paris, ở quận 13 ngày trước phần đông là tiệm Việt Nam gốc di tản sau 1975, ngày nay tất cả các cửa hiệu hấu như của người Tàu cả. Ngày nay người Tàu tràn qua khu Belleville, tràn qua khu chung quanh Gare de l’Est. Ở các tỉnh lẽ xưa có tiệm Việt Nam, nay toàn tiệm Tàu. Đông dương thuộc Pháp đáng lý đem di dân qua đông hơn người Tàu chứ, nhưng nay người Tàu, mà Tàu mới đến từ lục địa, công dân Trung Cộngđang di dân tràn đầy xứ Pháp, đông hơn người gốc Đông dương thuộc Pháp. Tàu nay là một TradeMark sáng giá.
Tàu tràn ngập thế giới bằng di dân, đây là một chánh sách, dành đất sống bằng xuất cảng dân, xuất cảng hai từng, từng thấp là xuất cảng dân nghèo bỏ xứ Tàu đi làm ăn xứ người. Thế gìới Tây phương không chống di dân Tàu vì cho rằng dân cần cù, chịu khó làm ăn, chỉ nhìn thấy cái bề ngoài tốt quên hẳng cái thằng Tàu xấu xí đi !Ngày nay song song với các nạn di dân Tàu nghèo, các quốc gia Tây phương đang lãnh thêm các nạn chánh sách di dân từng cao của Tàu là xuất cảng Tàu giàu, Tây phương đang bị thằng Tàu giàu đô hộ. Đô hộ Tây phương loại cao cấp bởi tài phiệt Tàu gốc tư bản đỏ, Con Ông Cháu Cha, tham nhũng.
Tàu giàu đến Âu châu, đến Pháp bằng đầu tư, mua địa ốc, hôtels, khách sạn, lớn bé, mua vườn nho làm rượu, mua cửa hàng thuốc lá, cà phê, và chưa kể nghề của các chàng là tiệm ăn, kiểu buffet, all you can eat tràn đầy,…Tàu cũng đến với tệ nạn, ma cô, động mãi dâm từ đông sản phải kể luôn cả nghề cô điếm, ở động cũng có, đứng đường cũng đầy, xông vào nghề làm tóc, làm neo, và luôn cả đấm bóp, tẩm quất, massage chưn và bằng chưn. . Và cuối cùng dân Pháp đang gặp nạn dân du lịch Tàu ! Nước Pháp chúng tôi ngày nay đang khổ sở vì chỉ thấy cái lợi trước mắt quên cái hại về sau. Ngày nay, nhà nước Pháp đanh trải thảm đỏ cho dân du lịch Tàu. Cả một chương trình :
Làm sao rước và phục vụ anh du lịch Tàu
Báo Nouvel Observateur, số tuần nầy làm một bài phóng sự dài do hai phóng viên Cécile Desfontaine và Nathalie Bensahel diễn tả cái chánh sách của Chánh phủ Pháp đang trải thảm đỏ rước khách du lịch Tàu. Thông kê du lịch Pháp cho biết Năm 2013 có 1 Triệu 500 du khách Tàu, con số ấy tăng 20% mỗi năm. 60% các du khách ấy sẽ trở lại Pháp trong 2 hay 3 năm nữa. (Nguồn Atout France).
«Ở đây, trong thực đơn-menu có cháo trắng, có mì xào, có trứng « luộc thật chín ». Ở đây tức là Hôtel du Collectionneur, khách sạn 5 sao, cách Arc de Triomphe-Đài Chiến Thắng, nằm cuối đại lộ Champs-Élysée mười phút. Ở đấy người ta hiểu thế nào là phục vụ anh du khách Tàu, nhơn viên được huấn luyện để chiều chuộng khách Tàu, bằng chứng menu nói trên đề nghị cho phần ăn điểm tâm. Một tấm ván cứng cũng sẳn sàng để lót những chiếc giường nệm quá mềm với các cái lưng Tàu. Và dỉ nhiên, nước trà uống thả giàn, sẳn sàng, lúc nào cũng có và miễn phí. Từ mùa Thu qua, một nhơn viên trẻ đẹp trai, chuyên viên tiếp khách Tàu với câu mở đầu « Nị hảo » dòn dả. Paris sống giờ Tàu ? Paris thôi sao ? Sai ! Cả Xứ Pháp đang sống giờ Tàu, trong Văn hóa Tàu. Tổng trưởng Ngoại Giao Pháp Laurent Fabius nhắc tới nhắc lui : « Hãy trải thảm đỏ rước các khách quý nầy và bằng mọi giá xoá ấn tượng xấu xí năm ngoái khi một đoàn khách Tàu ngơ ngơ, ngẩn ngẩn bị bọn lưu manh nhanh nhẩu tước tất cả từ ví bóp đến nữ trang đồng hố » …Ông Tổng trưởng còn chơi ngon, bỏ một buổi, đến tận phi trường Roissy biểu diễn rước khách bắt tay mấy anh du khách Tàu vừa đáp xuống. Ngành Du lịch là ngành không có khủng hoảng kinh tế, nên phải bằng mọi giá lợi dụng để hái tiền, và du khách Tàu là khách xộp nhứt ngày nay. Bà Bộ trưởng Bộ Du lịch, gốc Á châu (Đại hàn) Fleur Pellerin còn thêm một đề nghị nữa là các khách sạn từ nay nên chào khách Tàu bằng mời khách một « Tô cháo chào hàng-une soupe de riz de bienvenue ». (người viết hỏi thêm tô cháo trắng hay cháo cá nấm đông cô ? ). Từ hôm đấu năm nay, tháng giêng 2014, khi có quyết định cấp visa cho dân Tàu nhập cảng trong 48 tiếng đồng hồ, đon xin vào Pháp tăng 40%, và khách nhập cảng trên 20%, và chỉ tính đến đầu hè nấy thôi !
Vào Pháp, chặng đầu tiên, dỉ nhiên là Paris, Người Hoa viếng Paris vì « thơ mộng-Romantisme ». Nào là Tháp Eiffel, Bảo tàng Viện Louvres, Arc de Triomphe, Nhà thờ Notre Damẹ (và thằng Gù), Nhà thờ Sacré Cœur (và những anh họa sĩ ngoài đường) và …Lâu đài Versaillers. Và chung quanh .. nào là bãi biển Normandie, nào là Núi Saint Michel… Xưa rồi những hình ảnh nhà quê với các xe car, xe bus đầy khách Tàu quê mùa thợ thuyền công nhơn, xí xô xí xào sắp hàng chụp hình. Du khách Tàu ngày nay, ngon lành hơn, tử tế bảnh bao, đi du lịch một mình, hay từng cặp sánh đôi, tình nhơn, hay vợ chồng, hay một nhóm bạn như ba cô Fen, Huan Yue và Qiao. Ba nàng, trẻ đẹp trong tuổi hai mươi, quần short, tóc cột đuôi ngựa, trẻ trung, mạnh mẻ, thể thao, đang chụp hình Tháp Pyramide của Điện Louvres sau khi đã viếng Nhà Bảo tàng Louvres. Khen rằng Điện Louvres rất « Chinese friendly », nhờ các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Hoa, nhờ máy nghe cắt nghĩa bằng tiếng Hoa, các cô không bở ngỡ gì cả. Bảo tàng Viện còn có đầy đủ nhơn viên hướng dẫn nói tiếng Hoa, thông dịch khi các cô cần đối thoại với người bản xứ. Với các nàng (và với đa số các du khách Tàu) viếng Paris là « half visiting, half shopping », các nàng có thể, ráng lắm, ghé Café Marly thưởng thức cốc cà phê sữa hay cappuccino, trước khi đến Đại lộ Champs-Élysée để phải ghé vào tiệm Vuitton nổi tiếng với những các túi xách-it-bags. Sổ mủi, nhức đầu, say nóng, cảm ho, hãy ghé vào Nhà thuốc-Pharmacie La Boétie, ở đấy sẽ gặp Bình, anh bán thuốc nói tiếng Hoa. Ba cô nương ( cú nường) Fen, Huan Yue và Qiao thuộc thế hệ người Hoa mới, chịu chơi, sẳn sàng tung nguyên tệ-Yuan bì để đi chơi. Mua hàng chiếm 40% tiêu dùng của du khách Tàu : trung bình 1200 euros.
Thiếu nữ Tàu vào tuổi cập kế, thích được làm đám cưới theo lễ của Pháp, les noces à la française, ngày nay là số một của thời đại, nói theo kiểu trong nước thời thượng ( nhưng đấy là theo mode Tàu). Nhờ vậy ngành Du lịch để làm đám cưới-Tourisme matrimonial ở Pháp, ngày nay lên như diều gặp gió ! Những agencies chuyên nghiệp mọc như nấm sau cơn mưa, với những quảng cáo kiểu « những lời thề tình yêu – muôn đời ad vitam aeternam bằng tiếng la tinh trong những giáo đường xưa được dựng lại : « Bên xứ họ, bên Tàu, họ làm lễ cưới như họ đi chợ, từng cặp dắt nhau vào nhà Tỉnh, lãnh một cái phiếu, nhận một cái giấy có đóng mộcc thế là xong. Ở đây chúng tôi đề nghị với họ một buổi lễ thật sự với tinh yêu và một chút tâm linh » Henriette Versteeg nhơn viên Cửa Hàng Eternal Provence, chuyên môn tổ chức đám cưới cho người Hoa nói. Năm vừa qua, cô tổ chức 20 buổi lễ, giá trung bình 4000 đến 5000 euros cho một lễ cưới. Khách thường là những người đã từng biết Âu châu rồi, nay trở lại làm lễ cưới theo kiểu Thiên Chúa Giáo nhưng không Thánh thiện-catholique déconsacré. (Thật là Đạo nhưng không phải đạo. Đúng là thời thượng ! uống Cà-phê không có chất cà phê, uống Bia không có chất rượu, uống đường không có chất đường, cả lấy vợ củng không phải vợ vi lấy người đồng giới ! người viết xin được góp lời bàn). Buổi lễ được cử hành trước một ông Linh mục « giả », đôi hôn phối rung rẩy cảm động trao nhau những lời hẹn ước tình tứ, yêu nhau đến tóc rụng răng long, đất trời nghiên ngã, trong tiếng nhạc Marche Nuptiale cuà Mendelssohn hay Lohengrin của Wagner. Lầu đài Barben (tỉnh Bouches-du-Rhône, gần Marseille, miền Tây Nam Pháp), một lâu đài cổ kính là nơi được lựa chọn đễ diễn tuồng đám cưới. Giá thuê 500 euros cho một buổi chụp hình, hay một buổi lễ cưới. «Có những cặp đến với rương hòm quần áo, họ thay y phục độ 10 lần, đem theo cả thợ chụp hình và người trang điểm riêng» Bernard Pillivuyt, anh cai quản lâu đài kể.
Mỗi tháng Bảy, Michèle Angelvin bắt gặp cả chục cặp người Tàu ăn diện bảnh bao đứng chụp hình trên cánh đồng lavandes, vùng Valensole của bà (hoa lavandes mầu tím, thángJuillet trổ hoa tím cả những cánh đồng đến tận chơn trời-hoa lavandes dùng làm dầu thơm) họ đạp càn xéo hoa mà không xin phép bà. «Có khi có cả những cặp diện áo quần đám cưới, nở những nụ cười trên khung trời tím. Nhiều hôm gặp mưa, đất lầy lội, họ mặc áo cưới nhưng dưới mang dép hay giày bottes đi mưa, và chụp bán thân. Tôi miễn ý kiến, nhưng phải lắt đầu nãn, vì họ dẩm nát những luống hoa của tôi!». Những album đám cưới là những kỷ niệm rất quý giá đố với những người Tàu. Ad vitam aeternbam-muôn đời mà. Họ không ngần ngại vào sân nhà bà chụp hình trước những giàn hoa của bà, « Họ rất vô phép, và họ không biết tư hữu là gì, đi ngang qua vườn nhà mình không có rào là họ vào ngồi chụp hình, trên ghế, trên bực nhả (tự nhiên như người Hà lội vậy!).
Mấy anh nhà giàu mới nầy, nhiều khi có những đòi hỏi lạ đời ( người viết nghĩ « lạ đời vì các cô phóng viên không biết tập tục củav dân nhà giàu mới Á châu của chúng ta nhứt là Cộng sản Việt Nam hay Tàu xêm xêm cả đó thôi). Henriette Versteeg kể « Có người đòi muốn được lái xe đua Formule1, hay thử lái phản lực Rafale của PhápTôi đành chịu mất khách, không giải quyết được»Hiện nay Henriette đang tổ chức một WineTour, đi viếng một vùng các hầm rượu ở vùng Bordeaux, và « Có người muốn tôi mời nữ diễn viên Sophie Marceau cùng đi với phái đoàn, tôi có liên lạc với agent của Cô Marceau, nhưng không trả lời. Người Tàu không hiểu rằng tuy có tiền nhưng nhiều khi có tiền cũng có cái khó mua lắm! » Ngành Du lịch cũng đem đến vài chuyện thú vị. « Người Tàu thích uống nóng ». Khỏi mắc công đề nghị họ nước hay rượu lạnh. «  những khách sạn họ sợ các trần nhà có cột gỗ để lộ – poutres apparentes, họ sợ cột rơi xuống. Không ở phòng số 66, hay lầu 5 ». « Và nếu chẳng may – có những khách khạc nhỏ trong phòng của khách sạn (và đã từng có rồi) – bảo nhơn viên không được cằn nhằn và …im lặng lau nhà ! » Cô Versteeg quan sát.
2014 JULY 30 CHINAH 300
Để kết luận
Chống Tàu là làm nghĩa vụ quốc tế
Đọc phóng sự trên để chúng ta, người Việt Nam, chúng ta cảm rất cô đơn khi muốn chống Tàu. Chúng ta tẩy chay hàng hóa Tàu, có người bản xứ hưởng ứng đấy, nhưng người bản xứ nào ? Rất ítn người có ý thức, nhưng nhiều khi không có phương tiện, hàng bản xứ, hay âu châu quá mắc và hiếm.
Ở Pháp anh em công đồng đang ra một phong trào tuyên truyền dùng bích chương Pháp Việt tung dán ở khắp các tường phố các quân 13, các khu phố Tàu … tẩy chay Bánh Trung Thu cho Mùa Trung Thu sắp đến, tiếp sau sau đó hàng ắn Tết, mứt kẹo. …Được chừng nào hay chừng đó.
Người Pháp bạn bè chúng tôi đang cố gắng mua hàng thực phẩm hay sử dụng Made in France nhưng rất khó khăn. Cạnh nhà chúng tôi ở làng Hồi Nhơn Sơn-Montmorillon, anh em nhà vườn, nhà nông chung vùng thành lập một tiệm tạp hóa nhỏ ngay trong làng, bán sản xuất của vườn, đồng nhà. Chúng tôi khuyến khích ăn uống hàng tươi, rau cỏ, hoa quả, thịt heo, bò gà, vịt, bồ câu… sản xuất gần nhà (đường kính 50 cây số) . Nhưng cá ? hải sản ? – đành phải mua từ xa chở đến. Cả cà phê, trà hay bột mì, gạo, đậu… cũng vậy.
Nhưng chúng ta phải làm. Hàng Tàu đang tràn đầy thế giới. Người Tàu đang tràn đầy thế giới. Hồi xưa Việt Cộng đánh miền Nam Ta là đánh dùm cho Liên Sô và Tàu.
Ngày Nay, người Việt ta ở Hải ngoại phải chống Tàu tẩy chay một phần hàng hóa Tàu, không ăn tiệm Tàu, không ăn món ăn Tàu, không mặc quần áo Tàu là chúng ta làm nghĩa vụ quốc tế. Tàu bớt thu nhập, bớt giàư bớt du lịch, bớy hống hách và … May ra Tây Mỹ bớt nịnh bợ Tàu.
Chống Tàu nhưng cũng không quên thằng đầy tớ Tàu, là Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn Cộng sản Việt Nam, là còn Tàu Cộng, Còn Tàu Cộng là mất Nước.
Họa Mã Viện với Trụ đồng. Họa Nhà Minh đốt Sách, diệt Văn Hóa Đại Việt, chúng ta quên sao ? Ngày nay nếu còn được tý Tự Hào Đại Việt Không Nên Để Việt Cộng Bán Nốt.
Hẹn ngày mai Gặp nhau tại Sài gòn.
Hồi Nhơn Sơn, cuối tháng Bảy 2014
Phan Văn Song
__._,_.__

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét