21.11.14
Y khoa của Cộng Sản Việt Nam
CÂU CHUYỆN Y KHOA
Sinh nhật lần thứ bốn mươi của tôi, vợ tôi bảo năm chẵn nên làm mấy mâm cơm mời bạn bè tôi đến nhà lai rai chúc mừng. Tôi vốn không uống được bia rượu nhưng có món thịt bò xào hành Tây mà tôi ưa thích, lại có bạn bè hàn huyên, vui quá thành ra uống tới năm cốc bia Hà Nội. Cuộc nhậu bắt đầu từ lúc năm giờ chiều, mãi đến tám giờ tối mới kết thúc. Tiễn bạn bè ra về xong, tôi leo ngay lên giường, định sẽ lấy giấc ngủ vùi lấp cơn say chếnh choáng trong người. Nhưng quái sao cổ họng tôi có cái gì vương vướng, tôi khạc nhổ ầm ĩ cả nhà nhưng vẫn không khỏi. Hay là hóc xương gà?
Vô lý, hóc xương thì phải đau chứ! Chợt tôi nghĩ đến cái chết ung thư vòm họng của ông chú tôi mà bủn rủn hết cả người. Ông chú tôi lúc đầu cũng thấy cổ họng vương vướng, ông lười không đi khám đến khi đau phát sốt, ông mới đi bệnh viện thì mới hay mình bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, ông nằm viện được đúng ba tuần thì ra đi. Không khéo dòng họ tôi trước đây có người bị ung thư vòm họng rồi di truyền lại cho thế hệ sau cũng nên. Nghĩ đến đây, tôi quyết định phải đi khám ngay để nếu có bị di truyền, phát hiện sớm chạy chữa còn cứu được.
Ban đêm, bệnh viện công không khám bệnh, chỉ trừ những trường hợp cấp cứu; tôi đi xe máy ra đường Giải Phóng, nơi có hàng chục phòng khám tư nhân san sát bên nhau. Tôi vừa dừng xe thì đã thấy nhiều người từ vỉa hè lao ra mời chào tôi vào khám bệnh với những lời hết sức hấp dẫn, có giáo sư, tiến sĩ khám; nhanh rẻ, chính xác; có máy siêu âm màu; xét nghiệm có kết quả ngay... Tôi ngước mắt nhìn các bảng hiệu quảng cáo và dắt xe vào một phòng khám có đề giáo sư, tiến sĩ; đằng nào thì cũng mất tiền, bác sĩ khám mất hai mươi lăm ngàn, tiến sỹ khám mất ba lăm ngàn, giáo sư mất bốn mươi ngàn, tốn hơn mươi mười lăm ngàn nhưng chắc ăn hơn. Tôi đi đến chỗ một nữ nhân viên thu tiền và đề nghị được khám giáo sư Hào, cô bảo tiếc quá giáo sư Hào vừa đi công tác chiều nay. Tôi lại bảo không có giáo sư thì tiến sỹ khám, cô lại nói tiến sĩ Mạnh hiện đang mổ cấp cứu trong bệnh viện. Tôi bực tức quay ra, đi tìm một phòng khám khác.
Nghe tôi đề nghị được giáo sư hoặc tiến sĩ khám, ông chủ phòng khám vốn là chủ đề vỡ nợ nay quay sang mở phòng khám tư, chân tình nói với tôi rằng duy nhất phòng khám của ông là có thuê giáo sư, bác sĩ thật, còn tất cả các phòng khám kia, họ chỉ treo cái biển có giáo sư, tiến sỹ khám nhưng là treo đầu dê, bán thịt chó; thậm chí nhiều lúc chỉ là y sĩ khám chứ cũng chẳng có bác sĩ vì theo ông giải thích, những ông chủ phòng khám đều phải đi thuê tất tật, từ nhà, y bác sĩ, máy móc nên phải chắt bóp từng đồng, tiền đâu mà thuê giáo sư, tiến sĩ? Phòng khám của ông có giáo sư, tiến sỹ thật nhưng họ chỉ khám ban ngày, ông bảo tôi yên tâm, ông sẽ bảo một bác sĩ đa khoa có tiếng đích thân khám cho tôi. Thấy ông chủ có vẻ thật thà, tôi đồng ý nộp hai lăm ngàn và được một nhân viên dẫn lên tầng hai bảo tôi ngồi chờ, khi nào bệnh nhân bên trong đi ra thì hãy vào. Tôi ngồi đợi gần nửa tiếng thì cửa phòng mở, một cô gái mặt non choẹt nhăn nhó ôm bụng đi ra. Tôi vội vã bước vào, nghe thấy ông bác sĩ nói với một cô ý tá:
- Mẹ kiếp mới mười sáu cái tuổi đầu mà đã ễnh bụng ra, lúc làm tình thì rên rỉ sung sướng, còn khi nạo thai thì rống lên như lợn bị chọc tiết...
Nhìn thấy tôi, ông bác sĩ hỏi tôi khám gì? Tôi nói khám họng, ông bảo tôi ngồi vào ghế. Tôi tưởng một bác sĩ khác sẽ khám cho tôi nhưng người khám vẫn chính là ông, tôi thắc mắc:
- Tôi khám họng chứ có khám ”phụ khoa” đâu?
Ông bác sĩ nói, giọng lanh tanh:
- Tôi là bác sĩ đa khoa, cái gì chả khám được, nào há mồm ra!
Tôi kiên quyết không cho ông khám và đề nghị để bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng khám. Thấy có tiếng ầm ĩ, ông chủ phòng khám chạy lên giải thích cho tôi, rằng bác sĩ Quang đây là bác sĩ đa khoa có tiếng ở Hà Nội, cứ yên tâm đúng bệnh, đúng thuốc, vài ngày là khỏi. Tôi đề nghị trả lại tiền cho tôi đi khám chuyên khoa, ông chủ phòng khám lên giọng:
- Tiền thu rồi không trả lại, chúng tôi có bác sĩ khám, anh không khám là lỗi tại anh chứ không phải chúng tôi.
Tôi giận dữ ném cái hoá đơn thu tiền vào mặt ông chủ phòng khám rồi hầm hầm đi xuống. Rút kinh nghiệm, lần này tôi tìm đến đích danh phòng khám chuyên khoa Tai- Mũi- Họng. Sau khi nghe tôi trình bày về triệu chứng, bảo tôi há mồm ra, ông bác sĩ hí hoáy ghi cho tôi một loạt các phiếu: xét nghiệm máu, nước tiểu, phân; điện não tâm đồ; siêu âm ổ bụng; nội soi dạ dày. Tôi hỏi ông tôi chỉ khám có mỗi họng, sao lại phải làm nhiều thứ thế, ông bảo phải làm tổng hợp để có kết luận chính xác căn nguyên của bệnh, vì trong thực tế bệnh nọ nếu để lâu không chữa rất hay xọ sang bệnh kia. Giải thích xong, ông bác sĩ bảo tôi sáng mai nhịn ăn, nhịn uống để đến làm các xét nghiệm và siêu âm.
Sáng hôm sau tôi đến phòng khám, một nhân viên dẫn tôi đi lấy máu, nước tiểu; lấy xong cô cầm ra, đưa cho một thanh niên phóng xe máy đi thuê xét nghiệm tại một bệnh viện công. Rồi cô nhân viên lại dẫn tôi sang một phòng khám tư nhân khác để điện não tâm đồ; rồi lại một phòng khám khác để nội soi.
Mười giờ, tôi có đủ mọi kết quả xét nghiệm, điện não tâm đồ, siêu âm, nội soi. Ông bác sĩ hôm qua đọc các kết quả xong, kết luận tôi bị viêm họng, họng sưng có mủ và ghi cho tôi một đơn thuốc gồm tám loại. Dặn dò phải ra đúng cái hiệu thuốc Hoàn Mỹ mà mua mới có thuốc mà ông kê, không những thế thuốc ở đấy không có thuốc giả, đảm bảo chỉ uống năm ngày là bệnh khỏi hoàn toàn.
Tiền xét nghiệm, điện não tâm đồ, nọi soi, siêu âm hết bốn trăm ngàn đã làm tôi giật mình nhưng khi trả tiền cho đơn thuốc tôi còn thót tim hơn, những sáu trăm tám lăm ngàn. Tôi thốt lên thành tiếng:
- Chỉ là viêm họng thôi sao nhiều tiền thế?
Cô bán thuốc không thèm nhìn tôi, đáp:
- Bác sĩ kê toàn thuốc của Mỹ, Pháp, thuốc này uống mới có chất lượng chứ ham rẻ uống thuốc nội có đến mùng thất cũng không khỏi.
Tôi cắn răng móc ví trả tiền, cô bán thuốc ở hiệu bên cạnh nhìn thấy tôi nhăn nhó, cười hỏi tôi có ngửi thấy mùi hoa hồng không? Tôi bảo làm gì có hoa hồng mà ngửi? Cô cười ngặt ngẽo như thể tôi đang cù nách cô.
Uống xong năm ngày thuốc mà cổ họng vẫn không thấy hết vương vướng, tôi lại ra phòng khám tư hôm nọ để bác sĩ khám lại. Vẫn ông bác sĩ về hưu bữa trước đi làm thêm khám cho tôi, ông bảo mua tiếp thuốc theo đơn cũ, uống năm ngày nữa. Người tôi mệt mỏi, chẳng còn hơi sức để phi xe đến cái hiệu thuốc Hoàn Mỹ nữa, tôi tạt ngay vào một hiệu thuốc trên đường Minh Khai để mua. Tôi móc sẵn ra sáu trăm tám mươi lăm ngàn, nhưng mà lạ chưa, chỉ hết có bốn trăm mười lăm ngàn, ông bán thuốc có khuôn mặt rất phúc hậu còn bảo một số thuốc như thuốc ngủ, thuốc bổ, thuốc hạ sốt có thể chẳng cần phải dùng đến cho đỡ tốn tiền.
Thêm bốn ngày uống thuốc nữa trôi qua, họng tôi vẫn vương vướng. Tôi cầu trời khấn phật cho ngày thứ mười cuối cùng, cái họng của tôi trở lại bình thường nhưng khốn khổ cái thân tôi, bệnh cũ chưa khỏi thì bệnh mới đã xuất hiện. Chả là uống quá nhiều kháng sinh mạnh nên mồm tôi bị nhiệt, hễ cứ ăn cái gì vào, nhất là nước mắm thì buốt đến tận xương tuỷ. Người tôi bắt đầu ngây ngấy sốt. Vợ tôi tức tốc gọi điện về quê bảo cậu em mang lên một cân bột sắn thứ thiệt để tôi uống cho khỏi cái bệnh” lở mồm, long móng”.
Ngày thứ mười một, vẫn vương vướng, tôi quyết định đi khám bệnh viện công. Tôi đến bệnh viện lúc tám giờ thì đã thấy gần trăm người đang ngồi chờ khám ở phòng bảo hiểm, tôi xếp sổ vào ô, đợi đến gần mười giờ vẫn chưa đến lượt. Thấy một người đến sau tôi đã khám được, tôi bổ theo bà ta hỏi bí quyết, bà giơ ngón tay ra đếm đếm, tôi hiểu ý đi lại ô xếp sổ, lấy cuốn y bạ, kín đáo kẹp vào đó một tờ năm mươi ngàn, chỉ ba phút sau, tôi có số vào phòng khám. Đến phòng khám số 1, lại phải chờ đến lượt. Tôi nghĩ mình đã bồi dưỡng cho cô ghi số rồi thì thế nào họ cũng ưu tiên cho tôi nên tôi bảo với cô y sĩ ngồi ở ngay cửa phòng khám rằng tôi tôi đang rất bận, tôi đã nói với cô ghi số rồi, cô có thể cho tôi vào khám trước được không? Cô hất hàm:
- Đợi theo thứ tự!
Tôi đi ra nhà vệ sinh, rút một tờ năm mươi ngàn nữa kẹp vào sổ y bạ rồi quay lại phòng khám. Sau khi đã đút tờ năm mươi ngàn vào túi áo Blu, cô y tá dịu dàng bảo tôi đợi một tí, ghi xong cho một bệnh nhân, cô cầm cuốn y bạ của tôi dẫn thẳng đến phòng ông trưởng khoa cách đó ba phòng.
Nhìn thấy tấm biển đeo trên ngực ông trưởng khoa có đề học vị tiến sỹ, tôi đã mừng thầm, cuối cùng thì nguyện vọng được tiến sỹ khám của tôi cũng thấu được đến trời cao qua những lần tôi cầu khấn. Ông trưởng khoa hỏi tôi, tôi kể lại toàn bộ diễn biến từ lúc ăn nhậu đến khi đi khám tư, uống hết mười ngày thuốc mà vẫn chưa khỏi. Ông bảo tôi há mồm ra, tôi há, ông chiếu đèn xem xét. Xem xong họng, ông xem đến cái đơn thuốc mà tôi đã uống:
- Toàn những loại thuốc tốt nhất thế giới mà vẫn không khỏi à? - Ông bác sĩ có vẻ trầm ngâm, ngước nhìn tôi một lúc, ông hỏi:
- Nhà anh có ai bị tiền sử bị ung thư vòm họng không?
Tôi choáng váng, phải cố hết sức tôi mới không bị ngã lộn cổ xuống đất. Mãi một lúc sau tôi mới cất nổi lời, kể với ông về trường hợp ông chú tôi. Nghe xong, bác sĩ ghi cho tôi một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu. May mắn làm sao, do có sự phòng xa nên sáng nay tôi đã nhịn ăn cháo và uống nước, như vậy là có thể thử máu, nước tiểu được ngay mà không phải đợi đến sáng mai. Rút kinh nghiệm, cứ đến cửa phòng nào là tôi lại kẹp vào cuốn sổ y bạ tờ năm mươi ngàn, và dù có hàng chục người đang xếp hàng chờ trước tôi thì tôi vẫn được tiếp đón theo đúng tinh thần lương y như từ mẫu và được ưu tiên khám trước. Cũng có một vài ông, bà già khó tính thắc mắc tại sao tôi đến sau mà lại được vào trước thì được giải thích rằng tôi là trường hợp cấp cứu, hoặc là thương binh.
Đầu giờ chiều tôi đến lấy kết quả xét nghiệm, chụp chiếu rồi quay lại phòng bác sĩ trưởng khoa. Xem kết quả xong ông ân tình bảo tôi có lẽ tôi bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Mặt tôi tái mét, bác sĩ khuyên tôi nên bình tĩnh, cũng may mà phát hiện sớm, mổ ngay thì không sao, chứ để lâu thành di căn thì vô phương. Tôi khẩn thiết nhờ ông trưởng khoa trực tiếp mổ cho tôi, ông bảo ông bận lắm, ngoài làm ở bệnh viện, ông còn phải tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi nhìn ra cửa, chỉ sợ cô y sĩ ban sáng lại dẫn một người bệnh vào nữa nhưng vẫn cửa đóng, không có tiếng gõ cửa, cũng không thấy ai thập thò, tôi rút ví lấy ra năm tờ một trăm ngàn đưa cho ông, gọi có chút bồi dưỡng ban đầu, mong ông trực tiếp mổ cho, nếu được toại nguyện sau này sẽ có bồi dưỡng chính thức, xứng với công lao và trí tuệ của ông. Lúc đầu ông trưởng khoa từ chối nhưng thấy tôi nhiệt tình, lại còn nói rằng tôi đã từng nghe đến tên tuổi ông là một bác sĩ nổi tiếng, ai mà được ông chữa bệnh, mổ thì thần may mắn luôn mỉm cười; cái đoạn này tôi cố bịa ra, song hiệu quả lại có thật, ông cầm tiền bỏ vào ngăn kéo bàn rồi hứa sẽ xếp lịch hội chuẩn và trực tiếp mổ cho tôi.
Tôi xiết chặt tay ông, lòng biết ơn vô bờ vô bến
Tôi về nhà, thần chết treo lơ lửng trên đầu, chưa lúc nào tôi lại ham sống sợ chết như lúc này. Vợ tôi thuộc vào loại xinh xắn, còn quá trẻ, thua tôi những mười lăm tuổi, chúng tôi mới có một đứa con trai mười tám tháng tuổi; tôi chết đi, nhất định nàng sẽ đi bước nữa. Cứ nghĩ đến cảnh một thằng đàn ông khác đến ngôi nhà này chung sống với nàng, tim tôi lại nhoi nhói. Ngôi nhà trị giá hai tỷ ba trăm triệu này do chính đôi bàn tay tôi làm nên trước khi tôi cưới nàng và có lẽ nàng đồng ý lấy tôi phần vì tôi có một chút học thức, khá đẹp trai và phần vì tôi có sẵn ngôi nhà này. Đất đai ở Hà Nội đang vào thời điểm đắt đỏ, một công chức có nằm mơ cũng chẳng có nổi hai mươi mét vuông đất chứ đừng nói ngôi nhà bốn tầng, diện tích sàn bảy mươi mét vuông như của tôi. Hồi tôi mua mảnh đất này chỉ có năm trăm ngàn một mét vuông, cả thảy là ba tư triệu hai trăm ngàn đồng, ông chủ bớt cho ba trăm ngàn để tôi lấy lộc; chỉ hai năm sau, cơn sốt đất lên cơn giật đùng đùng, có người trả tôi một tỷ, rồi tỷ rưỡi, tỷ bảy nhưng tôi không bán, quyết định gom góp chút vốn liếng cuối cùng và vay thêm ba trăm triệu để xây nhà. Tôi phải kiệt sức, mất gần ba năm làm thuê, dịch thuê tiếng Anh, đánh quả mới trả hết nợ nhà. Thế rồi trong một lần khiêu vũ, tôi gặp nàng. Nàng mặc bộ váy mỏng màu thiên thanh, ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã bị nàng hớp mất hồn. Phải lấy hết can đảm, tôi mới dám đi lại mời nàng nhảy điệu Tănggô. Người nàng áp sát người tôi, nhất là cặp vú nở nang của nàng thỉnh thoảng lại cọ cọ vào ngực, làm tôi ngất ngây cứ tưởng mình đang ở thiên đường. Xong điệu nhảy, tôi mời nàng ra bàn uống nước, qua tâm sự mới biết nàng quê ở Thái Bình, đang là sinh viên năm thứ tư trường đại học Ngoại ngữ, nàng có ước mơ ra trường tìm được việc làm ở thủ đô. Biết tôi còn độc thân, có nhà riêng, có việc làm ổn định, nàng rất có cảm tình với tôi. Thế rồi duyên số trời xe, đám cưới của tôi và nàng được tổ chức trước ngày nàng ra trường hai mươi ngày.
Tôi đã phải lìa xa cõi đời, mất nàng, mất cả ngôi nhà này ư? Đau buồn và nuối tiếc quá! Chợt một ý nghĩ vụt ra trong đầu tôi, theo Luật hôn nhân mới, tài sản trước khi kết hôn của ai thì sau khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy; nếu ly hôn thì ngôi nhà này vẫn hoàn toàn là của tôi, nhưng nếu tôi chết đi thì nó lại thuộc quyền thừa kế của vợ. Phải rồi tôi sẽ ly hôn để phòng khi có đi theo ông chú thì tôi sẽ viết di chúc thừa kế lại duy nhất cho thằng con trai tôi; trong bản di chúc, tôi sẽ nói rõ, ngôi nhà chỉ để ở chứ không được bán nếu con tôi chưa đủ tuổi công dân và mẹ nó nếu chưa đi lấy chồng khác có thể về chung sống với con nhưng không được sở hữu ngôi nhà; đặc biệt khi đi lấy chồng sẽ không được đưa người chồng mới về ở ngôi nhà này.
Sau khi nghe tôi nói, bệnh tình của tôi khó mà qua khỏi, nếu ca mổ thành công, tôi cũng chỉ kéo dài thêm sự sống tối đa năm năm nữa, tôi muốn ly hôn, nhận nuôi con để giải phóng cho nàng càng sớm càng tốt để nàng có điều kiện tìm kiếm cho mình một người chồng mới xứng đáng với nàng; nàng đã khóc nức nở. Nàng khóc vì thương tôi, khóc vì tấm lòng hy sinh của tôi và khóc cả cho thân phận nàng còn trẻ mà đã phải goá bụa.
- Không!_ Nàng thổn thức_ Em không thể bỏ mặc anh trong lúc này.
Sự quan tâm và tấm lòng thuỷ chung của nàng đã làm tôi rơi nước mắt, tôi đành phải xuống giọng nói với nàng để tôi suy nghĩ lại, nhưng trong thâm dù tôi rất yêu nàng, mong muốn được sống mãi mãi bên nàng nhưng tôi không thể ích kỷ, giết chết cuộc đời của nàng.
Tôi nói với nàng là thế nhưng chẳng kịp để suy nghĩ, ông bác sĩ trưởng khoa đã điện di động cho tôi biết tuần sau ông phải đi công tác nước ngoài gấp, hộ chiếu đã làm xong nhưng đã trót hứa với tôi nên ngay ngày mai tôi phải đến bệnh viện, sáng hội chuẩn, chiều mổ ngay.
Mọi thứ tôi đã chuẩn bị sẵn sàng nhất là tiền. Để tập trung cho ca mổ tôi đã trù liệu hai mươi triệu chẵn; tám triệu cho tiền thuốc và viện phí, năm triệu bồi dưỡng cho ông trưởng khoa như đã hứa, bốn triệu bồi dưỡng cho kíp mổ, số còn lại bồi dưỡng cho y tá, y sĩ kẻo không có, mỗi khi tiêm cô lại ngoáy cho một cái thì đau lắm như nhiều người kể lại.
Ngày mai tôi sẽ lên bàn mổ, lẽ ra tôi phải bình tĩnh, tự tin nhưng vì phải uống quá nhiều thuốc kháng sinh mạnh, vì tốn quá nhiều tiền và quá sợ chết nên người tôi gày rộc đi như cái xác ve, tinh thần tôi hoảng loạn. Đã thế đài báo ngày mai có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống 12 độ C; trời lạnh chắc là mổ xong, hết thuốc mê sẽ đau buốt lắm!
Quả nhiên đêm đó gió mùa Đông Bắc đổ về ầm ầm, mặc dù chăn ấm, nệm êm, vợ ôm chặt nhưng tôi vẫn cảm thấy hình như tất cả cái lạnh trong trời đất đang lùa vào từng thớ thịt của tôi. Sáng hôm sau, tôi vốn rất nhạy cảm với thời tiết nên vừa bước ra khỏi giường, tôi đã sổ ra một tràng:
- Hắt, hắt xì hơi! Hắt xì xì hơi!
Có cái gì đó trăng trắng bắn ra khỏi mồm và tự nhiên họng tôi hết vương vướng. Tôi quỳ xuống tìm kiếm vật đã cứu sống tôi thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Chúa ơi thì ra đó là một mẩu gân bò dai nhách!
--
14.11.14
Cộng sản Việt nam tìm cách ém nhẹm...
CSVN tìm cách ém nhẹm thất bại việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam
T5, 11/13/2014 - 12:21
Sự thất bại của CSVN trong việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam là một nỗi nhục nhã. Chính vì vậy, lệnh từ Trung ương đưa xuống là làm bằng mọi cách phải bưng bít thông tin này. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung về chuyện thất bại này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở giới truyền thông tự do.
Đeo bám vụ kiện này từ nhiều năm nay, Bộ chính trị CSVN coi đây là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm ăn vạ chính phủ Hoa Kỳ, cũng như nuôi hận thù trong đầu óc dân chúng, vẫn bị nền tuyên truyền chế độ nhồi sọ suốt trong bao nhiêu năm nay.
Tuy nhiên, ngay trong sự tuyên truyền, CSVN cũng thiếu kiến thức và tạo ra những người làm chứng giả tạo. Mọi này đã bị các luật sư trước toà án quốc tế lột trần, và trở thành một vết nhơ không thể xoá của Hà Nội.
Trong cuộc điều tra của giới quốc tế với dân chúng, khi được hỏi chất độc màu da cam có màu gì? Đã có tới 90% người Việt trả lời theo thông tin tuyền truyền là thì màu cam. Thực tế, đây là chất bột khai hoang có màu trắng. Những chất này chỉ được chứa trong thùng màu cam để dễ nhận diện chứ không có màu cam. Sự thiếu kiến thức này đã khiến các nhân chứng giả của CSVN trước toà án quốc tế, nói là họ chứng kiến máy bay Mỹ rãi chất độc màu cam cả một vùng trời.
CSVN đã đưa nhân chứng ra trước toà là một du kích ở tỉnh Bến Tre ra nói anh ta chứng kiến vùng đất của mình bị rãi chất độc màu da cam. Tuy nhiên, phía Mỹ khi trình chiếu tấm bản đồ minh họa khu vực xịt chất khai hoang được lưu tại bộ quốc phòng Mỹ, cho thấy vùng ngoại vi thị xã Bến Tre không được xịt thuốc, lý do đơn giản là vùng đó có mật độ cư dân đông đúc, thì phía Việt Nam im lặng, không nói gì thêm.
Thậm chí, khi Việt Nam đưa một nhân chứng là cựu binh Bắc Việt cho là đã bị nhiễm chất độc da cam trong Nam, thì chính sự kiện này lại tố cáo Bắc Việt đã vi phạm hiệp định Geneve, cho quân xâm nhập biên giới bất hợp pháp vào miền Nam.
Việt Nam đã bị tố cáo ngay tại toà về việc đã dùng nhiều nhân chứng giả bị dị tật bẩm sinh và bệnh down để kết tội Hoa Kỳ sử dụng chất da cam. Và chính việc này đã khiến Hà Nội ra lệnh cho giới truyền thông tay sai phải bằng mọi cách ém nhẹm sự kiện.
Thậm chí, giới truyền thông tự do cho cho biết rằng chất độc mà Hà Nội tố cáo Hoa Kỳ, hiện nay còn ít tai hại hơn các loại chất độc mà Trung Cộng cho người bơm vào trái cây, rau củ… và nhập vào Việt Nam.
Nguyễn Khanh / SBTN
__._,_.___
12.11.14
BỨC TƯỜNG BERLIN (Bá Lin) đã được mở nhừ thế nào?
BỨC TƯỜNG BERLIN ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO
Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014
BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra!
Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân.
THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào?
BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!”
THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử!
BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc.
THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra?
BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người!
THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không?
BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới."
THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông?
BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân.
ĐÃ ĐƯỢC MỞ NHƯ THẾ NÀO
Mẫu đối thoại trích từ chương trình TKCCT ngày 10/11/2014
BẢO TRANG: Vào năm 1989, bắt đầu với việc quốc gia Hung Gia Lợi, một đồng minh của khối Đông Âu, đã hé mở tấm màn sắt cho người Đông Đức đi tiếp qua các nước tự do tây phương. Từ đó, lòng khát khao tự do của người dân Đông Đức càng ngày bộc lộ mạnh mẻ, họ xuống đường biểu tình đòi tự do, với những khẩu hiệu như là “Wir wollen raus!” Chúng tôi muốn ra!
Chính quyền Đông Đức, Bộ chính trị, lúng túng tìm cách giải quyết...và ngày 9 tháng 11 năm đó, họ đưa ra một quy định mới, với ý đồ là dỗ dành người dân, cho phép một số người tị nạn ra đi...để dập tắt các tiếng nói đòi quyền di chuyển qua lại của tất cả người dân.
THIÊN HÀ: ...Rồi ...sự việc đi chệch hướng như thế nào?
BẢO TRANG: Bộ chính trị đưa ra quy định, nhưng người phát ngôn nhân, là ông Guenter Schabowski, không nắm rỏ quy định, đã trình lại cho báo chí trong một buổi họp báo cấp tốc ngay ngày hôm đó, nói lầm ...là tất cả người dân Đông Đức được quyền đi lại qua Tây Đức. Các phóng viên, ngạc nhiên, hỏi thêm: "Chừng nào...?" Ông này, lại mù mờ, tự biên tự diển, trả lời là “Ngay lập tức!”
THIÊN HÀ: ...À một sai lầm đã xoay chuyển lịch sử!
BẢO TRANG: Vâng! Người dân Đông Đức, xem bản tin đêm đó trên tivi, đã ào ra các cổng biên giới, để kiểm chứng sự việc.
THIÊN HÀ: Rồi đoàn người đến biên giới càng đông, cho nên họ phải mở nó ra?
BẢO TRANG: Đúng rồi Thiên Hà. Nhưng mà đặc biệt là có một người đàn ông được cho là người đã mở bức tường ra. Theo phóng sự trên đài NPR, ông này là Harald Jaeger, là trung tá Đông Đức, là người chỉ huy tại cổng gác trên đường Bornholmer Strasse. Ông đang ăn tối ở trong căn tin, khi nghe cuộc họp báo động trời trên truyền hình, ông xém mắc nghẹn họng, ông vội chạy ra cổng gác. Ban đầu chỉ có 20-30 người đến chờ cổng được mở. Sau một thời gian ngắn con số lên đến 10-ngàn người!
THIÊN HÀ: Tình trạng tại cổng gác lúc đó chắc là căng thẳng lắm. Mà lúc đó ông có được lệnh từ cấp trên không?
BẢO TRANG: Có, cấp trên nói là, cho một vài người ồn ào ra đi, đóng dấu passport của họ, trục xuất họ luôn, cho họ không trở lại được…. Nhưng mà việc cho một vài người ra đi, chỉ làm cho đám đông càng hăng…. Cuối cùng, ông không biết làm sao, ông không muốn lớp người bị thương hay bị đạp chết, và ông đã ra lệnh cho lính gác mở tung các hàng rào luôn! Ông trả lời phỏng vấn đài NPR là "Tôi không mở bức tường. Những người đứng ở đây, họ đã làm điều đó!".... "Ý chí của họ là tuyệt vời như vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở biên giới."
THIÊN HÀ: Hmmm… không biết ông Harald Jaeger ấy, bây giờ nhìn lại, ông nghĩ sao về vao trò của ông?
BẢO TRANG: Ông ấy vẫn còn mơ hồ về sự việc. Nhưng bài học lịch sử mà Bảo Trang rút ra được là..không có cái bức tường nào có thể đứng mãi. Và không có cái bức tường nào có thể cứng hơn ý chí của lòng dân.
11.11.14
Trinh quốc công bố..
Trung Quốc công bố Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang Thuộc
[Click image for larger version Name: 22.jpg Views: 0 Size: 22.1 KB ID: 675674]
Báo Cương Sơn (冈山) loan tải hình Hồ Chí Minh tham gia đấu tranh chống xâm lược và chính là Thiếu tá Hồ Quang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Một câu hỏi đặt ra không chỉ cho tác giả bài báo mà cho cả mọi người: Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này vào lúc này. Ý đồ của họ là gì?
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/21.jpg]
Trước đây tôi đã viết bài về cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, Thái Văn dịch ra tiếng Việt. Cuốn sách khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Đài Loan, họ tộc với tác giả.
Bây giờ tôi lại vừa đọc tập tài liệu “Giặc Hán đốt phá Nhà Nam”, dày 141 trang khổ lớn của tác giả Huỳnh Tâm, cũng là người Trung Quốc, xác định Chủ Tịch Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương. Tài liệu viết: “Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn Tất Thành đang lâm nguy, bởi bị nhiều bệnh do trác tráng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu, có thể chết bất cứ giờ nào và nghiêm trọng hơn, ông ta mắc phải nghiện ngập với “Nàng tiên nâu”.
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/22.jpg]
Năm 1932, Nguyễn Tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân tên Hzyen Buhb (Hồ Vinh-Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn Tất Thành (mã số 00567) lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian …
Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng.
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/23.jpg]
Nghĩa trang Kuntsevo Moscow Rusian
Ghi chú gia phả và sự nghiệp của Hồ Tập Chương trong Hồ sơ HTC 4567 lưu trữ tại Quân ủy Trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung Quốc như sau: “Đương sự được đảng cộng sản Trung Quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam.
Việc đào tạo một điệp viên xuất sắc rất công phu và phải kiên nhẫn trước tình hình chính trị. Kết quả Trung Quốc dốc hết nhân lực, tài khí, tài vật lập ra một thế lực mới tại Việt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ”.
Kèm theo đó, tài liệu đưa ảnh chân dung mẹ Hồ Tập Chương, gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông và ảnh Hồ Tập Chương cùng em trai thời niên thiếu (nguồn ảnh: Tư liệu Đô Sảnh Hồng Kông và tình báo Hoa Nam).
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/24.jpg]
Chân dung mẹ của Hồ Tập Chương. Gia đình người Hẹ từ Đài Loan vừa di cư đến Hồng Kông. Cuốn sách này còn có những dòng sau đây: “Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc “Trăm năm trồng người.” của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam.
Hồ Chí Minh hăng hái, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính của dân tộc mình …” Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.” xuất hiện theo hướng dẫn của cộng sản họ Mao.
Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Aỉ Chi Lăng và lách qua biên giới mời Đảng Cộng Sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển, v v…hầu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh “Tiêu diệt kẻ thù không đồng chủng.”.
“Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phần đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của Nhà nước Trung Quốc. Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng Sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc.
Nhìn lại lịch sử thành lập ĐCSVN, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền v.v…nếu không phải do người Hán.
Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của Hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm, cung cấp và nuôi dưỡng”.
“Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng: Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc”. Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 01/10/1965.
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/25.jpg]
Mao Trạch Đông - Hồ Chí Minh
Tài liệu còn đăng tấm ảnh nhà ga Bích San với chú thích: ”Trước năm 1940 nhà ga Bích San thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ…” “Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này mà mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười.
Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải theo quyết sách quốc gia”. “Hồ Chí Minh vừa đến “Biệt điện” Bắc Kinh gỡ bộ râu cải trang, mặc áo bông nguyên Hán, ông ta khoe khoang với Chu Ân Lai về bộ râu và nhại: San trừ nhiêu râu rậm dung lực đích đã”. Hàm ý họ Hồ: Gỡ bỏ được râu, tất nhiên, đất nước Việt Nam gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi …”.
“Ngày 19/4/1961, Chu Ân Lai khẩn bách có mặt tại biên giới Việt Trung, triệu họ Hồ đến Cao Bằng báo cáo thành bại chiến trường.
[http://intermati.com/hanna/2014/10m/18d/26.jpg]
Chu Ân Lai - Hồ Chí Minh
Mùa xuân năm 1965, Hồ Chí Minh lại bí mật đi Trung Quốc, theo kế hoạch của tình báo Hoa Nam để gặp Mao Trạch tại quê nhà của Mao Trạch Đông ở Hồ Nam để xin ý kiến.
Tôi rất quí trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì?
Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng. Nguồn: Phạm Quế Dương/Blog Dantynan75 (vietinfo.eu )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)