28.11.13

Võ nguyên Giáp bại tướng


TRUYỆN DÀI VÕ NGUYÊN GIÁP: ĐẠI THẢM BẠI TRẬN VĨNH PHÚC YÊN 1951
Tướng Giáp danh tướng ở đâu? "Bách chiến bách thắng" ở chỗ nào? Ngoài
trận Hòa Bình số trước HNV đã sơ lược trình bày, ông Giáp còn đại bại
mấy trận. Trận đại bại thê thảm nhất là "chiến dịch Trần Hưng Đạo" còn
gọi là chiến dịch Trung Du mở màn ngày 26-12-1950 với lối đánh bôn tập
và biển người. Chiến dịch qui mô lớn lao này vẫn do bộ ba Võ Nguyên
Giáp, Vi Quốc Thanh và Trần Canh, Đại tướng TC. “Bác Hồ và đồng chí
Trần Canh luôn luôn bên nhau từ chiến dịch Thất Khê, Biên giới
(1950)”, Võ Nguyên Giáp cho biết rõ như vậy. “Chủ tịch của chiến dịch
THĐ là SĐ 312 (thời 1950-54 gọi là Đại đoàn), SĐ 320, SĐ 308 và của
Trung đoàn biệt lập 141, 174 và 98, không kể các tiểu đoàn cơ động địa
phương của các tỉnh Trung Du. SĐ 304 quấy phá, cầm chân địch làm trừ
bị. Toàn chiến dịch có 10 bác sĩ, 91 y sĩ và dược sĩ, 264 y tá, "mỗi
trung đoàn được phối thuộc 250 đến 300 dân công tải thương"! Mục tiêu
trên hướng chính Trung Du "tiêu diệt thị xã Vĩnh Yên". Địch ở đây
"tương đối yếu" với 4300 quân, gồm 2400 lính Ấn Phi, 1900 lính ngụy
(gồm các tiểu đoàn VN gọi là BVN), 5 cỗ pháo 105 ly và 4 cỗ 75 ly”
(xem: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, Hữu Mai (Đại
tá) thực hiện, xb. QĐND, HN 2001, tr. 137-145).

Chiến dịch đợt 1, theo cách đánh Bôn tập của TQ "số thương vong của ta
bằng hai phần ba của địch: 218 hy sinh, 630 bị thương" (sđd, tr. 140).

Vẫn là công đồn (bôn tập) đánh biển người theo kiểu đánh của TC Lâm
Bưu. Như đồn Bảo Chúc, quân địch chống giữ quyết liệt (với 5 trung
đội), "từ nửa đêm đến 4 giờ sáng, ta mới mở hết hàng rào!" (sđd, tr.
147): như những đàn thiêu thân lao vào bão lửa! Ôm bộc phá lao vào lô
cốt địch (xi măng, cốt sắt) (Đánh bộc phá y như khủng bố al Qaeda và
Taliban Hồi giáo đánh bom tự sát). Sử dụng nữ dân công tại trận để
cõng thương binh, "chị Đinh Thị Dậu, dân công hỏa tuyến, dầm mình
trong lửa đạn, cõng thương binh tại trận về nơi an toàn, chị đã đưa 7
thương binh ra khỏi đồn địch. Chị Trần thị Soi, một cô gái Nùng vốn
rất sợ máu làm nhiệm vụ chuyển đạn ra trận địa pháo, khi trở về đã
dùng thắt lưng lụa buộc thương binh nặng trên lưng, vượt những núi đá
cheo leo": (Võ Nguyên Giáp, sđd, tt. 49-50). Theo chiến thuật "lấy
thịt đè người" của Vi Quốc Thanh, đợt 1, chiến dịch THĐ, với 27,638
quân "Chúng ta chỉ đánh một số cứ điểm một đại đội đến hai đại địch
tăng cường. Mục tiêu của đợt này là tiêu diệt từ 2 đến 3 tiểu đoàn"
(Võ Nguyên Giáp, sđd. tr. 135). Dù đánh bôn tập (nội trong một đêm) và
biển người nhưng nhiều cứ điểm bị khựng lại. Các tiểu đoàn thuộc SĐ
308 trong trận Chợ Thá "phải dừng lại giữa chừng vì trời sáng". Trung
đoàn 209 - SĐ 312 đánh Chợ Vàng 2 lần không thành công (VNG, sđd, tr.
139). Tướng Giáp cho biết "Tôi trao đổi với đồng chí Vi Quốc Thanh
(TQ) về những thuận lợi và khó khăn khi bộ đội trở về tác chiến ở
trung du và đồng bằng. Bạn giới thiêäu với chúng ta về chiến thuật
"bôn tập" của GPQ Trung quốc (...) chỉ có khác là lần này, bộ đội sẽ
tiêu hao về thể lực" (VNG, sđd, tr.. 132).

Bộ chỉ huy VM phải bỏ mục tiêu dang dở tấn công thị xã Vĩnh Yên để
tiến đánh núi Đanh đã sẵn có Trung đoàn 209 chiếm đóng "đây là dãy núi
đất chạy dài vượt lên khỏi các triền đồi trọc, cách thị xã 6, 7 km".
VM tung vào trận địa trung đoàn 36, Tr. đ. 209, Tr. đoàn 141, Tr. đoàn
102, làm lực lượng trừ bị, quần thảo ở núi Đanh. Các đơn vị VM tự phơi
xác cho máy bay và pháo binh địch!" Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt
(...) Máy bay và các trận địa pháo dưới sự chỉ điểm cuả máy bay trinh
sát không ngừng trút bom napan (bom xăng đặc) vào đội hình quân ta!"
(VNG, sđd, tr. 152). Đêm 16, tướng Giáp tung vào trận địa các đơn vị
của SĐ 308 và 312. Quần thảo qua ngày 17, chọc thủng được phòng tuyến
địch "nhưng lực lượng ta bị tiêu hao nhiều". Riêng điểm cao 210 "vì
thiếu hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng xung phong của ta đều bị đẩy
lui" (VNG, sđd. tt. 152-153).

TẨU VI THƯỢNG SÁCH!
Ngày 14 - "thập tử nhất sinh", thị xã Vĩnh Yên, "ngoài TĐ Mường bị
thiệt hại nhẹ, chỉ còn thu thập được 240 kỵ binh Angiêri, 280 lính
Marốc, đều kiệt sức, đạn dược cạn, thấp thỏm chờ đợi từng phút một đợt
tiến công mới của bộ đội ta" (VNG, sđd, tr. 142). Tướng Giáp dồn lực
lượng vào trận núi Đanh phơi xác 2 SĐ cho bom napan và pháo, bỏ Vĩnh
Yên!

2 giờ sáng ngày 17-1-1951 "thấy cuộc tấn công gặp nhiều khó khăn, bộ
chỉ huy chiến dịch hạ lệnh thu quân!" Tẩu vi thượng sách! Lực lượng VM
tham gia cuộc chiến đấu lên đến 40,000 quân, huy động 50,000 dân công,
1263 tấn lương thực, 156 tấn đạn dược để bảo đảm chiến đấu! Đường vận
chuyển từ hậu phương ra mặt trận chính dài hàng trăm kilômét phải vượt
nhiều đoạn độc đạo máy bay và pháo địch khống chế ngày đêm" (VNG, sđd.
tr. 159). Đảng ủy mặt trận "được chỉ định ngày 30-11-1950 gồm 5 đồng
chí: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Chu Văn Tấn, Trần Hữu Dực, Đào
Văn Trường. Tôi là bí thư và chỉ huy trưởng mặt trận (VNG, sđd. tr.
134).

Danh tướng Giáp là như thế do chính ông Giáp và văn công Đảng Hữu Mai
thuật lại trận Vĩnh Phúc Yên! Trận thảm bại này, tướng Giáp phải đối
đầu với Thống tướng 5 sao De Lattre, đặt chân đến phi trường Tân Sơn
Nhất ngày 17-12-1950, 62 tuổi. Ngày 19-12, De Lattre ra Hà Nội giữa
lúc VM phao tin Tết Bác

Hồ sẽ vào Hà Nội ăn Tết sau khi chiếm Vĩnh Phúc Yên!

Ngày cuối cùng, như những con thiêu thân, tướng Giáp điên cuồng theo
cố vấn TQ Trần Canh tung vào trận địa, cả 2 SĐ 308 và 312, hồi ký sư
đoàn 312 ghi lại cánh quân lao vào hỏa ngục napan, như TĐ 80 và trung
đoàn Sông Lô "Đã mấy lần quân ta xung phong lên (núi Đanh) nhưng cả
mấy lần đều không thu được thắng lợi" (xem: Đại đoàn quân Tiên phong,
hồi ký SĐ 312, QĐND, HN 1977, các tr. 250-252, 268-270). Tướng Lã Quý
Ba TQ vẫn khẩn trương hối thúc VM tràn lên, đợt xung phong chót với
10,000 quân. Các TĐ VM SĐ 304 dàn hàng ngang, tràn lên các ngọn đồi
101, 47 và 75 xung phong vào tuyến địch (xem: Ký sự SĐ 304 - QĐND, HN
1980, người viết: Hải Hồ, Trung tướng Hoàng Văn Thái chỉ đạo). Pháp
trực xạ vào các làn sóng VM với 45 khẩu đại bác 105 ly. De Lattre cho
tập trung 100 phi cơ King Cobra và Dakota lao vào chiến trường không
rộng hơn 3, 4 km2 "từng đợt và từng đợt bom xăng napan thả xuống lửa
bốc cháy rực một vùng trời các ngọn đồi 201, 101 và 47 trở thành vùng
hỏa ngục" (xem: Cao Thế Dung, VN 30 năm máu lửa, Alpha, Falls Church,
1991, tr. 250-251 ...). Hồi ký Đại đoàn quân Tiên Phong ghi lại hoạt
cảnh của trận đánh biển người này mà tướng Giáp theo cố vấn Lã Quý Ba
lao vào hỏa ngục lần chót "trên khắp các cánh đồng quân ta, quân địch
đông như kiến, máy bay gầm rít" (SĐ 312, sđd. tr. 252). Danh tướng
Giáp thiêu rục 6000 quân, 560 bộ đội VM bị bắt làm tù binh! Sau cuộc
đánh biển người, trận địa như cánh đồng chết im vắng như tờ, cả tiếng
đồng hồ sau, mới có tiếng súng nổ của QĐ Pháp (còn tiếp về cuộc bại
trận Na Sản).

Hà Nhân Văn  10-11-2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét